Trường phái thiết kế hiện đại Mid-century: 15 ví dụ điển hình

 truong-phai-thiet-ke-hien-dai-mid-century-15-vi-du-dien-hinh-02

 

Trường phái thiết kế hiện đại Mid-century thịnh hành nhất giữa thập niên 1940 và 1960. Tuy nhiên, xu hướng thiết kế có tầm ảnh hưởng này chưa bao giờ bị thất sủng và ngày nay tiếp tục chứng minh mọi lời chê bai, chỉ trích là sai qua việc nó vẫn phổ biến, on-trend với quy mô lớn cho tới giờ.

 

Sự quan tâm tới loại hình thẩm mỹ này bắt nguồn từ sự thành công của những bộ phim drama dài tập ăn khách ví dụ như Mad Men, quảng bá cho những vật dụng mang phong cách hiện đại mid-century tại những cửa hàng vintage, những hội chợ nội thất và những khu chợ trực tuyến như Etsy.

 

 

Trường phái thiết kế hiện đại Mid-century là gì?

 

Trường phái thiết kế hiện đại Mid-century là xu hướng thiết kế mang tính thực tiễn, theo phong cách clean-line trải dài các lĩnh vực như kiến trúc, thiết kế nội thất, đồ đạc nội thất, sản phẩm và thiết kế đồ họa được tạo ra trong suốt giữa thế kỷ 20. Ngày tháng chính xác vẫn là vấn đề tranh cãi, một vài người cho rằng phong cách hiện đại mid-century có từ năm 1933 tới 1965, trong khi những người khác thì đưa ra một khoảng thời gian ngắn hơn là từ 1947 tới 1957.

 

 

Thế nào là phong cách thiết kế hiện đại mid-century?

 

Trường phái thiết kế mid-century hữu dụng, đơn giản và rõ ràng giống hệt như tên gọi của nó. Thiết kế hiện đại mid-century tràn ngập với những đường nét đơn giản, cứng cáp, những hình dáng đơn giản, tự nhiên và có sự cân đối rõ ràng, tinh xảo cũng như bảng màu màu nổi – một sự tiến hóa trong phong cách thiết kế của những người theo trường phái hiện đại thuở sơ khai ví dụ như Bauhaus.

 

Hãy đọc tiếp để khám phá 15 ví dụ điển hình cho trường phái hiện đại mid-century qua các lĩnh vực như nội thất, kiến trúc, sản phẩm, đồ họa…

 

 

1. Ghế dài Eames

 

truong-phai-thiet-ke-hien-dai-mid-century-15-vi-du-dien-hinh-03



Một biểu tượng của thiết kế hiện đại mid-century, ghế dài Eames vẫn được sản xuất liên tục kể từ năm 1956

 

Nhiều nhà thiết kế hiện đại mid-century đã tuyển chọn kỹ lưỡng để đem lại vẻ thẩm mỹ mang tính nhân tạo hơn là cố gắng bắt chước loại hình những đường vân gỗ hay nhiều chất liệu truyền thống khác. Kim loại, thủy tinh, vinyl và gỗ plywood là những thứ được sử dụng phổ biến.

 

Có lẽ ví dụ nổi tiếng nhất cho nội thất theo phong cách hiện đại mid-century là ghế ngồi, ghế dài có đệm Eames được thiết kế cho Herman Miller vào năm 1956, nó kết hợp lớp vỏ bên ngoài được uốn cong theo khuôn làm từ gỗ plywood được đánh veneer cùng với lớp da mềm mịn.

 

Cho tới thời điểm hiện tại, Charles và Ray Eames đã thiết kế nhiều sản phẩm giá cả phù hợp để sản xuất đại trà và đây là nỗ lực đầu tiên của họ với dòng sản phẩm cao cấp xa xỉ. Nó đã được liên tục đưa vào sản xuất kể từ đó và hiện nằm trong bộ sưu tập vĩnh cữu của MoMA.

 

 

2. Đại học công nghệ Helsinki

 

truong-phai-thiet-ke-hien-dai-mid-century-15-vi-du-dien-hinh-04



Phong cách thiết kế kiến trúc hiện đại mid-century của Alvar Aalto tuyệt đẹp được phát hiện trên khuôn viên của trường đại học công nghệ Helsinki

 

Nhà thiết kế người Phần Lan Alvar Aalto cực kỳ uyên bác và đa tài. Tác phẩm của ông trải dài từ kiến trúc, nội thất, nghệ thuật với kim chỉ (textiles) cho tới các đồ thủy tinh cũng như điêu khắc và hội họa.

 

Thứ gọi là ‘thời kì gạch đỏ’ (Redbrick period) của kiến trúc của Aalto bắt đầu với một ký túc xá tên Baker House tại Học viện Công Nghệ MIT, được hoàn thành vào năm 1949. Hình dạng gợn sóng của nó đem đến cho học sinh cũng như những ai sinh sống ở đó một góc nhìn ra con sông Charles đẹp nhất có thể.

 

Trong chuyến trở về Phần Lan của ông, Aalto đã ứng dụng một hướng tiếp cận thiết kế hiện đại mid-century tương tự cho khuôn viên nổi bật của đại học công nghệ Helsinki vào năm 1950 cũng như tòa thị chính Säynätsalo (1952) và nhà văn hóa Helsinki (1958).

 

 

3. Những tấm bưu thiếp Linen

 

truong-phai-thiet-ke-hien-dai-mid-century-15-vi-du-dien-hinh-05



Curt Teich tại Chicago là người tiên phong trong việc in thạch bản, và đã sản xuất nhiều bưu thiếp Linen cho Stanley A.Piltz

 

Tại Mỹ, trường phái thiết kế hiện đại mid-century được phản ánh trong thiết kế của những tấm bưu thiếp Linen, chúng bao gồm những tấm thiệp quang cảnh của những thành phố, những tòa nhà và những công trình tưởng niệm.

 

Curt Teich ở Chicago là nhà xuất bản những tấm bưu thiếp này nhiều nhất và tiên phong trong việc in ấn thạch bản. Chúng được sản xuất trên giấy sợi cotton, tạo cảm giác như lụa vậy.

 

Một trong những khách hàng của Teich là một nhiếp ảnh gia làm việc tại California tên Stanley A.Piltz, bưu thiếp Linen của ông miêu tả khung cảnh mĩ miều của vùng vịnh San Francisco cũng như toàn cảnh Gold Gate năm 1939.

 

 

4. Đồ gốm Coupe

 

truong-phai-thiet-ke-hien-dai-mid-century-15-vi-du-dien-hinh-06

 

Dòng sản phẩm bộ đồ ăn bằng gốm sứ Coupe bởi Heath Ceramics vẫn chưa bao giờ hết ‘hot’ kể từ khi nó được thiết kế vào cuối thập niên 1940

 

Nhà thiết kế đồ gốm người Mỹ Edith Heath đã sáng lập công ty Heath Ceramics vào năm 1948, đi theo hướng sản xuất nhiều bộ đồ ăn chất liệu gốm sứ theo phong cách hiện đại mid-century cũng như những ô đá lát trong kiến trúc.

 

Giống như ghế Eames Lounge, dòng sản phẩm ‘Coupe’ nổi tiếng nhất của Heath Ceramics vẫn được ưa chuộng kể từ khi nó xuất hiện, thỉnh thoảng chỉ thay đổi một chút về kết cấu và màu sắc của men sứ thôi.

 

 

5. Farnsworth House

 

truong-phai-thiet-ke-hien-dai-mid-century-15-vi-du-dien-hinh-07

 

Được thiết kế bởi kiến trúc sư theo phong cách hiện đại mid-century Ludwig Mies van der Rohe, Farnsworth House được đặt làm Di tích lịch sử quốc gia vào năm 2006

 

Một biểu tượng khác của kiến trúc hiện đại mid-century là Farnsworth House của Ludwig Mies van der Rohe được hoàn thành vào năm 1951.

 

Một nhà nghỉ cuối tuần phòng đơn được đặt hàng bởi chuyên gia thận học nổi tiếng ở Chicago Tiến sĩ Edith Farnsworth, công trình gồm thép và kính có diện tích 1500 ft2 này có thể được tìm thấy cách 50 dặm bên ngoài Chicago, ở phía nam Plano, Illinois.

 

Nhờ được đưa vào sổ bộ Địa danh Lịch sử Quốc Gia Hoa kỳ vào năm 2004, Farnsworth House đã trở thành Địa điểm Di tích Lịch sử Quốc gia vào năm 2006 và hiện tại là viện bảo tàng lịch sử.

 

 

6. Những thiết kế logo của Paul Rand

 

truong-phai-thiet-ke-hien-dai-mid-century-15-vi-du-dien-hinh-08

 

Với kiểu chữ sans serif được đặc trong một hình tròn đơn giản, logo ABC của Paul Rand là ví dụ chủ đạo cho thiết kế đồ họa phong cách hiện đại mid-century

 

Là huyền thoại về các vòng tròn thiết kế đồ họa, Paul Rand cũng là một người tiên phong trong trường phái thiết kế hiện đại mid-century, ứng dụng những nguyên tắc về hình dáng hình học đậm, đường nét đơn giản, “sạch”  và trường phái biểu tượng đồ họa cho những logo của anh ấy, ví dụ như của IBM, UPS và ABC.

 

Những sự hồi sinh hiện đại của thể loại thẩm mỹ này bao gồm xu hướng thiết kế phẳng, và chủ nghĩa tối giản nói chung: thiết kế đồ họa phong cách hiện đại mid-century là về việc biến những khái niệm phức tạp thành những dạng trực quan đơn giản nhất.

 

 

7. Ghế Egg

 

truong-phai-thiet-ke-hien-dai-mid-century-15-vi-du-dien-hinh-09

 

Chiếc ghế Egg khác biệt tuyệt đối không thể bị nhầm lẫn của Arne Jacobsen có thể quen thuộc với UK fan của show truyền hình thực tế ăn khách Big Brother

 

Được thiết kế bỏi Arne Jacobsen vào năm 1958 cho khách sạn Radisson SAS ở Copenhagen, chiếc ghế Egg là một biểu tượng tượng trưng của trường phái thiết kế hiện đại mid-century. Bằng việc sử dụng chất liệu tiên tiến nhất thời bấy giờ, người ta nghĩ rằng nó được truyền cảm hứng bởi ghế Womb của Eero Saarinen.

 

Jacobsen hứng thú với việc đặt tên cho những vật mà ông tạo ra, và “portfolio ghế“ của ông bao gồm Swan, Ant, Cigar, Pot, Drop và Giraffe.

 

Egg đặc biệt trở thành tâm điểm được ưa chuộng lại vào năm 2000: nó được sử dụng làm ghế diary room trong series đầu tiên của chương trình truyền hình Anh quốc Big Brother.

 

 

8. Palacio da Alvorada

 

truong-phai-thiet-ke-hien-dai-mid-century-15-vi-du-dien-hinh-10

 

Palacio da Alvorada, được thiết bởi Oscar Niemeyer theo phong cách hiện đại mid-century là nơi tổ chức các hội nghị quan trọng cho chính phủ Brazil kể từ thập niên 1950.

 

Tọa lạc ở Brasília, thiết kế của Oscar Niemeyer cho Palacio da Alvorada – dinh thự chính thức của chính phủ Brazil – là một ví dụ xuất sắc khác trong lĩnh vực kiến trúc của những người theo trường phái thiết kế hiện đại mid-century.

 

Được hoàn thành vào năm 1958, nó đã trở thành nơi ở của mọi tổng thống Brazil kể từ thời Juscelino Kubitschek và là Địa điểm Di tích Lịch sử Quốc gia.

 

 

9. Tác phẩm họa tiết của Lucienne Day

 

truong-phai-thiet-ke-hien-dai-mid-century-15-vi-du-dien-hinh-11

 

Calyx là một trong những tác phẩm nghệ thuật kim chỉ nổi tiếng nhất của Lucienne Day

 

Bảng màu hiện đại mid-century rất đặc trưng. Chúng thường bao gồm những gam màu nhẹ, sáng và sặc sỡ như màu váng ánh mặt trời, màu mint và fuchsia, cũng như những gam màu ấm là những màu mang thuộc tính đất và đậm như vàng gold, màu đỏ paprika và màu xanh lá olive.

 

Tác phẩm họa tiết đồ họa của Lucienne Day cực kỳ có ảnh hưởng to lớn lên trực quan thẩm mỹ của trường phái thiết kế hiện đại mid-century và được áp dụng vào mọi thứ từ giấy dán tường và thảm cho tới các đồ gốm sứ và khảm (mosaic).

 

Một trong những tác phẩm nổi tiếng của Day, tác phẩm Sunrise bị ảnh hưởng phong cách Nhật Bản sử dụng bảng màu nghệ thuật tinh vi gồm màu gold, màu bí ngô và hồng cánh hoa.

 

 

10. Đèn chùm hình quả artichoke PH

 

truong-phai-thiet-ke-hien-dai-mid-century-15-vi-du-dien-hinh-12

 

Đèn chùm artichoke ấn tượng của Poul Henningsen rất nặng, nó cần được treo bởi dây cáp thép không gỉ cứng cáp

 

Kiến trúc sư và nhà thiết kế người Đan Mạch Poul Henningsen có lẽ được biết đến nhiều nhất bởi sự đóng góp của ông trong lĩnh vực thiết kế ánh sáng, với một ví dụ nổi bật theo phong cách thiết kế hiện đại mid-century đó là Đèn chùm artichoke PH.

 

Có kết cấu bằng cách xếp chồng những ‘chiếc lá’ hình học lên nhau,  vật nội thất tĩnh khác biệt này nổi bật với một bộ tán xạ bằng chrome bên trong và hiện được bày bán với các loại chất liệu thép không gỉ màu đồng, trắng hoặc màu kim loại nguyên chất. Nó rất nặng nên cần những dây cáp treo trần nhà bằng thép để hỗ trợ.

 

 

11. Nhà thờ nhỏ của MIT

 

truong-phai-thiet-ke-hien-dai-mid-century-15-vi-du-dien-hinh-13

 

Nhà thờ nhỏ này nằm trong khuôn viên học viện MIT được thiết kế bởi kiến trúc sư tiên phong theo trường phái hiện đại mid-century Eero Saarinen

 

Thiết kế của Eero Saarinen dành cho nhà thờ Cơ đốc giáo trong khuôn viên học viện công nghệ MIT có thể được tìm thấy bên cạnh giảng đường Kresge và Kresge Oval – chúng cũng được chính Saarinen thiết kế.

 

Một tòa nhà hình trụ bằng gạch không cửa sổ nằm trong một con hào nông làm bằng bê tông , gắn trên đỉnh là một vật hình chóp bằng nhôm, nhà thờ nhỏ được biết đến rộng rãi như một ví dụ tiêu biểu của trường phái thiết kế kiến trúc hiện đại mid-century. Saarinen đã tạo ra kết cấu này bằng việc cố ý lựa chọn những viên gạch gồ ghề và không hoàn hảo.

 

 

12. Những bìa sách của Rudolph de Harak

 

truong-phai-thiet-ke-hien-dai-mid-century-15-vi-du-dien-hinh-14

 

Bìa sách cuốn Modern Nuclear Technology của Rudolph Harak nổi bật với những hình học chồng lên nhau, một nét đặc trưng của trường phái thiết kế hiện đại mid-century

 

Rudolph de Harak là cá nhân tiêu biểu khác cho trường phái thiết kế hiện đại mid-century về thiết kế đồ họa. Giống như Lucienne Day, ông đã kết hợp bảng màu sắc khác biệt với những hình học đơn giản để truyền tải thông điệp theo một hướng cách điệu hóa, mang tính tượng hình hơn.

 

Những thiết kế bìa sách của ông cho những sách của McGraw-Hill là những ví dụ xuất sắc của phong cách này, truyền tải nhiều chủ đề đa dạng và phức tạp. Ví dụ, những ảnh minh họa cho cuốn sách Modern Nuclear Technology và cuốn Personality and Psychotherapy sử dụng những hình dạng đơn giản, xếp chồng lên nhau – một kỹ thuật đặc trưng của trường phái thiết kế hiện đại mid-century.

 

 

13. Ghế Tulip

 

truong-phai-thiet-ke-hien-dai-mid-century-15-vi-du-dien-hinh-15

 

Ghế Tulip hiện đại của Eero Saarinen được kết cấu từ sợi thủy tinh và nhôm đúc

 

Cũng như trong lĩnh vực kiến trúc, Eero Saarinen cũng là một nhà thiết kế công nghiệp tài năng. Được thiết kế vào năm 1955 cho bàn ăn Tulip, ghế Tulip cổ điển tạo không khí ‘rất hiện đại’ không thể nhầm lẫn được, nổi bật với những đường cong mềm mại khác biệt cùng với chất liệu thực nghiệm của trường phái thiết kế hiện đại mid-century.

 

Mặc dù Saarinen ban đầu định tạo ra chiếc ghế chỉ từ sợi thủy tinh nhưng chất liệu đó không chịu lực tốt nên thay vào đó phần chân đế được cấu tạo từ nhôm, và được sơn màu sao cho phù hợp với phần vỏ trên một cách hoàn hảo.

 

 

14. Stahl House

 

truong-phai-thiet-ke-hien-dai-mid-century-15-vi-du-dien-hinh-16

 

Được xây dựng vào năm 1959, Stahl House của Pierre Koenig nổi tiếng toàn thế giới qua nhiều bức ảnh thời trang, những bộ phim và những chiến dịch quảng cáo

 

Nhiều ngôi nhà theo phong cách hiện đại mid-century được thiết kế như những dinh thự cá nhân và Stahl House của Pierre Koenig là một ví dụ điển hình. Nó được xây dựng vào năm 1959 như một phần của chương trình Case Study Houses và cũng được biết như Nhà Case Study số 22.

 

Tạo lạc ở Hollywood Hills, Los Angeles, căn nhà nổi tiếng bởi một bức ảnh của nhiếp ảnh gia Julius Shulman về hai người phụ nữ ngồi ở một góc căn nhà với một cái nhìn toàn cảnh đầy cảm hứng đằng sau họ thông qua tường kính từ sàn cho tới trần nhà. Nó đã được sử dụng trong rất nhiều buổi chụp ảnh thời trang, những bộ phim và những chiến dịch quảng cáo. Nó đã được liệt kê trong danh sách Di tích văn hóa lịch sử của Los Angeles vào năm 1999.

 

 

15. Đoạn mở đầu (Title sequence) của Saul Bass

 

truong-phai-thiet-ke-hien-dai-mid-century-15-vi-du-dien-hinh-17

 

Saul Bass đã tạo ra những đoạn mở đầu phim đáng kinh ngạc theo phong cách hiện đại mid-century cho những phim của Alfred Hitchcock, Stanley Kubrick và Otto Preminger

 

Giống như Paul Rand, Saul Bass là một biểu tượng không thể bàn cãi về trường phái thiết kế hiện đại mid-century trong thiết kế đồ họa và các sản phẩm thiết kế thương hiệu cho những khách hàng như Bell System và Continental Airlines là vài tác phẩm đáng nhớ nhất của thời đại. Tuy nhiên, cảnh opening và những poster của ông thậm chí được cho là còn mang tính chất cách tân hơn nữa nhờ sử dụng những hình ảnh đồ họa đơn giản để gợi lên bản chất của chủ thể.

 

Bass đã từng làm việc cho những con người giỏi nhất lúc bấy giờ, gồm có Stanley Kubrich, Martin Scorsese và Alfred Hitchcock (Cảnh opening cho bộ phim North by Northwest và Psycho là những tác phẩm nổi tiếng nhất của ông ấy) cũng như Otto Preminger, bộ phim Anatomy of a Murder của ông vào năm 1959 nổi bật với cảnh opening sử dụng kiểu chữ như cắt bằng tay và các phần cơ thể bị tách rời để truyền tải thông điệp theo phong cách thiết kế hiện đại mid-century chân thực.

Có thể bạn quan tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *