Vợ chồng kiến trúc sư Robert Venturi và Denise Scott Brown – Những người tạo nền móng cho Chủ nghĩa Hậu hiện đại trong kiến trúc

Vo-chong-KTS-Venturi-Scott-Brown-1 

 

Chân dung cặp vợ chồng KTS lừng danh Robert Venturi và Denise Scott Brown

 

 

Tiểu sử

 

Robert Charles Venturi

Ngày sinh: 25/6/1925

Nơi sinh: Philadelphia, Pennsylvania, Mỹ

 

Denise Scott Brown

Ngày sinh: 3/10/1931

Nơi sinh: Bắc Rhodesia (Nay là Zambia)

 

Công ty kiến trúc: Venturi Scott Brown & Associates (Giờ có tên VSBA)

Các công trình nổi bật: Vanna Venturi House (Pennsylvania), Sainsbury Wing (London), Bảo tàng Allen Art (Ohio), Đại học Princeton (New Jersey), Washington Freedom Plaza (Washington D.C), Seattle Art Museum (Seattle),…

Cuốn sách lý luận nổi tiếng: Sự phức tạp và mâu thuẫn trong kiến trúc (Complexity and Contradiction in Architecture – 1966), Học hỏi từ Las Vegas (Learning from Las Vegas – 1972).

 

Họ là hai trong số những nhà lý thuyết kiến trúc có ảnh hưởng nhất của nửa cuối thế kỷ 20. Những thiết kế của họ đi đầu của phong cách chiết trung hay được biết đến với cái tên Chủ nghĩa Hậu Hiện đại – trái ngược với trường phái của kiến trúc Hiện đại, đó là sự xuất hiện của các chi tiết trang trí, tính đa nghĩa của biểu tượng trong kiến trúc.

 

Vo-chong-KTS-Venturi-Scott-Brown-2

 

Họ là những người tiên phong của phong cách chiết trung

 

Robert Venturi nghiên cứu về kiến trúc tại Đại học Princeton ở New Jersey, ông tốt nghiệp năm 1947 và lấy bằng thạc sĩ về nghệ thuật (M.F.A- Master of Fine Arts) năm 1950. Trong khoảng thời gian từ 1950 đến 1959 ông làm việc với vai trò là một nhà thiết kế cho các văn phòng kiến trúc của Oscar Stonorvov, Eero Saarainen và Louis I. Kahn. Ông còn giành được học bổng hữu nghị Rome Prize  (Giải thưởng được trao cho nhóm những người xuất sắc bao gồm các họa sĩ, kiến trúc sư, nhà nghiên cứu) để theo học tại Viện hàn lâm Mỹ tại Roma (American Academy in Rome).

Năm 1964 ông cùng người cộng sự của mình là John Rauch thành lập văn phòng kiến trúc riêng với tên gọi Venturi & Rauch (Hiện tại là công ty VSBA).

 

Vo-chong-KTS-Venturi-Scott-Brown-3



Là những người cộng sự gắn bó từ khi còn trẻ và ăn ý trong công việc 

 

 Denise Scott Brown không chỉ được biết đến với vai trò là một kiến trúc sư mà bà còn là một nhà nghiên cứu quy hoạch đô thị, một nhà văn, nhà giáo dục nổi tiếng. Bà theo học tại Đại học Witwatersrand (Nam Phi), đến London làm việc cho kiến ​​trúc sư Frederick Gibberd, tham gia vào Hiệp hội các trường kiến trúc London, tốt nghiệp với tấm bằng cử nhân về kiến trúc năm 1955 (B.Arch- Bachelor of Architecture) trước khi bà sang Mỹ với chồng (KTS Robert Scott Brown- người chồng đã chết trong vụ tai nạn giao thông năm 1959) để nghiên cứu cùng với Louis Kahn tại Đại học Pennsylvania. Bà nhận được tấm bằng thạc sỹ về quy hoạch đô thị năm 1960.

Scott Brown đã tham gia vào giảng dạy tại trường cùng năm đó khi bà đang trong quá trình học tập để lấy bằng thạc sĩ về kiến trúc (M.Arch). Tại đây, bà đã gặp Robert Venturi, lúc này ông đang dạy về kiến trúc tại đại học Pennsylvania. Họ kết hôn năm 1967 và 2 năm sau Scott Brown chính thức trở thành cộng sự trong văn phòng kiến trúc của Venturi.

 

 

Vanna Venturi House và Cuốn sách “Sự phức tạp và mâu thuẫn trong kiến trúc”

 

Công trình kiến trúc Vanna Venturi House được Robert Venturi xây dựng dành tặng mẹ mình năm 1962 và cuốn sách “Sự phức tạp và mâu thuẫn trong kiến trúc” viết năm 1966 là những tác phẩm không có sự kết hợp của vợ ông bà Scott Brown và là dấu mốc quan trọng đầu tiên của Venturi trong giới kiến trúc.

 

 

Vanna Venturi House

 

Vo-chong-KTS-Venturi-Scott-Brown-7

 

Mô hình của Vanna Venturi House

 

 

Vo-chong-KTS-Venturi-Scott-Brown-4

 

Mặt tiền của ngôi nhà với một lỗ mở phía đầu hồi 

 

 

Vo-chong-KTS-Venturi-Scott-Brown-5

 

Ngôi nhà nhìn từ phía Tây Nam

 

Tọa lạc trên Đồi Chestnut, Pennsylvania, Vanna Venturi House được coi là một công trình dí dỏm, gây nhiều tranh cãi, có hình thức kiến trúc đơn giản nhưng phức tạp trong mặt bằng và biểu thị sự đa dạng của ngôn ngữ kiến trúc.

Trong khi nhiều người coi đây là một minh chứng đầu tiên của kiến trúc Hậu hiện đại thì Venturi lại khẳng định ông không hề tạo nên một phong trào mới nhưng thực chất thì đúng là tòa nhà đã được xây dựng hơn một thập kỷ trước khi chủ nghĩa Hậu hiện đại xuất hiện. Với Vanna Venturi House, Robert Venturi đã chỉ ra rằng đôi khi các quy tắc sinh ra cũng là để bị phá vỡ.

 

Vo-chong-KTS-Venturi-Scott-Brown-6

 

Phía Đông Nam căn nhà.

 Tổng thể ngôi nhà ta thấy mặt nào cũng sẽ có những ô cửa sổ với những kích thước khác nhau và không đối xứng.

 

Các yếu tố truyền thống đã được áp dụng một cách độc đáo trong kiến trúc. Thứ nhất, đầu hồi có một lỗ mở ở trung tâm, kiến trúc này hoàn toàn đánh lừa về quy mô của cả ngôi nhà. Ngay cả đối với những người bình thường, kiến trúc của Venturi cũng gây bất ngờ, họ cũng nhận thấy được sự mâu thuẫn trong đó. Bên trong, năm phòng được bố trí xung quanh một lò sưởi kết hợp quá khổ và một cầu thang mở chẳng dẫn tới đâu cả. Phòng khách là ở trung tâm, với không gian phòng ăn và nhà bếp riêng biệt ở một bên, phòng ngủ chính, phòng giải trí ở một hướng khác và một phòng ngủ khác trên gác mái. Cách bố trí này là một tài liệu tham khảo thực tế trong các môn học về quy hoạch đô thị tại các trường đại học về kiến trúc thời điểm đó. "Một số người nói rằng ngôi nhà của mẹ tôi trông giống như bản vẽ của trẻ em nó đại diện cho các khía cạnh cơ bản của một nơi trú ẩn – mái đầu hồi, ống khói, cửa và cửa sổ" trong Venturi in Architectural Record năm 1982. "Tôi thích họ nghĩ về nó như vậy”.

 

Vo-chong-KTS-Venturi-Scott-Brown-9

 

Thiết kế cầu thang "cụt"

 

 

Vo-chong-KTS-Venturi-Scott-Brown-10

 

Lò sưởi ở trung tâm ngôi nhà 

 

 

Cuốn sách “Sự phức tạp và mâu thuẫn trong kiến trúc”

 

Cuốn sách “Sự phức tạp và mâu thuẫn trong kiến trúc” của Robert Venturi ra đời năm 1966 ớ New York đã gây một tiếng vang mạnh mẽ trong giới kiến trúc thế giới. Cuốn sách của Venturi đã đóng góp một công cụ sắc bén phê phán kiến trúc Hiện đại và tạo điều kiện cho trào lưu Hậu – Hiện đại ra đời và phát triển. Có rất nhiều người phản bác tư tưởng của Venturi. Vincent Scully – Giáo sư Đại học Yale viết về cuốn sách: “Có thể xem nó là lý thuyết kiến trúc quan trọng nhất sau cuốn “Hướng về một nền kiến trúc” (Vers line Architecture) do Le Corbusier viết năm 1923″ và “tôi tin chắc rằng tương lai sẽ xếp tác phẩm này vào số một trong những bài viết cơ bản của thời đại chúng ta. Đây là một cuốn sách khó chịu, nó dành cho các kiến trúc sư đang hành nghề và rất quan tâm đến những vấn đề thị giác, không dành cho những kẻ thích nhắm mắt lại vì sợ bị sốc bởi những gì mình nhìn thấy”, tư tưởng của Venturi dã dấy lên một sự tức tối mãnh liệt trong các bộ óc hàn lâm nhất của thế hệ Bauliaus – những người hoàn toàn thiếu óc hài hước.

 

Vo-chong-KTS-Venturi-Scott-Brown-11

 

Cuốn sách "Sự phức tạp và mâu thuẫn trong kiến trúc" của Venturi 

 

 

Vo-chong-KTS-Venturi-Scott-Brown-12

 

Hình ảnh bên trong cuốn sách 

 

 

Vo-chong-KTS-Venturi-Scott-Brown-13

 

"Sự không thẳng thắn trong kiến trúc: Một tuyên ngôn nhẹ nhàng"

 

 Trong bản dịch cuốn sách ra tiếng Pháp ông dùng nhan đề “Về sự nhập nhằng trong kiến trúc”, nhan đề này đã nói lên tư tưởng chính của lý thuyết mà ông đặt ra. Bản thân Venturi, với tính bộc trực thẳng thắn đã nói về quan điểm của mình khi viết cuốn sách này: “Ngày nay người ta có xu hướng đào tạo nên các kiến trúc sư “cổ lỗ” hoặc hoàn toàn phát ngán, và kiến trúc là một hiện tượng quá phức tạp để cho những người thường giữ gìn một cách cẩn thận sự ngu dốt của mình đề cập đến. Là một nghệ sĩ, tôi xin nói thẳng thừng rằng, trong kiến trúc tôi thích cái gì – Các tác phẩm phức tạp và đầy mâu thuẫn”.- Venturi nói. 

 

Vo-chong-KTS-Venturi-Scott-Brown-14

 

 Ông chỉ ra sự phức tạp và rắc rối của công trình Starhill Gallery

 

 

Cuốn sách “Học hỏi từ Las Vegas”

 

Vo-chong-KTS-Venturi-Scott-Brown-15

 

Cặp đối ngẫu trong kiến trúc "công trình-biển quảng cáo"

 

 

Vo-chong-KTS-Venturi-Scott-Brown-16

 

Denise Scott Brown ở Las Vegas năm 1968

 

 Trong cuốn sách viết năm 1972 “Học hỏi từ Las Vegas” , Venturi và Scott Brown coi Las Vegas như một phòng thí nghiệm để khám phá phương pháp mới nhận thức về thiết kế đô thị, giới thiệu ý tưởng về những hình mẫu hoạt động lồng ghép như là một công cụ thiết kế nhằm tìm thấy các hình thức (vật lý) từ các điều kiện xã hội, ủng hộ việc đánh giá lại những khái niệm của chúng ta về bối cảnh trong kiến trúc, và bàn luận về mối quan hệ giữa hình thức và sự linh hoạt của chức năng, sau cùng lại ủng hộ kiến trúc kiểu sức uốn cong các quy tắc ở thời đại hậu công nghiệp thông tin ngày nay.

Nghiên cứu của họ đưa đến một kết luận là công trình có thể biểu hiện nội dung của nó theo nhiều cách khác nhau. Họ thiết lập 2 phạm trù: Con Vịt (The Duck)  và Công trình với biển quảng cáo (The Decorated Shed)

 

Con vịt

Con vịt là công trình mà bản thân nó chính là dấu hiệu của mình. Ý nghĩa và hình thái học là một. Biển hiệu và công trình không tách rời nhau và công trình bản thân nó biểu hiện cho ý nghĩa của mình. Thuật ngữ này bắt nguồn từ một cửa hàng chim cảnh có hình dáng một chú vịt.

 

Vo-chong-KTS-Venturi-Scott-Brown-29

 

Vo-chong-KTS-Venturi-Scott-Brown-30

 

 

Công trình với biển quảng cáo

Là một loại công trình mà ở đó dấu hiệu được tách rời và ý nghĩa được áp trực tiếp lên một tấm biển hiệu. Ý nghĩa được bao hàm trong chiếc biển và công trình kiến trúc tự nhiên trở nên không còn quan trọng. Các loại công trình tương tự có thể là nhà thờ hoặc sòng bạc, nội dung của công trình được thể hiện trên biển hiệu.

 

Vo-chong-KTS-Venturi-Scott-Brown-31

 

Vo-chong-KTS-Venturi-Scott-Brown-17

 

Vo-chong-KTS-Venturi-Scott-Brown-18

 

Venturi và Scott Brown khai thác những ý tưởng mà họ nhận được từ nghiên cứu Las Vegas và dùng chúng để nghiên cứu cách mà ý nghĩa được tạo ra trong môi trường thường ngày. Họ quan sát cách mà kiến trúc thường nhật ẩn chứa các ký hiệu và thể hiện ý nghĩa trong các bối cảnh khác nhau. Không giống như kiến trúc theo chức năng luận ở cấp nông cạn của chủ nghĩa Tân Hiện đại (Neo-Modernism) hay phong cách biểu hiện mạnh mẽ của chủ nghĩa Phi kết cấu, lảng tránh sự đối thoại kiến trúc thích đáng về lịch sử và văn hóa, họ gợi ý những phương pháp để hiểu về xã hội đương đại vừa là những hình mẫu cá nhân cũng như cá nhân, đồng thời ca tụng kiến trúc như là một phần cốt yếu của sự phức tạp.

 

 

Sainsbury Wing, National Gallery

 

Vo-chong-KTS-Venturi-Scott-Brown-19

 

Khu trưng bày quốc gia ở London được thiết kế bởi kiến ​​trúc sư Williams Wilkins trong 1832-1838, đã có nhiều nâng cấp trong những năm qua, tại đây chủ yếu chứa những tác phẩm nghệ thuật có giá trị của Hà Lan và. Lần sửa đổi gần đây nhất được thực hiện bởi Robert Venturi, Denise Scott Brown và Edward Middleton Barry từ năm 1989-1991.

 

"Bức tường cổ điển" ở phía trước

Các nội thất, kiến trúc của chủ nghĩa Hậu hiện đại: những mái vòm phù hợp hơn khi khoảng cách nhỏ hơn- giống với quan điểm ảo tưởng Bernini sử dụng hiệu quả trong Scala Regia tại Cung điện Vatican và các bộ phận của cột là chỉ có thể nhìn thấy từ một hướng.

 

Vo-chong-KTS-Venturi-Scott-Brown-20

 

Vo-chong-KTS-Venturi-Scott-Brown-21

 

Cầu thang rộng rãi với bức rãi kết hợp với bức rèm thủy tinh

 

 

Quan điểm của người thiết kế lại với thiết kế một cột duy nhất

 

Vo-chong-KTS-Venturi-Scott-Brown-32

 

Kết nối giữa kiến trúc cũ của bảo tàng và khu trưng bày mới

“Chái” mới được liên kết với tòa nhà chính bằng một tòa nhà mái vòm, bên trái cầu thang chính là bức tường rèm bằng thủy tinh. Bên trong, du khách có thể thăm quan khu trưng bày triển lãm tạm thời, phòng hội nghị, nhà hàng, một giảng đường 350 chỗ ngồi, cửa hàng bán đồ lưu niệm mở rộng, và một trung tâm thông tin tương tác. Phòng trưng bày được sắp xếp theo một hệ thống cấp bậc từ  nhỏ, trung bình đến các phòng lớn, ánh sáng mỗi phòng là sự kết hợp tinh tế và cân bằng của nguồn ánh sáng tự nhiên và nhân tạo.

 

Vo-chong-KTS-Venturi-Scott-Brown-33

 

Vo-chong-KTS-Venturi-Scott-Brown-23

 

 

Bảo tàng Allen Art 

 

Vo-chong-KTS-Venturi-Scott-Brown-24

 

 

Đại học Princeton

 

Vo-chong-KTS-Venturi-Scott-Brown-25

 

 

Washington Freedom Plaza

 

Vo-chong-KTS-Venturi-Scott-Brown-26

 

 

Seattle Art 

 

Vo-chong-KTS-Venturi-Scott-Brown-27

 

 Với những cống hiến của mình, Robert Venturi được tặng giải thưởng Pritzker năm 1991. Mặc dù là một cộng sự có nhiều đóng góp to lớn nhưng Scott Brown lại không được vinh dự nhận giải thưởng này. Năm 2013 Venturi đã tham gia vào một chiến dịch kêu gọi những nhà tổ chức của Giải thưởng kiến trúc Pritzker trao tặng lại cho vợ mình giải thưởng mà ông đã được trao vào năm 1991. Về vợ mình, Robert Venturi viết : “Danise Scott Brown là một cộng sự đầy nhiệt huyết và có công sức tương đương với tôi” , điều đó cũng được chứng minh qua 22 năm cộng tác của bà Danise với ông tại công ty Venturi Scott Brown & Associates. Vào năm 2012 khi Robert Venturi đã nghỉ hưu thì Danise vẫn tiếp tục công tác tại văn phòng.

Cuộc vận động này là kết quả sau ý kiến của bà Danise Scott Brown trả lời trong cuộc vận động của tạp chí AJ về vị trí của phụ nữ trong lĩnh vực kiến trúc, trong cuộc phỏng vấn này bà đã nói về giải thưởng Pritzker “Họ nợ tôi không chỉ là một giải thưởng Pritzker mà còn cả buổi lễ trao giải. Hãy vinh danh sự đồng sáng tạo”.

Hai kiến trúc sư, nhà lý luận lừng danh của kiến trúc Hậu hiện đại đã nhận được giải thưởng AIA Golden Medal 2016 của Hội kiến trúc sư Mỹ vì những đóng góp của mình cho kiến trúc Mỹ cũng như thế giới.

 

Vo-chong-KTS-Venturi-Scott-Brown-28

Có thể bạn quan tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *