Xanh cổ điển với danh hiệu “Màu sắc của năm” – cổ điển hay hiện đại?

Viện Pantone từ lâu đã nổi tiếng với hệ thống màu sắc khổng lồ được sử dụng như ngôn ngữ chung giữa các nhà thiết kế, bên cạnh đó còn là truyền thống trao giải “màu sắc của năm” được đón chờ bởi mọi nhà hoạt động nghệ thuật khắp thế giới. Sở dĩ giải thưởng này mang một tầm quan trọng đến vậy bởi màu sắc được chọn ra sẽ gần như quyết định xu thế thiết kế, sáng tạo của cả thế giới trong năm.

 

Đúng với những gì tạp chí Digital Arts đã dự đoán vào tháng trước, viện Pantone đã hướng đến lựa chọn gam màu xanh, cụ thể hơn chính là màu xanh cổ điển với mã Patone 19-4502 trong hệ thống chuẩn, một lựa chọn được đánh giá là khá “dè dặt”, không có sự phá cách và nổi bật khi đem ra so sánh với những màu sắc được xướng danh từ những năm trước.

Lấy ví dụ như màu sắc của năm trước – màu hồng san hô đã tượng trưng cho sự khủng hoảng khí hậu toàn cầu, thu hút sự tập trung của dư luận trước cả khi giới hoạt động khí hậu lên tiếng, tiêu biểu là Grata Thunberg. Hay cũng có thể kể đến màu tím Ultra Violet vào năm 2018, với ý nghĩa ủng hộ quyền lợi của phụ nữ và cộng đồng LGBT.

 

 

 

Những quyết định táo bạo, mang ý nghĩa xã hội lớn lao như vậy luôn mang đến sự trầm trồ thích thú cho giới hoạt động nghệ thuật. Song màu xanh cổ điển của năm 2020 thì dường như không mang trong mình ý nghĩa xã hội nào cả, có chăng cũng chỉ là sự ủng hộ hướng đến một thời đại bảo thủ, với những sự kiện và đại diện chính trị diễn ra gần đây. Nhận định như vậy bởi màu xanh cổ điển là màu tượng trưng cho Đảng bảo thủ của hạ viện Anh hay màu của tấm hộ chiếu uy lực nhất thế giới – hộ chiếu Anh mà nay đã bớt đi giá trị bởi sự kiện Brexit.

 

Thế nhưng trước khi cho rằng danh hiệu của năm nay là không xứng đáng hay có phần “nhạt nhẽo”, hãy nhớ rằng màu sắc thắng cuộc trong năm nay không chỉ dừng lại ở khái niệm “màu sắc” đơn thuần, viện Pantone giờ đây còn hướng đến một trải nghiệm vượt lên trên những cảm nhận cũ kĩ chỉ dừng lại ở thị giác như in ấn, thời trang hay công nghệ, đó là một trải nghiệm đa giác quan, với cả 4 giác quan còn lại được kết hợp.

 

 

 

 

Năm nay, Pantone đã phối hợp với hàng loạt các thương hiệu, tập đoàn nổi tiếng như Firmenich, AudioUX, LANDR và The Inside để cho ra một màu xanh cổ điển được cảm nhận bằng cả 5 giác quan, vừa là âm thanh, vừa là mùi, vừa là cảm giác và cũng là một hương vị.

 

Màu xanh cổ điển giờ đây không chỉ mang trong mình đặc trưng của sự ổn định, hòa bình và kiên định, đó còn là nét hoài cổ trong âm nhạc khi được tạo phát bởi AudioUX, còn là kết cấu mang lại cảm giác mịn màng, mượt mà như nhung tạo bởi The Inside, hay còn là vị chín mọng của trái cây hay mùi hương mặn nồng của muối biển tạo ra bởi Firmenich.

 

Quá khoa trương chăng? Có thể vậy, song bất kì sự kiện màu sắc nào gần đây cũng có thể khiến bạn cảm thấy thế. Dù gì đi chăng nữa, sự mở rộng ý nghĩa màu sắc tới những giác quan đã khiến cho sự lựa chọn năm nay trở nên hợp lý hơn. Bên cạnh đó, khía cạnh âm nhạc ở màu xanh cổ điển dường như cũng đánh dấu cho sự trở lại của thứ nhạc Jazz êm ái, “cool ngầu”, gợi nhắc về những huyền thoại nhạc jazz như Miles Davis, Keith Jarret hay hãng thu âm nổi tiếng Blue Note Records.

 

Bên cạnh màu sắc thắng cuộc năm nay, Pantone cũng giới thiệu tới người dùng những màu sắc được yêu thích và đánh giá cao nhất.

 

 

 

 

 

 

Có thể bạn quan tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *