Trung tâm triển lãm 21_21 INSIGHT ở Tokyo hiện đang trưng bày bộ sưu tập các tác phẩm mang tên “Mingei- một khía cạnh khác của nghệ thuật” của nhà thiết kế Naoto Fukasawa. Mingei là chữ viết tắt của minshuteki kogei, dịch sát nghĩa là nghệ thuật dân gian. Triển lãm gồm 146 “mingei” truyền thống và đương đại lấy từ một bộ sưu tập tại Bảo tàng thủ công và dân gian Nhật Bản do Fukasawa là giám đốc. Những tác phẩm thể hiện quan điểm thẳng thắn và cởi mở của ông đối với loại hình nghệ thuật này. Ngoài ra còn có một bộ phim tài liệu đặc biệt kể về những gương mặt đã cố gắng gìn giữ và phát triển “mingei” đồng thời những tư liệu ảnh về hình thức mới của “mingei” cũng sẽ được đưa ra. Triển lãm kéo dài đến hết 24 tháng 2/ 2019.
Vậy cụ thể, “mingei” là gì? Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về loại hình nghệ thuật này qua bài phỏng vấn với nhà thiết kế Naoto Fukasawa.
Trước hết là một câu hỏi mang tính cá nhân, tại sao ông lại cho rằng việc quảng bá nghề thủ công ra với thế giới là một việc hết sức quan trọng?
Cũng được coi là lâu năm trong lĩnh vực thiết kế, vì thế, khi nhìn thấy một vật thể, ít nhiều tôi cũng hình dung trong đầu được là cách nó được tạo nên như thế nào nhưng tôi lại không hề có chút liên tưởng nào đối với những sản phẩm ở đây. Phải gọi là những tác phẩm ở đây mang một vẻ đẹp tinh tế, không cầu kỳ, vẻ đẹp “vị tha” nằm ngoài sức tưởng tượng của chúng ta. Chúng không được tạo ra bởi các nghệ sĩ vĩ đại, hay takumi (bậc thầy thủ công truyền thống Nhật Bản), mà là những người hết sức bình thường. Họ đơn giản, giản dị, trí tưởng tượng tự do, bay bổng của họ đã chạm đến trái tim tôi và tôi đánh giá cao những người thợ như vậy.
Nghề thủ công được chia làm 2 loại: những tác phẩm mỹ nghệ được tạo ra bởi những nghệ sĩ nổi tiếng và có chữ ký, loại thứ 2 có thể coi là được tạo ra bởi những nghệ nhân vô danh, một cộng đồng làng nghề thủ công.
Khi một nghệ nhân nổi tiếng tạo ra một tác phẩm mỹ nghệ thì chính những tác phẩm ấy sẽ mang thông điệp cá nhân của anh ta đến với khách hàng hay người thưởng lãm. Cùng với độ nổi tiếng của chủ nhân thì những tác phẩm này cũng vô cùng hiếm, có giới hạn và rất đắt, thêm nữa, phần lớn chúng được dùng để trang trí nhiều hơn.
Đồ thủ công dân gian thì khác. Có một quá trình chuyển giao từ mỹ nghệ sang nghệ thuật của cộng đồng. Trước đây, theo truyền thống, nghệ thuật “mingei” là vô danh, những nghệ nhân tạo ra chúng không nên mong đợi được công nhận. Tuy nhiên, quan điểm hiện đại đã thay đổi nguyên tắc này. Ngày nay, ý tưởng của họ sẽ được coi là ý tượng của cộng đồng và được đánh giá khá cao.
Ông nghĩ rằng cộng đồng được hưởng lợi gì từ “mingei”?
Sau khi bị mê hoặc bởi mingei, có một điều gì đó luôn thôi thúc tôi là hãy đem “sự quyến rũ vô hạn” này đến với công chúng. Nói chung là, chỉ có thiết kế tuyệt vời là không đủ. Điều mà tôi muốn là những người làm việc trong ngành sáng tạo, những nhà thiết kế, kiến trúc sư, nghệ nhân nổi tiếng phải trầm trồ, ngạc nhiên khi nhìn thấy mingei và phải ghen tị khi biết nó được tạo ra như thế nào.
Một mingei “chính hiệu” được dựa trên các yếu tố: khí hậu, văn hóa của vùng, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, độc đáo về vật liệu, màu sắc, quy trình, tính ứng dụng, hình dạng, đặc biệt là cực kỳ sáng tạo, mang chút bốc đồng và trí tưởng tượng tự do của người nghệ nhân. Ngày nay, các làng nghề đang bị hiện đại hóa đần và các sản phẩm cũng không còn giữ nguyên được “chất” truyền thống khiến mọi người cũng không còn mấy thiết tha với những sản phẩm như vậy. Chính vì thế, sự thuần khiết và nguyên vẹn của mingei có tác động mạnh mẽ đến không chỉ người sở hữu chúng mà còn khiến những nghệ nhân chế tạo ra nó tràn đầy năng lượng, niềm tin vào nghề.
Ông tạo ra một triển lãm như vậy nhưng làm thế nào để mọi người có thể nhận ra được những đặc điểm riêng biệt của một mingei?
Tất cả những gì tôi cảm nhận được là sự mơ hồ. Tôi nghĩ có lẽ nó xuất phát từ cảm nhận thẩm mỹ của Soetsu Yanagi (triết gia Nhật Bản nổi bật trong nửa đầu của thế kỷ 20, đặt ra khái niệm mingei). Thực sự thì không sai khi gọi mingei là sự “quyến rũ vô hạn”, khi nhìn thấy chúng bạn sẽ có cảm giác chỉ muốn cầm lên, vuốt ve và nâng niu chúng.
Các tác phẩm được trưng bày đi kèm với những lời trích dẫn, giải thích, liệu như vậy có đủ để mang đến một tầm hiểu biết nhất định về mingei cho khách thưởng lãm? Và mở cuộc triển lãm như vậy, điều ông mong muốn nhất là gì?
Tôi đã bỏ qua phần mô tả chi tiết về thời gian, cách sử dụng, khu vực của các sản phẩm,..Thay vào đó, tôi đã thêm một đoạn văn ngắn, thể hiện “tiếng lòng” của tôi về chúng. Cũng giống như Yanagi, tôi mong muốn người xem có thể cảm nhận tác phẩm theo cách của riêng họ, thay vì tiếp nhận những thông tin khô khan như nó được làm ở đâu, khi nào, như thế nào thì họ sẽ đưa ra lời nhận xét hoặc xem xét, so sánh cảm nghĩ của họ với tôi.
Hơn nữa, triển lãm còn đem đến một cái nhìn mới mẻ về lịch sử mingei, “những xúc cảm từ trái tim” để diễn tả phần mô tả, những đoạn phim ngắn, giới thiệu tạp chí lưu hành nội bộ “Mingei”.
Vào năm 1925, cùng với Kanjiro Kawai (1890-1966) và Shouji Hamada (1894-1978), Soetsu Yanagi (1889 – 1961) đã lần đầu gọi tên những đồ thủ công do những nghệ nhân vô danh tạo ra là “mingei” sau khi ông nhận ra vẻ đẹp trong những vật dụng hàng ngày đơn giản này. ‘Mingei’ là sự kết hợp của ‘min'(民)- có nghĩa là những người bình thường và ‘gei'(芸 hoặc 藝) có nghĩa là nghệ thuật, và cũng là viết tắt của ‘minshuteki kōgei’ (的 工 芸), theo nghĩa đen có nghĩa là nghệ thuật công nghiệp phổ biến. Bằng cách nhấn mạnh tầm quan trọng của mingei như một phong trào phát triển song song với xã hội rộng lớn hơn, vào thời của chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa dân tộc của Nhật Bản, Soetsu Yanagi đã bảo vệ sự độc đáo về văn hóa của các dân tộc mà Nhật Bản đang tìm cách đồng hóa: Hàn Quốc, Okinawa, Đài Loan, và dân tộc thiểu số Ainu ở miền bắc Nhật Bản.
Soetsu Yanagi đã cống hiến hết mình trong việc phát triển và truyền bá triết lý mingei trên khắp đất nước, kết thúc bằng việc tạo dựng bảo tàng thủ công dân gian Nhật Bản năm 1936. Ông tự thiết kế hội trường chính của bảo tàng, và vào năm 1999, tòa nhà đã trở thành một tài sản văn hóa thuộc sở hữu của chính phủ, và vẫn còn là nhà trưng bày cho đến ngày nay.
Có một vài nguyên tắc và đặc điểm để xác định loại nghệ thuật và thủ công dân gian nào là ‘mingei”, chủ yếu là được đề xuất bởi Soetsu Yanagi (trích từ cuốn sách “những nghệ nhân vô danh”):
-Mingei nên được sản xuất với số lượng lớn bằng tay.
– Để tạo ra một mingei thì không được tốn kém, cực kỳ đơn giản và thiết thực trong thiết kế. Không giống như các mặt hàng xa xỉ, trang trí công phu, sự đơn giản và không tốn kém là những gì tạo nên sự quyến rũ cho loại hình nghệ thuật này.
(Ngày nay, chi phí sản xuất thủ công cao hơn khiến cho nguyên tắc này tạo ít ảnh hưởng hơn.)
– Mingei không chỉ hữu dụng, thiết thực, mà còn được sử dụng bởi số đông.
-Mingei là đại diện cho văn hóa vùng miền.
(Văn hóa Nhật Bản Đánh giá cao sự khác biệt trong khu vực và thực sự nghệ thuật mingei thường có những đặc điểm riêng biệt phân biệt văn hóa của mỗi vùng là khác nhau).
Tôi đã bị mê hoặc bởi thái độ sáng tạo tận tụy và một tâm hồn bay bổng…
Có một cái gì đó quyến rũ không thể tả được về những đồ vật này được tạo ra bởi bàn tay vị tha của một người không phải là một nghệ sĩ, cũng không phải là một nghệ nhân nổi tiếng. “Tôi đã mất bốn năm để vẽ được như Raphael, nhưng lại dành cả đời để học vẽ như một đứa trẻ”. Cũng giống như Soetsu Yanagi, điều tôi đang muốn nói đến chính là ám chỉ sự thuần khiết được tạo ra bởi những óc sáng tạo tận tụy. Samiro Yunoki, 96 tuổi, đã làm tôi ngạc nhiên khi ông nói “tôi không tìm kiếm một danh hiệu cho mình hoặc một thể loại mingei. Tôi chỉ đơn giản là tìm kiếm một khía cạnh khác của nghệ thuật”. Điều này ngay lập tức khiến tôi nghĩ rằng ‘mingei, được đặt ra bởi Yanagi nhưng chính xác là nó thể hiện cách sống của những người tạo ra nó. Mingei đơn giản là tự do, chúng ta yêu thương, tôn trọng và cảm động những người tạo ra mingei. Chúng ta không cần biết họ là ai, họ đã tạo ra nó như thế nào. Chúng ta chỉ đơn giản đang bị mê hoặc bởi chính sự quyến rũ mà mingei đem lại. – theo Naoto Fukasawa.