Lịch sử hình thành và giá trị mỹ học dòng tranh khắc gỗ, niềm tự hào của xứ sở Phù Tang

Nhờ có kỹ thuật chế tác đặc biệt cùng giá trị mỹ học cao, tranh khắc gỗ được đón nhận rộng rãi và trở thành một biểu tượng của hội họa xứ sở Phù Tang. Bên cạnh đó, các tác phẩm in ấn xuất hiện từ thế kỷ 17 tới thế kỹ 19 đã nắm bắt được linh hồn Phù thế, một loại tranh được lưu truyền trên khắp Nhật Bản, có chủ đề xoay quanh đời sống sinh hoạt của con người đương thời mà họ ‘tai nghe mắt thấy’.

Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về lịch sử hình thành, kỹ thuật in khắc, phong cách hội họa và giá trị di sản của dòng tranh khắc gỗ Nhật Bản.

tranh-khac-go-nhat-ban
Toyokuni II, “A Tea Party”
Lịch sử hình thành và phát triển 

Xuất hiện lần đầu vào thời đại Nhà Hán kéo dài từ năm 206 TCN đến năm 220 sau Công nguyên, tới thời kỳ Edo (1603-1868), tranh khắc gỗ mới được truyền bá rộng rãi. Ban đầu, kỹ thuật in mộc bản chỉ được sử dụng để phục chế những cuốn sách cổ. Sau này, nó được cải tiến và sử dụng trong những tác phẩm in cỡ lớn.

Mặc dù về sau được thay thế bởi một phương pháp in ấn khác, kỹ thuật in mộc bản vẫn được ưa chuộng bởi họa sĩ Nhật trong nhiều thập niên, đặc biệt là những họa sĩ phái Phù thế. Một vài gương mặt nổi bật có đóng góp lớn cho sự phát triển của dòng tranh khắc gỗ phải kể tới là: Andō Hiroshige, Katsushika Hokusai, và Kitagawa Utamaro. 

tranh-khac-go-nhat-ban
Katsushika Hokusai, “The Great Wave off Kanagawa,” ca. 1829-1833
Kỹ thuật chế tác

Tương tự quá trình chế tác tranh khắc gỗ phương Tây, chu trình chế tác của Nhật Bản được chia làm hai giai đoạn: khắc chạm và in màu.

Để cho ra lò một bức tranh khắc gỗ theo phong cách truyền thống, người họa sĩ trước hết phải phác thảo bố cục chính lên giấy washi, một loại giấy mỏng nhưng bền. Bản thảo sau đó sẽ được dán lên một tấm gỗ và người họa sĩ sẽ tiến hành khắc chạm theo các chi tiết trong đó.

Công đoạn cuối cùng là phối màu. Khi này, người họa sĩ sẽ đặt một tờ giấy lên bản khắc, và mực in sẽ được phủ đều bằng con lăn. Để kết hợp nhiều màu sắc đa dạng, tác giả sẽ phải lặp lại toàn bộ quá trình, bao gồm chế tạo bản gỗ và in màu lên tranh. 

Phong cách hội họa

Bảng màu phong phú

Mặc dù quy trình chế tác một bức tranh khắc gỗ mới nghe qua có vẻ đơn giản và nhàm chán, người nghệ thực sự phải bỏ ra rất nhiều tâm huyết và sự tỉ mẩn trong chu trình khắc chạm và in màu. Đỏ tươi, xanh nước biển, xanh lá cây và đen sẫm chính là những màu sắc xuất hiện nhiều nhất trong tranh khắc gỗ, tiêu biểu là tác phẩm ‘The Plum Garden in Kameido’ của họa sĩ Hiroshige.

Theo như Viện bảo tàng Mỹ thuật Metropolitan, những gam màu táo bạo này được xuất hiện lần đầu trong những tác phẩm hội họa cuối thế kỷ 18, khi thế hệ họa sĩ đương thời nâng cấp kỹ thuật và sử dụng những dụng cụ cùng nguyên liệu mới. “Để in được một cách chuẩn xác với nhiều bản gỗ, người nghệ sĩ vát hai đầu thanh gỗ với mục đích hiệu chỉnh. Giấy làm từ vỏ cây dâu tằm được ưa chuộng bởi nó khá bền và có thể chịu được lực ma sát từ các bản gỗ, bên cạnh đó, nó còn có khả năng thấm mực và chất nhuộm một cách nhanh chóng. Với tranh khắc gỗ, người nghệ sĩ có thể tái sử dụng bản khắc gỗ để tạo ra hàng nghìn bức tranh giống nhau cho tới khi những nét khắc trên đó đã hao mòn.”

tranh-khac-go-nhat-ban
Andō Hiroshige, “The Plum Garden in Kameido,” ca. 1857

Nghệ thuật thiết kế phẳng

Trong khi hầu hết họa sĩ truyền thống đều muốn đạt được độ chân thực tối đa trong tác phẩm của mình, họa sĩ tranh khắc gỗ không mấy lưu tâm tới triều sâu cùng tỉ lệ kích cỡ của tranh. Thay vào đó, họ ưu tiên sử dụng kỹ thuật thiết kế đồ họa kết hợp với những hình dạng mạnh mẽ và nét vẽ sắc sảo.

Phong cách này hiển hiện rõ nét qua tác phẩm ‘Bathhouse Women’ của Kiyonaga. Trong bức họa, tác giả sử dụng những gam màu nổi bật và những hình dạng kết cấu đánh bật mọi quan niệm về độ chân thực trong hội họa.

tranh-khac-go-nhat-ban
Orii Kiyonaga, ”Bathhouse Women,” ca. 1780

Đường nét sắc sảo

Xét về bản chất quy trình in ấn, đặc biệt với những bản in đơn sắc, việc khắc họa các đường nền một cách rõ nét là thiết yếu bởi nó sẽ mang lại tính thẩm mỹ cho tác phẩm.

Đường viền đen tinh xảo xuất hiện trong bức tranh mang nét tương phản với những mảng màu nước được pha chế từ những nguyên liệu sẵn có của tự nhiên, tạo hiệu ứng minh họa và nhấn mạnh nghệ thuật thiết kế phẳng của tác phẩm. “Mực nhuộm sử dụng trong tranh cho tới cuối thế kỷ 19 được chiết xuất từ thực vật và các nguồn khoáng chất. Người họa sĩ sử dụng loại màu này họa lên những mảng lớn có viền với những nét vẽ màu đen”, giải thích bởi bảo tàng nghệ thuật châu Á San Francisco. “Kể cả khi tác giả sử dụng kỹ thuật vẽ bóng của phương Tây, thành phẩm cuối cùng đều là hình ảnh phẳng, một trong những đặc điểm nổi bật của dòng Tranh khắc gỗ Nhật”.

tranh-khac-go-nhat-ban
Andō Hiroshige, “Kanbara,” ca. 1833-1834 

MAI ANH/DESIGNS.VN

Có thể bạn quan tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *