Dưới đây là 9 điêu khắc gia nổi tiếng người Việt, bao gồm cả hai giới. Chúng tôi sẽ liệt kê các gương mặt điêu khắc gia nổi tiếng theo thứ tự thời gian.
DIỆP MINH CHÂU (1919 – 2002)
Diệp Minh Châu sinh ra tại tỉnh Bến Tre. Ông theo học tại Trường ĐH Mỹ thuật Đông Dương từ năm 1940 đến năm 1945. Nam họa sĩ được truyền cảm hứng từ giảng viên đồng thời là họa sĩ nổi tiếng Tô Ngọc Vân. Sau đó, Diệp Minh Châu tiếp tục theo học tại Học viện Mỹ thuật Praha tại Séc. Ông sử dụng chất liệu đá, đồng, và thạch cao trong tác phẩm điêu khắc. Năm 1958 và 1980, Diệp Minh Châu vinh dự nhận được giải Nhất tại Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc. Tác phẩm điêu khắc nổi tiếng nhất của ông mang tên “Bác Hồ”, được đặt trang trọng tại trung tâm thành phố Hồ Chí Minh.
ĐIỀM PHÙNG THỊ (1920-2002) – Nữ điêu khắc gia hàng đầu của Việt Nam
Sinh ra tại Huế nhưng nữ điêu khắc gia Điềm Phùng Thị lại sinh sống và làm việc tại Pháp. Các tác phẩm điêu khắc của bà nổi tiếng trên phạm vi quốc tế, tên tuổi của bà còn xuất hiện trong cuốn từ điển nghệ thuật LaRousse. Điềm Phùng Thị nổi tiếng qua các tác phẩm quy mô lớn được khắc từ đá, gỗ, thép, bê tông, hoặc nhựa.
Năm 1946, bà tốt nghiệp ngành Nha khoa trường đại học Y Hà Nội. Sau một thời gian tham gia công tác Y tế trong cuộc chiến tranh Đông Dương, bà đổ bệnh nặng và được đưa tới Pháp để điều trị. Sau khi đã hồi phục, bà tiếp tục hoàn thành việc học tập tại trường đại học để lấy được tấm bằng nha khoa. Phải tới năm 1960, Điềm Phùng Thị mới bắt đầu học về điêu khắc, ở tuổi 46, bà có buổi triển lãm đầu tiên, buổi triển lãm nhận được phản ứng tích cực tại Pháp. Là một nghệ sĩ điêu khắc chuyên nghiệp, Điềm Phùng Thị sở hữu khoảng 36 tác phẩm được trưng bày trên khắp nước Pháp và châu Âu.
Những năm cuối đời, Điềm Phùng Thị trở về Việt Nam rất nhiều lần và tổ chức các buổi triển lãm tại Hà Nội, Huế, và Hồ Chí Minh. Bà đã tặng phần lớn gia tài nghệ thuật cho quê nhà của mình là mảnh đất Huế thân thương và thành lập Bảo tàng Điêu khắc Điềm Phùng Thị.
LÊ CÔNG THÀNH (1931-2019)
Lê Công Thành sinh năm 1931 tại Quảng Nam, Đà Nẵng. Mặc dù phần lớn tác phẩm của ông đều có quy mô nhỏ, phong cách của Lê Công Thành có ảnh hưởng lớn tới các thế họa điêu khắc gia sau đó tại Việt Nam. Lê Công Thành tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Việt Nam vào năm 1962. Ông là giảng viên của trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp từ năm 1963 đến năm 1975. Trong quá trình giảng dạy, Lê Công Thành đã xin nghỉ và tới Nga để theo học trường đại học Mỹ thuật Moscow trong vòng 2 năm. Sự nghiệp của Lê Công Thành có thể chia làm hai giai đoạn với cột mốc là năm 1985. Trước 1985, ông tập trung vào những đề tài của nền nghệ thuật hiện thực XHCN. Ở giai đoạn sau, ông tập trung mô tả vẻ đẹp phồn thực của người phụ nữ với hàng loạt tác phẩm tượng tròn. Lê Công Thành cũng nghiên cứu về điêu khắc trong không gian, bìa carton với dây căng, kết cấu kim loại… Lê Công Thành giành giải Nhì tại Triển lãm kỷ niệm 10 năm Điêu khắc Việt Nam (1973-1983).
NGUYỄN HẢI (1933-2012)
Nguyễn Hải sinh ra tại tỉnh Tiền Giang. Ông tốt nghiệp trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam niên khóa 1958-1963. Nguyễn Hải nổi tiếng với các tác phẩm điêu khắc quy mô lớn trên đá, thạch cao, bê tông, hay đồng.
Ở tuổi 14, Nguyễn Hải tình nguyện gia nhập quân đội trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Sau đó ông theo học nghệ thuật và cho ra đời tác phẩm để đời vào năm 1954 mang tên: Tượng đài Điện Biên Phủ. Đến năm 2004 tác phẩm được lựa chọn làm tượng đài kỷ niệm 50 năm ngày chiến thắng Điện Biên Phủ, được trưng bày tại Điện Biên (Lai Châu). Hiện nay, các tác phẩm của Nguyễn Hải được lưu giữ và trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam và Bảo tàng Singapore. Nguyễn Hải cũng là giảng viên tại Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội từ năm 1964 đến năm 1972.
PHẠM MƯỜI (1935)
Cùng với Nguyễn Hải và Lê Công Thành, Phạm Mười được coi là người tiên phong cho quá trình hiện đại hóa của điêu khắc Việt vào cuối thập niên 60 đầu thập niên 70.
Phạm Mười sinh ra tại tỉnh Đồng Tháp. Năm 1946 ông gia nhập Đội tuyên truyền xung phong xã. Giai đoạn 1947 – 1948, ông gia nhập Quân đội Nhân dân, làm liên lạc đơn vị tác chiến Dương Hồng Tăng, thuộc Chi đội 18 Sa Đéc. Từ năm 1957 đến năm 1959, Phạm Mười theo học tại trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam. Sau đó ông tới Mát-xcơ-va (Nga) để theo học tại Học viện Mỹ thuật Surikov. Phạm Mười giảng dạy tại trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam từ năm 1965 đến năm 1974 trước khi được bổ nhiệm làm Trưởng khoa Điêu khắc của trường Đại học Mỹ thuật Hồ Chí Minh từ năm 1975-1990. Năm 1985, ông nhận được giải vàng tại triển lãm Mỹ thuật Quốc tế (National Fine Art Exhibition 1985).
HỨA TỬ HOÀI (1940-2008)
Hứa Tử Hoài sinh ra tại tỉnh Lạng Sơn vào năm 1940. Ông là nhà điêu khắc của dân tộc Tày. Hứa Tử Hoài chuyên về điêu khắc đồng, đá, và đặc biệt là gỗ. Sau khi tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Công nghiệp năm 1971, Hứa Tử Hoài về công tác và lập nghiệp tại thành phố Thái Nguyên, nơi đã trở thành quê hương thứ hai của ông. Khác với nhiều họa sĩ, Hứa Tử Hoài chỉ công tác duy nhất tại Bảo tàng Việt Bắc (sau này trở thành Bảo tàng Văn hóa các Dân tộc Việt Nam) cho tới tận khi nghỉ hưu.
Suốt gần 40 năm làm việc miệt mài, đầy hiệu quả, dành được sự khâm phục và tín nhiệm của rất nhiều bạn bè đồng nghiệp ở trong và ngoài cơ quan Hứa Tử Hoài không hề nhận bất cứ một chức vụ nào, dù là nhỏ nhất. Nhưng chính ở nơi đây, ông đã để lại nhiều tác phẩm lớn có giá trị lâu bền. Hứa Tử Hoài giành giải Nhất tại Triển Lãm kỷ niệm 10 năm Điêu khắc Việt Nam lần thứ hai (1973-1983).
TẠ QUANG BẠO (1941-2008)
Tạ Quang Bạo là người con của Thanh Hóa. Sau khi tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội vào năm 1971, ông công tác tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam sau đó gia nhập quân ngũ. Sau khi xuất ngũ, Tạ Quang Bạo làm việc tại Bảo tàng Quân đội Việt Nam.
Tạ Quang Bạo bắt đầu sự nghiệp nghệ thuật là một điêu khắc gia quân đội. Chủ đề chính xuất hiện trong các tác phẩm của ông là chiến tranh, quê hương, gia đình, và tình yêu. Ông đạt giải nhất tại Triển lãm kỷ niệm 10 năm điêu khắc Việt Nam lần thứ hai (1973-1983). Ông còn là Ủy viên Ban Chấp hành Hội Mỹ thuật Việt Nam khóa II (1983 – 1989), Chủ tịch Hội đồng Nghệ thuật chuyên ngành Điêu khắc khóa V (1999 – 2004) và khóa VI (2004 – 2009)..
PHAN GIA HƯƠNG (1951)
Phan Gia Hương sinh ra tại tỉnh Bắc Thái, là một trong số ít nữ điêu khắc tại Việt Nam. Bà tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Việt Nam năm 1977. Phan Gia Hương chuyên về điêu khắc gỗ, đồng và nhôm. Bà là giảng viên tại Đại học Mỹ thuật tại thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1977 đến năm 1988. Phan Gia Hương đạt giải nhì tại giải thưởng hiệp hội các nghệ sĩ nổi bật vào năm 1993. Các tác phẩm của bà hiện được trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.
NGUYỄN HẢI NGUYÊN (1965)
Là con trai của điêu khắc gia nổi tiếng Nguyễn Hải, Nguyễn Hải Nguyên sinh ra tại Hà Nội. Anh là một trong những nghệ sĩ điêu khắc trẻ của Việt Nam, theo học tại trường Đại học Mỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1986 đến năm 1989. Nam điêu khắc gia đạt giải nhì Triển lãm kỷ niệm 10 năm điêu khắc Việt Nam (1983-1993).
Chung toi xin loi co van, gioi thieu mot dieu khac gia Viet Nam binh thuong de co the lam duoc mot buc tuong binh dan cua Co thien su Khất Sĩ Thầy Thích Giác Khang, Chua Ngoc Van, Tra Vinh.
https://www.youtube.com/watch?v=6x8Z0hMfSB4
Thank that cam on.
Mong thu hoi am
Tai