Photorealism – Có tin đây là tranh vẽ?

Photorealism là gì?

Photorealism hay Photo-Realistic (Tạm dịch: Ảnh hiện thực) là một loại hình hội họa, mà ở đó, người nghệ sĩ nghiên cứu bức ảnh mẫu và tái tạo hình ảnh giống thật nhất có thể bằng các kĩ thuật sơn vẽ. Có thể nói, Photorealism xuất hiện tương tự như một bức ảnh, khi mọi chuyển động hoặc thay đổi của đối tượng phải đặt trong trạng thái “tĩnh” (điều mà ảnh chụp mới làm được). Nói cách khác, Photorealism thu thập hình ảnh và thông tin qua máy ảnh. Sau đó, các nghệ sĩ sẽ truyền tải một cách tỉ mỉ lên mặt tranh, thường với tỉ lệ lớn hơn bức ảnh gốc.

Phong cách của Photorealism là chặt chẽ và tuyệt đối chính xác. Hình ảnh trong tranh đòi hỏi sự chân thực ở mức độ cao, mà người nghệ sĩ cần kỹ thuật điêu luyện để mô phỏng lại. Sẽ phải mất hàng giờ để thực hiện một tác phẩm Photorealism, nhưng thành quả thu được luôn luôn rất đáng kinh ngạc.

photorealism-la-gi-truyen-than-wiki-designs.vn

Thuật ngữ “photorealism” được đặt ra bởi Louis K. Meisel vào năm 1969 và xuất hiện lần đầu tiên trong ấn phẩm về triển lãm “Twenty-two Realists/Tạm dịch: Hai mươi hai nghệ sĩ Hiện thực” tại Bảo tàng Whitney (New York) năm 1970. Rất nhanh sau đó, Photorealism đã trở thành một phong trào nghệ thuật tại Mỹ trong giai đoạn cuối thập niên 60 và thập niên 70. Giống như Pop Art, Photorealism đều xuất phát điểm từ sự xuất hiện ngày càng nhiều của các phương tiện nhiếp ảnh truyền thông đại chúng, mà giữa thế kỷ 20, đã trở thành một hiện tượng lớn đe dọa đến giá trị hình tượng biểu tượng trong nghệ thuật. Cùng Pop Art, Photorealism chống lại Chủ nghĩa Biểu hiện Trừu tượng. Tuy nhiên, trong khi Pop Art chủ yếu mang tính châm biếm, thì Photorealism lại cố gắng phục hồi và tôn vinh nó.

photorealism-la-gi-truyen-than-wiki-designs.vn

Ngày nay, cụm từ “photorealism” không chỉ gói gọn trong ý nghĩa như một phong trào nghệ thuật. Một số nghệ sĩ sử dụng các phần mềm đồ họa máy tính 2D để tạo ra hình ảnh tĩnh, hoàn toàn nhân tạo nhưng giống như một bức ảnh Chủ nghĩa Hiện thực/Realism (hình ảnh nhân tạo nhưng chân thực như thật). Công việc này tương tự với các công cụ 3D tạo ra các đối tượng và dàn cảnh xuất hiện trong những bộ phim hay video quảng cáo (Avatar, Transformers, Life of Pi…)

Công việc của các nghệ sĩ Photorealism

Cùng Wiki.Designs.vn chiêm ngưỡng một số tác phẩm Photorealism đáng kinh ngạc từ các nghệ sĩ nổi tiếng:

Sống tại Cheshire (Anh), Rob Hefferan là một nghệ sĩ Photorealism đặc biệt tài năng. Những tác phẩm của ông tập trung thể hiện ảnh chân dung, chủ yếu bằng chất liệu sơn dầu và acrylic. Sự tinh tế trong từng chi tiết, từ da thịt đến nếp nhăn của vải khiến thành quả dưới bàn tay Hefferan tuyệt vời hơn bao giờ hết.

photorealism-la-gi-truyen-than-wiki-designs.vn
photorealism-la-gi-truyen-than-wiki-designs.vn
photorealism-la-gi-truyen-than-wiki-designs.vn
photorealism-la-gi-truyen-than-wiki-designs.vn
photorealism-la-gi-truyen-than-wiki-designs.vn
photorealism-la-gi-truyen-than-wiki-designs.vn

Halim Ghodbane thu hút sự chú ý bằng việc mô tả chi tiết rất ngoạn mục. Các chân dung thường được bao phủ trong ánh sáng mềm mại tuyệt đẹp, làm nổi bật các kỹ năng dùng cọ hoàn hảo của ông.

photorealism-la-gi-truyen-than-wiki-designs.vn
photorealism-la-gi-truyen-than-wiki-designs.vn
photorealism-la-gi-truyen-than-wiki-designs.vn

Những bức tranh Jeremy Geddes tạo ra “chân thực” mà rất “trừu tượng”, đầy mê hoặc và tinh tế đến từng chi tiết.

photorealism-la-gi-truyen-than-wiki-designs.vn
photorealism-la-gi-truyen-than-wiki-designs.vn
photorealism-la-gi-truyen-than-wiki-designs.vn

Adolfo Fernandez Rodriguez hướng sự chú ý vào bàn tay, nước và điêu khắc. Bong bóng trên mặt nước, phản xạ sáng và tối đảm bảo rằng mỗi hình ảnh của anh giống thật đến nỗi….thật khó tin đây là những bức tranh chì và sơn dầu.

photorealism-la-gi-truyen-than-wiki-designs.vn
photorealism-la-gi-truyen-than-wiki-designs.vn
photorealism-la-gi-truyen-than-wiki-designs.vn
photorealism-la-gi-truyen-than-wiki-designs.vn
photorealism-la-gi-truyen-than-wiki-designs.vn
photorealism-la-gi-truyen-than-wiki-designs.vn

Sinh ra tại Ý, Roberto Bernardi là một trong những nghệ sĩ Photorealism nổi tiếng nhất, với nhiều tác phẩm trưng bày khắp thế giới. Hướng đối tượng đến những đồ vật trong cuộc sống thường ngày, Bernardi vẽ những bức tranh sống động như thật về trái cây, kẹo, đồ thủy tinh….

photorealism-la-gi-truyen-than-wiki-designs.vn
photorealism-la-gi-truyen-than-wiki-designs.vn
photorealism-la-gi-truyen-than-wiki-designs.vn
photorealism-la-gi-truyen-than-wiki-designs.vn
photorealism-la-gi-truyen-than-wiki-designs.vn
photorealism-la-gi-truyen-than-wiki-designs.vn
Các nghệ sĩ khác: Alyssa Monks

photorealism-la-gi-truyen-than-wiki-designs.vn
photorealism-la-gi-truyen-than-wiki-designs.vn
photorealism-la-gi-truyen-than-wiki-designs.vn
Krzysztof Lukasiewicz

photorealism-la-gi-truyen-than-wiki-designs.vn
Nghệ thuật truyền thần ở Việt Nam và những mối liên hệ

Truyền thần, theo nghĩa Hán-Việt là truyền lại cái thần của người được vẽ. Cái “thần” đó chính là cảm xúc, là sự tinh tường trong từng nét vẽ của họa sĩ trên mặt tranh. Ra đời từ thế kỷ XIX, tranh truyền thần ban đầu là người họa sĩ vẽ theo người mẫu thật; và rồi là vẽ theo trí tưởng tượng của người kể. Thời kì đó, nghệ thuật nhiếp ảnh Việt Nam còn chưa phát triển.

photorealism-la-gi-truyen-than-wiki-designs.vn

Đến thập niên 1930 của thế kỷ XX, các hiệu ảnh tân kỳ cũng bắt đầu xuất hiện ở các thành phố lớn với những tấm ảnh rõ nét, nghề truyền ảnh ra đời. Người họa sĩ dùng mực Tàu mài ra nước vẽ lại những bức ảnh đã chụp theo yêu cầu của khách. Tranh truyền thần cần cần mẫn và tập trung cao độ, không chỉ giống với ảnh được chụp mà còn phải truyền được thần thái của con người đó, đặc biệt qua đôi mắt –  “điểm nhãn” của người mẫu (Mời độc giả tìm hiểu thêm câu chuyện về nghệ thuật truyền thần Việt Nam tại vietbao.vn)

photorealism-la-gi-truyen-than-wiki-designs.vn
photorealism-la-gi-truyen-than-wiki-designs.vn
photorealism-la-gi-truyen-than-wiki-designs.vn

Xin được rút ra sự so sánh, trên nhiều khía cạnh, nghệ thuật truyền thần (theo lối vẽ trường phái ấn tượng Pháp du nhập vào Việt Nam) có nhiều điểm tương tự như Photorealism. Vì vậy, Photorealism mang ý nghĩa tiếng Việt phần nào cũng giống “tranh truyền thần”.

Có thể bạn quan tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *