Thiết kế kiến trúc: MyAn Architects
Địa điểm: Tà Nung, Thành phố Đà Lạt, Tỉnh Lâm Đồng, Việt Nam
Hạng mục công trình: Văn phòng
Đội ngũ thiết kế: Trần Thiện Sinh, Huỳnh Đức Thừa, Nguyễn Ngọc Hải
Diện tích: 500m2
Năm hoàn thành: 2017
Các nhà sản xuất: Hafele, Hunter Douglas Architectural, Toto, Häfele
Thông tin chi tiết được cung cấp bởi các kiến trúc sư
Cụm văn phòng điều hành của Tà Nung Homestay nằm ở Thung lũng Tà Nung cách trung tâm thành phố Đà Lạt 18 km về phía Tây. Đây là một thị trấn nhỏ nổi tiếng là vùng đất của những cánh đồng hoa và nông trại cà phê trải dài bất tận. Nơi đây được sương mù Đà Lạt bao phủ, đem lại không gian làm việc thân thiện với môi trường cho toàn bộ nhân viên với quy mô từ 8-10 người, họ sẽ giúp điều hành toàn bộ hệ thống hành chính của Tà Nung Homestay.
Với một vị trí khá khiêm tốn trong thung lũng, văn phòng này được xây dựng và hiện đại hóa để trở thành một nơi làm việc vừa mang tính kết nối nhưng cũng vừa tách biệt rõ ràng để hài hòa với thiên nhiên hùng vĩ của núi đồi Tà Nung.
Thiết kế hướng tới sự cởi mở và gắn kết, cũng như bày tỏ sự tôn trọng đối với thiên nhiên xung quanh. Không gian làm việc mang đến sự cân bằng với tính chất không gian mở – vừa là khu vực sinh hoạt chung, cũng vừa được chia thành nhiều khu vực làm việc riêng tư. Không gian văn phòng chính nằm ở phía Đông, nơi mọi người có thể gặp gỡ, làm việc, giao lưu. Bao quanh khu này là khung cảnh tráng lệ và bầu không khí ẩm ướt, lạnh lẽo của rừng thông.
Nằm ở giữa cụm, sân thượng cộng đồng đóng vai trò là vùng đệm chào đón khi vào văn phòng, một nơi tụ tập hoàn hảo cho bữa trưa để tăng cường tương tác của nhân viên cũng như chứng kiến sự bảo tồn thiên nhiên khi một cây thông hiện có được bảo tồn tự nhiên như một một phần của sân thượng cộng đồng.
Nằm ở giữa cụm văn phòng là sân thượng dùng cho hoạt động sinh hoạt chung, gắn kết, chào đón khách hàng đến với văn phòng. Đây cũng là khu vực thích hợp để tụ họp cho bữa trưa – vừa giúp tăng cường tương tác giữa các nhân sự chính, vừa là nơi có thể quan sát được sự bảo tồn đối với thiên nhiên nơi đây, khi đưa thiên nhiên trở thành yếu tố chính của khu vực này.
Sân thượng ngoài ra còn có chức năng như một cầu nối giữa văn phòng chính với khu vực phòng ngủ, phòng khách và các tiện nghi khác. Ánh sáng rực rỡ vào ban ngày cũng được tận dụng tối đa. Những tấm kính lớn được xếp thành hàng từ dưới lên trên và kết hợp với các vật liệu địa phương phong phú như gỗ thông để làm mái nhà. Kết cấu này giúp khuếch tán ánh sáng mặt trời ở cả 2 phía Nam – Bắc, trong khi vẫn duy trì được tầm nhìn và xóa đi ranh giới giữa không gian trong nhà và ngoài trời.
Một thách thức nữa đối với các KTS là phải thiết kế văn phòng điều hành này sao cho vẫn dễ dàng nhìn thấy được nó vào ban đêm. Thêm vào đó là không được phá hủy đi sự tự nhiên của khu rừng với tính chất hoang dã, không bị ô nhiễm nơi đây. Giải pháp được các KTS đưa ra đó là biến không gian này thành một cái đèn lồng phát sáng vào ban đêm. Bằng cách sử dụng nhiều đèn nhỏ với ánh sáng ấm và sắp xếp chúng sao cho khúc xạ được từ trong ra ngoài. Giải pháp đưa ra đã giúp không gian trở nên sống động và dễ dàng nhận thấy khi đêm về.