Arata Isozaki- Kiến trúc sư trưởng của “viên KIM CƯƠNG” giữa ngã ba sông Sài Gòn

arata-isozaki-kien-truc-su-truong-cua-vien-kim-cuong-giua-nga-ba-song-sai-gon-1

Sinh ra tại Oita, một tỉnh Tây Nam Nhật Bản năm 1931, ông Isozaki được xem là người có tầm nhìn rộng thúc đẩy sự giao lưu về kiến trúc giữa phương Đông và phương Tây. Isozaki tốt nghiệp trường đại học Tokyo vào năm 1954 và bắt đầu sự nghiệp học nghề dưới KTS Kenzo Tange, người đoạt giải Pritzker 1987. Năm 1963, ông thành lập Arata Isozaki & Associates, sau khi quân đồng minh rút đi và Nhật Bản giành chính quyền. Lúc này Nhật Bản đang tìm cách tái thiết cơ sở vật chất giữa bất ổn chính trị, kinh tế và văn hóa sau Thế chiến thứ II.

Một cái đầu lạnh chứa đầy những ý tưởng sáng tạo bất tận, những công trình của ông vừa ôm nét khoáng đạt của kiến trúc phương Tây, lại vừa mang nét cổ kính của phương Đông. Những tòa nhà của Arata cổ điển nhưng cũng rất 21 (thế kỷ 21)!

arata-isozaki-kien-truc-su-truong-cua-vien-kim-cuong-giua-nga-ba-song-sai-gon-2
arata-isozaki-kien-truc-su-truong-cua-vien-kim-cuong-giua-nga-ba-song-sai-gon-3

Lần đầu tiên tại Việt Nam, một thiết kế của Arata Isozaki – dự án Đảo Kim Cương ở Quận 2, TP. HCM đã được thực hiện. KTS Isozaki đã nghiên cứu kỹ lưỡng về hòn đảo như hướng gió và dòng chảy của sông, cảnh quan tự nhiên của đảo bao quanh bởi sông nước và dải xanh rừng phòng hộ trước mặt – một không gian tự nhiên hơn 50ha lý tưởng ngay trong trái tim của thành phố để đưa ra một phương án thiết kế độc đáo.

Đảo Kim Cương nằm ngay giữa ngã 3 sông Sài Gòn và sông Giồng Ông Tố, được bao bọc bởi sông nước và rừng phòng hộ trải dài với nguyên trạng thảm thực vật sông nước miền nam ở 2 bên bờ sông. Đây là môi trường sống lý tưởng ngay giữa trung tâm của thành phố, nhưng đồng thời, nó cũng thách thức kiến trúc sư phải giữ được cảnh quan tổng thể, hài hòa không gian sống tự nhiên với mỗi góc nhà và các khu tiện ích cộng đồng…

Với tư tưởng “thiên nhiên là nhất”, ông đã đề xuất mật độ xây dựng trên đảo Kim Cương chỉ trên dưới 12%. Điều này tạo cho Đảo Kim Cương một vẻ ngoài khác hẳn so với các toà nhà khối hộp truyền thống thường thấy ở các khu đô thị châu Á và ngay cả ở phương Tây.

Trong thiết kế của mình, KTS Arata Isozaki đã áp dụng triệt để triết lý kiến trúc mà ông theo đuổi: “Một thiết kế hoàn hảo là một tập hợp các tiểu tiết hoàn chỉnh dựa theo tư tưởng chủ đạo ban đầu”, dưới đây là 10 công trình quan trọng và có ảnh hưởng của Arata Isozaki với kiến trúc thế giới.

Nhà hát giao hưởng Thượng Hải, Thượng Hải, Trung Quốc (2008- 2014)

Lễ khai mạc Nhà hát giao hưởng Thượng Hải năm 2014 là nơi tổ chức lễ kỷ niệm 135 năm của dàn nhạc lâu đời nhất châu Á, Dàn nhạc Giao hưởng Thượng Hải.

Hợp tác với chuyên gia âm thanh Yasuhisa Toyota, sử dụng những công nghệ tân tiến nhất và vật liệu nhạy ứng nhất, hai hội trường có sức chứa lần lượt 1.200 và 400 khách đều mang tới không khí mật thiết cân bằng cho người đứng trong. Nằm tại trung tâm Khu tô giới Pháp Thượng Hải Cổ, công trình tọa lạc trên suối để giảm thiểu tiếng ồn từ đường ray tàu điện ngầm bên dưới. Bên trong lắp đặt các tấm phản xả được bao phủ bằng tre đan, còn sàn sân khấu được chế tạo từ cây bách Hokkaido, còn phía ngoài công trình nổi bật với gạch đất nung và khu vườn phong cách Trung Hoa.

arata-isozaki-kien-truc-su-truong-cua-vien-kim-cuong-giua-nga-ba-song-sai-gon-4

Phòng hòa nhạc Lucerne Festival Ark Nova — hợp tác thiết kế với Anish Kapoor Miyagi (2011-2013, 2014), Fukushima (2015), Tokyo, Japan (2017)

Ark Nova hay “chiếc hòm kỳ lạ” được ủy thác bởi Liên hoan Lucerne và là chất xám của 2 KTS Anish Kapoor và Arata Isozaki. Đây là một công trình mang ý nghĩa nhân văn gắn liền với những thảm họa thiên nhiên. Màn polyester bọc PVC có hình dạng một quả cầu phồng lên và nhanh chóng xì hơi, cho phép phòng hòa nhạc này có thể lưu động từ nơi này sang nơi khác, bắt nguồn từ những băn khoăn về những khu vực lưu diễn bị ảnh hưởng bởi động đất và sóng thần Tohoku năm 2011. Phòng hòa nhạc hơi này có thể chứa tối đa 500 khác mời, và trở thành biểu tượng của tinh thần tái thiết.

arata-isozaki-kien-truc-su-truong-cua-vien-kim-cuong-giua-nga-ba-song-sai-gon-5

Trung tâm hội nghị quốc gia Qatar, Doha, Qatar (2004- 2011)

Là một trong những trung tâm triển lãm lớn nhất Trung Đông, Trung tâm Hội nghị Quốc gia Qatar có thể chứa tới 10.000 người với ba hội trường chính và không gian hội nghị linh hoạt. Bề ngoài giống như hai cái cây lấy cảm hứng từ cây đa Sidrat al-Muntaha, biểu tượng linh thiêng của đạo Hồi, tượng trưng cho sự kết thúc của Thiên đường thứ Bảy, bao quanh mặt tiền bằng kính và nâng đỡ mái vòm phía trên. Với thiết kế tinh xảo cùng vận dụng kĩ thuật bảo tồn nước và hiệu quả năng lượng tân tiến nhất, công trình này đã đạt được những kết quả chuẩn mực của một công trình bền vững.

arata-isozaki-kien-truc-su-truong-cua-vien-kim-cuong-giua-nga-ba-song-sai-gon-6

Công viên gốm Mino, Gifu, Nhật Bản (1996-2002)

Bảo tàng gốm sứ này bao gồm không gian phòng trưng bày, phòng hội nghị, quán trà và một khu hội thảo công cộng có độ cao khác nhau trông giống như một thung lũng tầng.Công trình bảo tồn thảm thực vật xung quanh, vừa là một phần mở rộng của địa hình nhờ các sân thượng ngoài trời, tầng quan sát và một tường rèm kính. Hai hộp đèn từ công trình gợi ý những gì nằm bên trong. Xuyên suốt công trình là vật liệu như gạch đá và gốm sứ địa phương, cấu trúc như con lắc và cột treo che chắn cho các vòng trưng bày khỏi nguy cơ động đất, bảo vệ giá trị bên trong bảo tàng.

arata-isozaki-kien-truc-su-truong-cua-vien-kim-cuong-giua-nga-ba-song-sai-gon-7

Phòng hòa nhạc Nara Centennial, Nara, Nhật Bản (1992- 1998)

Phòng hòa nhạc Nara là sản phẩm của một cuộc thi quốc tế mà Isozaki là người chiến thắng, Nara đã đượckhánh thành nhân dịp kỷ niệm một trăm năm thành lập thành phố và là nơi giao thoa giữa quá khứ, hiện tại và tương lai. Nếu tính đến vị trí, địa điểm và hướng, thì tòa nhà được thiết kế như một khối nguyên độc lập. Thiết kế này cũng làm nổi bật lên Đền Todaiji (734 sau Công nguyên) gần đó thông qua hình thức bề ngoài dốc và gạch gốm màu xám. Nội thất bên trong tòa nhà được thiết kế linh hoạt, thay đổi để phù hợp với một loạt các sự kiện, hội nghị.

arata-isozaki-kien-truc-su-truong-cua-vien-kim-cuong-giua-nga-ba-song-sai-gon-8

Bảo tàng Domus: La Casa del Hombre, A Coruña, Tây Ban Nha (1993-1995)

Bảo tàng khoa học tương tác này được thiết kế dành riêng cho công cuộc khám phá nhân loại, hướng ra Vịnh Orzan, được xây dựng trên một mỏ đá cũ. Mặt ngoài công trình hướng biển, tạo nên một bức tưởng bào vệ cong cong, tựa một chiếc áo gió hoặc vỏ sò được ốp bằng đá phiến. Bức tường đối diện được xây dựng từ đá granite địa phương, thiết kế zig-zag hệt như một bình phong gấp.

arata-isozaki-kien-truc-su-truong-cua-vien-kim-cuong-giua-nga-ba-song-sai-gon-9

Tháp nghệ thuật Mito, Ibaraki, Nhật Bản ( 1986-1990)

Cũng là một công trình kỷ niệm một trăm năm của Mito, Art Tower Mito được xây dựng như một khu phức hợp văn hóa bao gồm một nhà hát, một phòng biểu diễn và phòng trưng bày nghệ thuật đương đại. Tháp tứ diện mang tính biểu tượng được lấy cảm hứng từ Cột vô tận của Constantin Brancusi (1938), bao gồm năm mươi sáu tấm hình tam giác ghép vào nhau theo các hướng khác nhau.

arata-isozaki-kien-truc-su-truong-cua-vien-kim-cuong-giua-nga-ba-song-sai-gon-10

Bảo tàng nghệ thuật đương đại Los Angeles California, Mỹ (1981- 1986)

Bảo tàng Nghệ thuật Đương đại Los Angeles là công trình quốc tế đầu tiên mà Isozaki đảm nhiệm ngoài phạm vi Nhật Bản. Đối mặt với một địa điểm đầy thách thức, công trình từ sa thạch đỏ sậm vô cùng nổi bật giữa những tòa cao ốc xung quanh. Thư viện mái vòm và kim tự tháp bằng đồng là một phần của ba tầng trên mặt đất, còn du khách phải xuống tầng dưới để chiêm ngưỡng phòng trưng bày gồm bốn tầng ngầm dưới lòng đất.

arata-isozaki-kien-truc-su-truong-cua-vien-kim-cuong-giua-nga-ba-song-sai-gon-11

Bảo tàng nghệ thuật hiện đại Gunma, Nhật Bản (1971- 1974)

Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại Gunma, là công trình về bảo tàng của Isozaki, ông đã thiết kế dựa trên khái niệm “thiết kế phòng trưng bày nghệ thuật như là khoảng trống”. Nó bao gồm một hệ thống các hình khối tạo thành một dải xương sống hình chữ nhật chính với hai cánh chính. Thiết kế khối lập phương giúp thông thoáng không gian bên trong như sảnh và phòng trưng bày, cũng như các khu vực bên ngoài như hồ bơi phản chiếu. Bảo tàng đã được mở rộng thêm để xây dựng một nhà hàng (1994) và phòng trưng bày nghệ thuật đương đại (1997).

arata-isozaki-kien-truc-su-truong-cua-vien-kim-cuong-giua-nga-ba-song-sai-gon-12

Thư viện trung tâm Kitakyushu, Fukuoka, Nhật Bản (1973- 1974)

Thư viện trung tâm Kitakyushu được lấy cảm hứng từ đề án thiết kế của Étienne-Louis Boullée cho Thư viện Quốc gia Pháp (1785). Izosaki đã phát hiện ra công dụng hiện đại của trần vòm tân cổ điển thông qua bê tông đúc sẵn. Tòa nhà xây dựng với hai hầm lớn, chạy song song trước khi tách ra rẽ sang 2 hướng khác nhau, tương phản với các cửa sổ hình chữ nhật nằm bên ngoài.

arata-isozaki-kien-truc-su-truong-cua-vien-kim-cuong-giua-nga-ba-song-sai-gon-13
Có thể bạn quan tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *