Wabi Sabi: Nghệ thuật gốm sứ Nhật Bản với triết lý “Vô thường”

Phong cách nghệ thuật wabi-sabi có quan hệ mật thiết với đạo Phật (cụ thể là phái Thiền Tông), nó được bắt nguồn từ triết lý của nhà Phật về Ba dấu ấn của đời người, rằng tất cả mọi sự vật trong thế giới vật chất, bao gồm những hoạt động tinh thần và các trải nghiệm thuộc về tâm lý, được đánh dấu bởi ba đặc tính – vô thường, đau khổ (không như ý, hoặc không hoàn hảo), và vô ngã.

Wabi Sabi tập trung vào các khiếm khuyết nhưng không phải để phán xét mà để tìm ra và tôn vinh tính tích cực bên trong chúng. Cũng chính vì vậy, các tác phẩm nghệ thuật wabi-sabi đã dần trở nên hoàn thiện hơn theo thời gian.

Wabi-Sabi

Để hiểu rõ hơn về thuật ngữ này, ta nên tách nghĩa wabi-sabi. Trong tiếng Nhật, “wabi” tượng trưng cho vẻ đẹp mộc mạc bất đối xứng và thiếu cân bằng, còn “sabi” được dùng để mô tả vẻ đẹp vô thường cùng sự phù du của cuộc đời. Mặc dù triết lý wabi-sabi được áp dụng vào rất nhiều lĩnh vực của đời sống, tuy vậy, có lẽ gốm sứ Nhật Bản là lĩnh vực nghệ thuật thành công nhất với năng lực nắm bắt bản chất cối lõi của wabi-sabi, được thể hiện qua những tác phẩm gốm sứ rạn vỡ, sứt mẻ, hay thậm chí chưa hoàn thiện.

Một ví dụ tiêu biểu là nghệ thuật kintsugi, nơi những  mẫu gốm rạn vỡ được “vá” lại bằng chất liệu sơn mài có phủ lên hoặc trộn thêm với bột vàng nhằm phơi bày thay vì che giấu các “khiếm khuyết” của sản phẩm.

Wabi-Sabi
Mẫu gốm “kintsugi.” (Ảnh: Wikimedia Commons (CC BY-SA 4.0))
Wabi-sabi và nghi thức trà đạo truyền thống 

Vào năm 1199, nhà sư Eisai trở về từ Trung Quốc với ý định dựng lên ngôi đền Phật giáo Thiền Tông đầu tiên tại Nhật Bản. Ông đem về hạt giống của cây trà xanh, giới thiệu nghi thức trà đạo thời đầu mang tên “tencha,”  trong đó bột trà xanh được hòa tan với nước nóng trong một chiếc bát gốm. Loại trà này được sử dụng phổ biến trong các nghi lễ tôn giáo tại các tu viện Phật giáo bởi nó đem lại sự tỉnh giáo cho các nhà sư trong thời gian dài thiền định.

Wabi-Sabi

Tuy nhiên, về sau, trà đạo được truyền bá và sử dụng bởi tầng lớp trị vì với nhiều mục đích khác nhau. Giới quý tộc tổ chức những buổi thưởng trà với mục đích phô bày sự giàu có, xa hoa của mình.

Vào năm 1488 tại Kyoto, một nhà sư mang tên Murata Jukō đã quyết định cải biên nghi thức trà đạo. Ông biên soạn tài liệu Kokoro no fumi (Lá thư từ trái tim) với mục đích hướng dẫn nghi thức thưởng trà dựa trên triết lý wabi-sabi. Bên cạnh phong cách uống trà điềm đạm, thư thái, ông còn khuyến khích mọi người sử dụng đồ pha trà từ đá mòn hoặc men được tạo nên từ bàn tay tài hoa của các nghệ nhân Nhật Bản.

Wabi-Sabi
Bát uống trà theo phong cách Raku từ Kyoto, Thế kỷ 18-19. (Ảnh: Wikimedia Commons)

Tới thế kỷ 16, trà đạo được truyền bá rộng rãi tới mọi tầng lớp xã hội, và ngày nay có rất nhiều chương trình giảng dạy về trà đạo theo truyền thống Sen no Rikyũ – một bậc thầy trà đạo. Rikyũ đã góp phần phổ biến và kết hợp wabi-sabi, tập trung vào sự mộc mạc qua những dụng cụ pha trà tối giản, bình pha trà cùng các yếu tố liên quan. Một trong những nét mới đáng chú ý là bát đựng trà Raku – nguồn cảm hứng bất tận của nghệ thuật gốm sứ hiện đại.

Wabi-Sabi
Đồ gốm Raku

Khác với kỹ thuật gốm hiện đại, sản phẩm gốm Raku-yaki thường được nặn thủ công mà không sử dụng bàn quay. Hầu hết sản phẩm Raku-yaki đều là bát đựng trà, sau các công đoạn định hình, người nghệ nhân sẽ nun gốm ở nhiệt độ thấp, sản phẩm được lấy ra khỏi lò khung khi đang còn nóng và được làm nguội nhờ nhiệt độ ngoài trời. Kỹ thuật này sẽ để lại nhiều vết rỗ trên bề mặt gốm còn thiếu lớp tráng men. Một vài kỹ thuật tráng men truyền thống được sử dụng phổ biến bao gồm chống sáp, men nứt, men đồng hoặc sơn màu đen nhạt. Trong một số trường hợp, người thợ gốm còn gắn thêm những sợi lông ngựa trên sản phẩm trước khi đưa vào lò, nhằm tạo những họa tiết đối xứng trên thành phẩm.

Wabi-Sabi
Henpecked Bowl XXXII, Liz Crain, 2017

MAI ANH/DESIGNS.VN

Có thể bạn quan tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *