Michael Jackson Pollock nổi tiếng với phong cách vẽ drift painting (vảy sơn)
Michael Jackson Pollock sinh vào đầu năm 1912 ở Cody, Wyoming, Mỹ và mất vào mùa thu năm 1956, thời điểm hưng thịnh của chủ nghĩa trừu tượng đối với nghệ thuật thế giới. Pollock là họa sĩ Mỹ có uy thế, là hình ảnh chủ chốt trong chủ nghĩa biểu hiện trừu tượng. Một trong nhiều bức tranh của Pollock đã tạo nên danh tiếng cho ông với bút pháp kỳ lạ vào thời đó: Vẽ bằng những vệt màu sơn rơi rớt. Pollock là con trai thứ năm và nhỏ nhất nhà. Vào năm lên một, ông theo gia đình chuyển tới Arizona rồi đến Chico, California. Cha của ông xuất xứ là một nông dân, về sau, ông trở thành một thanh tra đất cho chính phủ. Thời niên thiếu, Jackson Pollock thường đi với cha mình vào những dịp khảo sát đất, ông được tiếp xúc với người dân Mỹ và nghệ thuật bản địa mà sau này sẽ ảnh hưởng đến công việc của ông. Những năm kế tiếp sau, Pollock theo anh trai cả Charles đến thành phố New York và cư ngụ tại đó.
Ông bắt đầu nghiên cứu hội họa từ năm 1929 tại trường Liên kết sinh viên nghệ thuật ở New York dưới sự hướng dẫn điều hành của họa sĩ địa phương Thomas Hart Benton. Trong những năm 1930, học và thực hành ở trường này, Pollock dần dà chịu ảnh hưởng các họa sĩ chuyên vẽ tranh tường của Mexico như Orozco, Rivera, Siqueiros và từng bước “làm quen” với diện mạo của trường phái siêu thực. Từ 1938 đến 1942 ông làm việc cho Dự án nghệ thuật liên bang. Đến giữa những năm 1940, ông đã vẽ một cách hoàn toàn trừu tượng, và phong cách tung hứng, vung vẩy màu sơn lên tranh để tạo ra tác phẩm. Nhiều bức tranh với lối vẽ “vung màu tung tóe” ấy đã bất ngờ tạo nên tiếng tăm cho tác giả vào năm 1947.
Trong suốt cuộc đời mình, Pollock rất nổi tiếng và tai tiếng. Ông là một họa sĩ lớn trong thế hệ của mình. Thay vì khiêm tốn, ông có tính cách bốc đồng và đấu tranh phần lớn với tính nghiện rượu trong suốt cuộc đời. Ông mất năm 44 tuổi trong một vụ tai nạn liên quan đến rượu khi ông đang lái xe một mình. Tháng 12 năm 1956, bốn tháng sau khi ông mất, một buổi triển làm hồi niệm được tổ chức tại Bảo tàng Morden Art, New York. Nhiều buổi triển lãm lớn hơn về tác phẩm của Pollock được tổ chức năm 1967. Năm 1998, 1999 những tác phẩm của Ông đã được vinh dự triển lãm tại MoMA và The Tail, London.
Pollock cùng vợ Lee Krasner
Dưới đây là thêm một vài thông tin thú vị về Pollock lúc sinh thời.
Pollock nghĩ ra cả tá dụng cụ kỳ dị dùng để vẽ
Pollock có cả một bộ dụng cụ đặc biệt để vẽ tranh, ông có thể dùng một vật dụng nào đó, có thể cây cọ vẽ lớn, chổi, ca nhựa múc nước, bất kỳ. Đôi khi, thay vì dùng bút vẽ mềm để quét sơn ông dùng que gậy, dao, thậm chí quăng cả con gà tây nhúng sơn, những vật dụng ông tự tạo lấy cho lối vẽ riêng của mình, ông phết lên mặt vải tranh, có khi thì sử dụng màu sơn, có khi thì bằng chất liệu phụ gia khác như cát thủy tinh. Phần quan trọng khiến cho những tác phẩm của Pollock trở nên đặc biệt là vì chúng được tạo nên theo lối vẽ trừu tượng ngẫu hứng hay trừu tượng hành động (action paiting). Những gì thể hiện trong tranh là tiếng nói minh chứng, một ngữ ngôn hội hoạ được diễn giải bằng chữ, bằng thị giác, thính giác và xúc giác giữa người vẽ và người xem. Lối vẽ này vốn đã thịnh hành trước đó nhưng nó được nâng lên một tầm cao mới hơn nhờ Pollock, sẽ chẳng có gì đặc biệt nếu ông vẫn sử dụng sơn dầu, cọ nhỏ và dao chia bảng màu.
Number 5 (1948) là bức tranh nổi tiếng nhất và đắt nhất của Jackson Pollock, 11/2006, No.5 tạo ra kỷ lục thế giới cho một bức tranh bán cho một người mua giấu tên với giá 140 triệu đô la, 10/2015, bức này đứng thứ 5 trong danh sách điều chỉnh lạm phát đối với những bức tranh đắt nhất từng được bán ra
Jackson Pollock là họa sĩ không bao giờ dùng giá vẽ
Thay vì sử dụng các giá vẽ truyền thống, ông dán vải bố vẽ tranh lên sàn hoặc tường nhà và tiếp đến cứ vung tóe sơn của mình lên trên đó. Sàn trong phòng vẽ của Pollock đầy những vết sơn vương vãi, và hiểu theo một khía cạnh hài hước thì có thể coi đây là một bức tranh đẹp đẽ "không may được sinh ra" nhờ một bức tranh khác. Khi được hỏi về kỹ thuật vẽ tranh của mình, ông nói: “Tôi thích đóng vải lên bức tường hoặc sàn nhà. Trên sàn nhà, tôi thoải mái hơn. Tôi cảm thấy “gần” với tác phẩm hơn, với cách này tôi có thể đi bộ xung quanh nó, và làm việc từ bốn mặt, nghĩa là trong cùng bức tranh. Đối với các công cụ “đồ nghề” của mình, tôi tiếp tục sử dụng các thứ của riêng tôi, do tôi tạo ra như que gậy, dao, sơn nước lỏng, nhỏ giọt xuống hoặc trộn sơn với cát, kính vỡ, hoặc các chất nước lỏng khác”.
Number 11 (Blue Poles), 1952, rất dễ khiến người xem mất tập trung khi chỉ chú ý vào những đường màu xanh mà bỏ qua phần còn lại, bức tranh được bảo tàng Úc mua với giá 1,3 triệu đô la và nó là nguyên nhân gây ra một vụ bê bối chính trị tại Úc lúc đó
Phong cách trừu tượng của Jackson Pollock thời kỳ đầu
Jackson Pollock là nghệ sĩ Mỹ đầu tiên theo trường phái nghệ thuật trừu tượng. Thuật ngữ "trừu tượng" được hiểu là "không thể hiện rõ ràng các vật thể dễ nhận biết trong thế giới khách quan" còn trong hội họa thì tranh trừu tượng là tranh mà họa sĩ tạo ra một bố cục gồm các mảng màu, đường nét, hình khối, mà không nhằm diễn tả hay mô phỏng bất cứ một vật nào từ thế giới khách quan. Hiểu theo cách chính xác thì lối vẽ trừu tượng ngẫu hứng trong các bức vẽ của Jackson Pollock hầu hết được coi là trừu tượng phi khách thể hay còn được gọi là trừu tượng phi biểu hình tức là nó không đưa ra đối tượng có thể cảm nhận bằng thị giác được. Thời tiền chiến, cũng giống như Picasso, các yếu tố phi khách thể trong các bức vẽ của Pollock nằm ở ranh giới giữa trừu tượng phi khách thể và trừu tượng Color Field (phong cách mới thuộc trường phái trừu tượng đã xuất hiện vào đầu những năm 1960 như là phản hồi đối với chủ nghĩa biểu hiện trừu tượng).
One: Number 31 (1950) là một trong những minh chứng về khả năng phi thường và khéo léo của Jackson
Lavender Mist (Number 1)- Vườn Lavender mờ sương (tạm dịch) hoàn thành cùng năm 1950 với One: Number 31,
là bức tranh thể hiện rõ nhất trình độ sử dụng vảy sơn điêu luyện của Pollock
Người xem càng muốn tìm ra được vật thể rõ ràng trong tranh của ông bao nhiêu thì ông càng muốn chống lại ham muốn ấy bấy nhiêu
Vào lúc mà ông quyết định chuyển hoàn toàn phong cách của mình sang trừu tượng phi khách thể thì cũng có nghĩa là ông muốn ngăn người xem tìm ra chủ đề chính được ẩn trong tranh của mình. Ông chuyển những tên gọi rõ ràng như Full Fathom Five hay Autumn Rythm thành những cái tên chung chung, mơ hồ như Number 7, Number 10, khiến cho người xem bất lực trong việc tìm chủ đề cũng như hiểu được suy nghĩ của ông.
Vợ ông, Lee Krasner là người có ảnh hưởng sâu sắc nhất đến phong cách của ông
Vào năm 1945, Pollock lập gia đình với nữ họa sĩ Lee Krasner, người phụ nữ trở thành sự ảnh hưởng quan trọng trong sự nghiệp và di sản của Pollock. Họ ở chung trong một căn nhà nhỏ – có một nhà kho cho Pollock vẽ, và một căn phòng trong nhà cho Lee để vẽ. Lee Krasner có ảnh hưởng sâu sắc đến phong cách của Jackson Pollock. Từ lâu l, trong thế giới nghệ thuật, người ta cho rằng đó là nơi thuộc về đàn ông, vì thế những họa sĩ nữ tài năng cũng sẽ rất khó thực hiện được các cuộc triển lãm hay trưng bày trong các bảo tàng hay phòng tranh cao cấp. Vợ của Pollock là Lee Krasner, bà cũng là một họa sĩ tài năng và đặc biệt là trí liên tưởng vô cùng tốt. Phong cách của bà là tập trung trừu tượng hóa những vật thể tự nhiên và cách mà bà coi tấm vải toan như là một vật thể phẳng có ảnh hưởng rất lớn đến phong cách của Pollock khi tạo ra các tác phẩm. Đổi lại, ông đã giúp Krasner khám phá ra phong cách mang tính biểu tượng, và coi trọng tính lịch sử hơn trong phong cách trừu tượng của bà.
Convergence- Hội tụ (1952) là kiệt tác mang tính tham vọng nhất của Pollock,
tác phẩm này gây ra hiệu ứng thị giác cực mạnh và gợi lên những cảm xúc sâu sắc cho người xem
Những người phụ nữ khác đóng vai trò quan trọng trong câu chuyện của Pollock nổi tiếng
Phụ nữ có một vai trò không thể phủ nhận trên con đường đi tới thành công của Pollock. Những mối quan hệ xã hội của Krasner tốt hơn chồng, vì thế bà đã giới thiệu ông với một số người quan trọng nhất trong bối cảnh nghệ thuật New York lúc bấy giờ, bao gồm cả nhà phê bình nghệ thuật Clement Greenberg và người thừa kế Peggy Guggenheim. Dù chỉ là trong giới mộ điệu nhưng Guggenheim được cho là nhân vật quan trọng nhất trong nghệ thuật hiện đại của thời kỳ hậu chiến, cô thích phong cách sáng tạo của những nghệ sĩ theo trường phái trừu tượng và đã giúp một số nghệ sĩ Mỹ trong trường phái này, bao gồm cả Pollock, nổi tiếng thế giới.
Mural- Bích họa (1943) là tác phẩm mang tính đột phá của Pollock,
được vẽ trên khổ vải 8×20 feet (~243×610cm), Mural thực sự là bức tranh lớn nhất trong sự nghiệp của ông
Anh trai của Pollock cũng là một họa sĩ tài ba
Anh trai Charles Pollock chính là người đã thuyết phục Jackson chuyển đến New York, nơi mà tài năng của ông được khai phá. Charles cũng được cho là người có ảnh hưởng giúp cho tiếng tăm của em trai Jackson nổi hơn. Cả hai cùng được dạy dỗ bởi họa sĩ Thomas Hart Benton nhưng sau lại không cùng một chí hướng. Charles là một họa sĩ theo chủ nghĩa hiện thực xã hội, ông chuyên đi vẽ tranh tường và làm việc dưới trướng của WPA. Cũng giống như chính con người lịch thiệp của mình, tranh của ông dễ cảm nhận và dễ hiểu hơn của em trai Jackson rất nhiều.
Autumn Rhymth- Vũ điệu mùa thu (Number 30) với màu đen, trắng, nâu hỗn độn được vẽ năm 1950,
là tác phẩm ra đời trong thời kỳ đỉnh cao của Pollock về kỹ thuật drift paiting
Mỗi bức vẽ của Jackson Pollock như một trang tự truyện
Những bức tranh của Jackson sống động và thu hút. Mặc dù khó có thể hiểu được chủ đề tác phẩm nhưng mỗi một bức vẽ đều có tính tương tác rất cao đối với người xem. Chúng ta có thể hình dung ra những chuyển động, cử chỉ ngẫu hứng của Jackson khi sáng tác. Trong một vài bức bạn có thể nhìn rõ dấu tay in trên tấm vải của ông. Lối vẽ ngẫu hứng này phần nào đối lập với những người cố gắng tối thiểu hóa các nét chổi cọ trên tranh sơn dầu theo chủ nghĩa hiện thực xã hội.
Pollock từng được coi là…. gián điệp CIA ngầm
Không có gì bí mật khi Mỹ rút quân và phá bỏ các điểm chiếm đóng khi chiến tranh lạnh kết thúc và để giảm nhiệt sau chiến tranh thì một cơ quan tình báo cao cấp như CIA cũng buộc phải đổi mới và sáng tạo hơn. CIA được cho là góp phần trong việc quảng bá các tác phẩm của các nghệ sĩ thuộc trường phái trừu tượng đặc biệt là Pollock trên trường quốc tế, vì thế ông cũng được coi là một đặc vụ CIA trên mặt trận văn hóa. Điều này cũng chứng tỏ rằng Mỹ có nhiều tiến bộ hơn Liên Xô trong việc chú trọng và phát triển văn hóa thời chiến.
Deep (1953)- Phần lớn được vẽ bởi màu đen và trắng, thêm chút đốm vàng và xanh dương, Deep gợi lên bí ẩn ngay từ cái tên của nó, tác phẩm có thể là tượng trưng cho những nơi tận cùng mà con người có thể khám phá
Dù bạn thích hay không thích tranh của Pollock thì vẫn không thể phủ nhận những tác phẩm ấy là một trong những đại diện tiêu biểu của hội họa thế kỷ 20
Các bức tranh của ông có vẻ không phức tạp về mặt kỹ thuật nhưng khá là khó hiểu, nên chúng có thể gây khó chịu cho người xem. Nhưng dù yêu thích hay ghét các tác phẩm của ông thì vẫn phải công nhận rằng chúng cực kỳ quan trọng trong thế giới nghệ thuật, và cha đẻ của chúng vẫn là một trong những họa sĩ có ảnh hưởng nhất của thế kỷ 20. Hãy nhớ rằng những gì Pollock làm đang trở thành biểu tượng đặc biệt, trong khi tôn giáo là một chủ đề hội họa vẫn còn tương đối mới và phát triển thì Jackson đã đang đắm chìm trong phong cách của mình từ những năm 1930.
She Wolf (1943) là bức vẽ nổi tiếng nhất của Jackson giai đoạn đầu và là bức vẽ đầu tiên của ông nằm trong bảo tàng Hiện đại, mặc dù chưa bao giờ thừa nhận nhưng mọi người đoán rằng She Wolf dựa trên truyện thần thoại "Mẹ sói của Romulus và Remus"
Full Fathom Five (1947) là một trong những tác phẩm đầu tiên ra đời theo phong cách drift painting