Wes Anderson và cảm hứng từ kiến trúc chuyển hóa luận trong phim hoạt hình Isle of Dogs

"Kiến trúc “huyền bí và đẹp đẽ” trong bộ phim mới của Wes Anderson, Isle of Dogs, lấy cảm hứng từ tác phẩm nghệ thuật của kiến trúc sư người Nhật Kenzo Tange", trích lời nhà thiết kế sản xuất Paul Harrod.

 

Harrod đã làm việc với đạo diễn Anderson về bộ phim hoạt hình stop motion mới, chuẩn bị ra mắt tại các rạp trên toàn thế giới. Ông nói rằng ông đã từng học được ở Tange những ví dụ minh họa về phong trào kiến trúc chuyển hóa theo xu hướng hiện đại của Nhật Bản, để từ đó xây dựng nên bối cảnh cho bộ phim.

 

isle-of-dogs-wes-anderson-kien-truc-chuyen-hoa-luan-1

 

Bộ phim Isle of Dogs lấy cảm hứng từ Kenzo Tange, cũng như những ví dụ điển hình khác về phong trào kiến trúc chuyển hóa theo xu hướng hiện đại của Nhật Bản.

 

 

Bộ phim lấy bối cảnh giả tưởng về thành phố Megasaki và hòn đảo Trash, tọa lạc tại một quần đảo thuộc đất nước Nhật trong 20 năm sau. “Nghệ thuật ở đây chính là thời gian 20 năm sau, nhưng lại không phải là 20 năm trong tương lai của chúng ta”, Harrod nói, “mà là 20 năm kể từ một sự kiện trong quá khứ, như thể bạn đang cố nghĩ về Nhật Bản vào năm 1963 và tưởng tưởng về 20 năm sau từ chính quá khứ đó.”

 

isle-of-dogs-wes-anderson-kien-truc-chuyen-hoa-luan-1

 

Bộ phim được đặt trong một bối cảnh tưởng tượng về thành phố Megasaki  và đảo Trash, thuộc một quần đảo của Nhật bản tại thời điểm 20 năm trong tương lai

 

 

“Có một điều gì đó thật sự đặc biệt về Nhật Bản mang lại cảm giác đặc trưng cho nơi này”, Harrod nói, “do vậy chúng tôi cố gắng hết sức có thể nhằm khiến những điểm đại diện cho phiên bản Nhật Bản giả định này mang đậm chất Nhật hơn nữa. “Nhưng những sự chuyển hóa này vẫn không hề vứt bỏ về lịch sử thiết kế kiến trúc truyền thống của Nhật Bản.”

 

Harrod là một đạo diễn phim hoạt hình và là một nhà thiết kế sản xuất có trụ sở chính tại Portland, Oregon. Ông làm việc với nhà đồng thiết kế sản xuất Adam Stockhausen để lên ý tưởng và xây dựng nên 240 bối cảnh và 44 giai đoạn cho bộ phim, được bấm máy tại Three Mills Studio phía đông London.

 

isle-of-dogs-wes-anderson-kien-truc-chuyen-hoa-luan-1

 

Bộ phim kể về cậu bé Atari 12 tuổi và hành trình tìm kím chú chó của mình, người đã bị trục xuất khỏi thành phố Megasaki đến với đảo Trash

 

 

Bộ phim kể về cậu bé Atari 12 tuổi và hành trình tìm kiếm chú chó Spots của mình, sau đó cậu bị trục xuất khỏi thành phố Megasaki để đến với đảo Trash cùng toàn bộ dân số chó trên toàn đất nước Nhật Bản sau một trận bùng phát đại dịch cúm gia cầm.

 

Thành phố Megasaki được xây dựng dựa trên sự chuyển hóa nền kiến trúc

 

Để xây dựng nên hình tượng thành phố Megasaki, nhà thiết kế sản xuất tập trung xoay quanh công trình kiến trúc của Tange, người giành giải thưởng Pritzker 1987. Ông là kiến trúc sư được công nhận nhiều nhất trong bước chuyển mình của nền kiến trúc Nhật Bản, diễn ra vào những năm 1960 sau giai đoạn phục hồi kinh tế. 

 

Harrod miêu tả “thành phố Megasaki như một sự kết hợp của sự chuyển hóa và những tòa nhà trọc trời kiểu mới."

 

“Sau đó chúng tôi kết hợp hình ảnh thành phố Megasaki cùng với Old Town, mà chủ yếu là một khu phố  bạn có thể thấy ở ngay cảnh đầu tiên của các cảnh quay đã được công bố, và dường như không thay đổi gì nhiều trong suốt 100 năm qua. Một nước Nhật cổ thời kì trước chiến tranh mang lại nét nghệ thuật cho từng khung cảnh”

 

isle-of-dogs-wes-anderson-kien-truc-chuyen-hoa-luan-1

 

Ngôi nhà vị thị trưởng phản diện của thành phố Megasaki được mô phỏng theo một phòng của khách sạn Imperial Tokyo do Frank Lloyd Wright thiết kế

 

 

Một nguồn cảm hứng khác đến từ lối kiến trúc theo phong cách Nhật Bản của kiến trúc sư Frank Lloyd Wright. Brick Mansion, ngôi nhà vị thị trưởng phản diện của thành phố Megasaki được mô phỏng theo một phòng của khách sạn Imperial Tokyo, nhưng ngày nay đã bị phá hủy, do Frank Lloyd Wright thiết kế năm 1923.

 

“Chúng tôi đã sử dụng Imperial Hotel để xây dựng nên mô hình ngôi nhà cho thị trưởng Kobayashi, Brick Mansion. Chúng tôi rất thích cái cách mà nó thể hiện được sự kết hợp của kiến trúc truyền thống Nhật Bản với một phong cách hiện đại của thế kỉ 20”, Harrod nói.

 

Ông giải thích “trong khi các đường mái gợi nên các thiết kế của thời kì Edo, thì những cấu trúc bằng đá nhiều hơn cả gỗ lại dấu ấn mang đậm phong cách phương Tây.”

 

isle-of-dogs-wes-anderson-kien-truc-chuyen-hoa-luan-1

 

Các nhà thiết kế tạo ra 240 bối cảnh và 44 giai đoạn cho bộ phim

 

 

“Tôi nghĩ rằng Frank Lloyd Wright luôn thu hút các nhà thiết kế sản xuất bởi lẽ việc ông sử dụng những đường kẻ ngang mạnh mẽ và xếp lớp đã phục vụ tốt cho một tỉ lệ rộng lớn các khía cạnh khác nhau, nhưng thật sự chúng tôi lại tạo dựng các đường mái theo chiều dọc nhằm tạo cho chúng một cái nhìn rõ nét hơn”, ông giải thích thêm.

 

Trash Island tham khảo thời kỳ Edo của Nhật Bản

 

Đối với Trash Island, Harrod đã giới thiệu các tranh minh họa ukiyo-e truyền thống từ thời Edo ở Nhật Bản, đặc biệt là tác phẩm của các nghệ sĩ Hiroshige và Hokusai. Ông giải thích: "Chúng tôi sẽ chồng lên nhau hai điều rất khác nhau và ý tưởng từ công việc mà họ làm – chúng tôi đã thẩm mỹ hóa bãi rác."

 

"Bãi rác là ở đó, trong điều kiện môi trường của bạn, nhưng cái cách nó được miêu tả là vẻ đẹp của nó, cả sự kinh khủng đồng thời là vẻ xinh đẹp, đó là một vùng đất hoang, nó bị ô nhiễm công nghiệp rất khủng khiếp."

 

isle-of-dogs-wes-anderson-kien-truc-chuyen-hoa-luan-1

 

Hoạt hình stop motion có sự tham gia chuyển động mỗi mô hình bằng tay

 

 

Harrod và nhóm đã sử dụng các vật liệu như ốc vít nhựa và các bộ phận máy cũ để tạo thành môi trường của Trash Island, làm cho nó trông "cằn cỗi" và "méo mó". "Chúng tôi đã thực hiện khá nhiều những kỹ thuật tạo mẫu trong phim này. Bạn có sự tương phản giữa Trash Island, một nơi rất cằn cỗi và là một sự tàn phá lớn, cùng với các công viên vui chơi bị bỏ rơi và một nhà máy thử nghiệm động vật mà từ lâu đã được bị bỏ hoang", Harrod giải thích.

 

"Sau đó bạn tương phản với thành phố Megasaki, một nơi rất tươi sáng và sạch sẽ, lý do là họ đã quyết định lấy hết rác thải và đổ nó lên hòn đảo này. Vì vậy, có một chút yếu tố tương lai cho thành phố Megasaki."

 

isle-of-dogs-wes-anderson-kien-truc-chuyen-hoa-luan-1

 

Mây và khói độc đã được làm bằng tay bằng cách sử dụng miếng bông, trong khi đó các vũng nước được tạo ra bằng cách sử dụng chất perspex phủ trong miếng bọc nhựa

 

 

Mây và khói độc đã được làm bằng tay bằng cách sử dụng miếng bông, trong khi đó các vũng nước được tạo ra bằng cách sử dụng chất perspex phủ trong miếng bọc nhựa. "Đó là một kỹ thuật thực sự cũ đã được sử dụng trong stop motion trong nhiều năm", Harrod nói thêm.

 

"Đối với những đám mây và những đám khói độc hại và những thứ tương tự như vậy, chúng tôi sử dụng len bông, trong khi sương mù có thể chỉ là một miếng vải bông đặt trên thiết bị. Người làm phim di chuyển vật lý len bông xung quanh để nó có sức sống, mỗi khung hình một lần. Thông thường, cách chúng tôi làm nước là phải có một mẩu perspex được bao phủ trong miếng bọc nhựa và các nhà làm phim hoạt hình tạo ra ít nếp nhăn và vết xước để nó bắt ánh sáng."

Có thể bạn quan tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *