Trường phái nghệ thuật Lãng mạn là gì?

Sơ lược

Cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19, trường phái Lãng mạn nhanh chóng lan truyền khắp Châu Âu và nước Mỹ và thử thách những tư tưởng chính thống đã ăn sâu trong thời kỳ Khai sáng. Những nghệ sĩ nhấn mạnh rằng giác quan và cảm xúc – không chỉ đơn giản là nguyên nhân và thứ tự – là những phương tiện quan trọng không kém phần những hiểu biết và trải nghiệm về thế giới. Trường phái Lãng mạn tôn vinh trí tưởng tượng và trực giác cá nhân trong hành trình bền bỉ tìm kiếm quyền và tự do cá nhân. Những ý tưởng của nó về sức mạnh chủ quan và sáng tạo của người nghệ sĩ đã thúc đẩy những phong trào tiên phong vào thế kỷ 20.

Những người theo trường phái Lãng mạn đã tìm thấy tiếng nói của họ trong tất cả các thể loại, bao gồm: Văn học, Âm nhạc, Nghệ thuật, và Kiến trúc. Đáp trả phong cách tân cổ của trường phái Tân cổ điển được ưa chuộng tại học viện ở hầu hết các quốc gia, phong trào đã vươn xa trên toàn thế giới bằng sự độc đáo, nguồn cảm hứng và trí tưởng tượng trong đó, điều này thúc đẩy phát triển nhiều phong cách khác nhau trong phong trào. Ngoài ra, trong một nỗ lực để ngăn chặn sự xâm lấn của công nghiệp ngày càng tăng cao, nhiều người theo chủ nghĩa lãng mạn nhấn mạnh sự kết nối cá nhân tới thiên nhiên và một quá khứ vàng son.

Những ý tưởng then chốt
  1. Một phần được thúc đẩy bởi chủ nghĩa duy tâm của Cách mạng Pháp, chủ nghĩa  Lãng mạn bao gồm cả những cuộc đấu tranh đòi tự do và bình đẳng và thúc đẩy công lý. Các họa sĩ bắt đầu sử dụng những sự kiện đương thời và bạo loạn để tố cáo sự bất công trong các tác phẩm bi kịch cạnh tranh cùng với những tác phẩm hội họa bất hủ tinh tế của trường phái Tân cổ điển được các học viện quốc gia chấp nhận.

  2. Trường phái Lãng mạn bao gồm cả tính chủ quan và khách quan để chống lại sự khẳng định tuyết đối của tư duy logic. Các nghệ sĩ bắt đầu khám phá ra nhiều trạng thái cảm xúc và tinh thần cũng như tâm trạng. Mối bận tâm về anh hùng và thiên tài được chuyển hóa thành những quan điểm mới của nghệ sĩ đóng vai trò một người sáng tạo xuất chúng không bị ảnh hưởng bởi chính sách học thuật và thị hiếu. Như nhà thơ người Pháp Charles Baudelaire mô tả: “Trường phái lãng mạn chính xác không nằm trong sự lựa chọn đối tượng hay sự thật xác đáng, mà nằm trong cách cảm nhận.”

  3. Tại nhiều quốc gia, các họa sĩ Lãng mạn dồn sự chú ý của họ vào hội họa thiên nhiên và trên không hoặc ngoài trời. Những tác phẩm dựa trên sự quan sát chặt chẽ về cảnh quan cũng như bầu trời và bầu không khí đã đưa tranh tả cảnh lên một cấp độ mới và được tôn trọng hơn. Trong khi một số nghệ sĩ nhấn mạnh rằng loài người là một thể thống nhất và là một phần của thiên nhiên, những người khác miêu tả sức mạnh của thiên nhiên và sự khó đoán, gợi lên một cảm giác tuyệt vời – kinh ngạc lẫn với ghê sợ – trong người xem.

  4. Trường phái Lãng mạn bị ràng buộc chặt chẽ với sự nổi lên của chủ nghĩa dân tộc mới đã quét qua nhiều quốc gia sau Cách mạng Hoa Kỳ. Nhấn mạnh văn hóa dân gian địa phương, truyền thống, và cảnh quan thiên nhiên, những nghệ sĩ theo trường phái Lãng mạn mang lại một hình ảnh trực quan thúc đẩy hơn nữa bản sắc và tự tôn dân tộc. Các họa sĩ Lãng mạn kết hợp ý tưởng với sự đặc biệt, thấm đẫm tác phẩm của họ bằng tiếng gọi của sự đổi mới về tâm linh, mở ra một kỷ nguyên của sự tự do chưa từng thấy trước đây.

Những tác phẩm tiêu biểu nhất
1. The Nightmare (1781)

Nghệ sĩ: Henry Fuseli

Truong-phai-nghe-thuat-Lang-man-01

Bức tranh kỳ lạ và rùng rợn của Fuseli mô tả một người phụ nữ bị dày vò, nằm vắt ngang qua một cái đi-văng với một một con quỷ nhỏ thó, đầy lông lá ngồi trên người, nó đang nhìn chằm chằm đe dọa người xem. Một con lừa cái màu đen bí ẩn với đôi mắt trắng dã và hai lỗ múi lóe sáng xuất hiện đằng sau người phụ nữ xuyên qua những tấm rèm đỏ. Chúng ta dường như đều nhìn vào những hiệu ứng và giấc mơ của người phụ nữ cùng một lúc.

Mối quan hệ giữa con lừa cái, con quỷ và người phụ nữ tạo nên sự khêu gợi, không rõ ràng, tăng sự đáng sợ cho bức tranh. Sự kết hợp giữa yếu tố kinh dị, tình dục và cái chết đã đảm bảo tính xung đột trong hình ảnh như một ví dụ điển hình cho phong cách Gothic kinh dị, tạo cảm hứng cho những nhà văn như Mary Shelly và Edgar Allen Poe.

2. The Ancient of Days trích từ Europe a Prophecy tái bản B (1794)

Nghệ sĩ: William Blake

Truong-phai-nghe-thuat-Lang-man-02

The Ancient of Days là tiền thân của cuốn sách Europe a Prophecy (1794), bao gồm 18 chương. Bức tranh mô tả Urizen, một nhân vật thần thoại được tạo ra bởi nhà thơ này vào năm 1793, đại diện cho nguyên tắc của lý trí và luật pháp và bị ảnh hưởng bởi hình ảnh của Thiên Chúa được mô tả trong Sách Châm ngôn như là một người “đặt la bàn trên mặt đất.”

Được miêu ra như một ông lão với bộ râu và tóc trắng bên trong một quả cầu được chiếu sáng, bao quanh là những vầng mây, Urizen khom mình, trong khi tay trái của ông đang mở rộng một cái la bàn bằng vàng lên trên bóng tối bên dưới, kiến tạo và hàm chứa vụ trụ. Blake kết hợp giải phẫu cổ điển với một tổ hợp vàng và năng lượng để gợi lên tầm nhìn của sự sáng tạo thần thánh.

Những bài thơ và hình ảnh vô cùng bí ẩn và độc đáo của Blake cho thấy tầm nhìn thần bí mà ông thường trải nghiệm. Europe a Prophecy phản ánh sự thất vọng của ông đối với Cách mạng Pháp khi không mang lại tự do đúng nghĩa mà chỉ mang lại một thế giới đầy đau khổ như những gì đã diễn ra tại Anh và Pháp những năm 1790. Những tác phẩm của ông không được biết đến nhiều khi ông còn sống, chúng chỉ được khám phá lại bởi Pre-Raphaelites vào cuối thế kỷ 19, và bởi vì ngày càng nhiều nghệ sĩ khám phá ra ông vào thế kỷ 20, ông trở thành một trong những nghệ sĩ có ảnh hưởng nhất của trường phái Lãng mạn.

3. Bonaparte Visits the Plague Stricken in Jaffa (1804)

Nghệ sĩ: Antoine Jean Gros

Truong-phai-nghe-thuat-Lang-man-03

Bức tranh miêu tả Napoleon I, khi còn chưa làm Hoàng đế, đến thăm những người lính bị bệnh của ông vào cuối Chiến dich Ai Cập năm 1799 ở Jaffa, Syria. Quân đội của ông đã tàn phá thành phố nhưng sau đó lại bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Gros tạo ra phối cảnh ấn tượng của ánh sáng và bóng đổ với Napoleon ở trung tâm, như thể là trên một sân khấu. Ông đứng trước công vòm phong cách Moorish và đang chạm vào vết loét trên người một trong những người lính của mình, trong khi tùy tùng của ông đang che mũi mình để tránh mùi hôi thối bốc lên. Ở phía trước, những người đàn ông bị bệnh và đang hấp hối, rất nhiều trong đó cởi truồng, quằn quại trên mặt đất chìm trong bóng tối. Một người đàn ông Syria phía bên trái cùng với người hầu của ông, người đang bê thúng bánh mì, đang phát bánh cho những người bệnh, và hai người đàn ông phía sau họ đang khiêng một người khác ra ngoài trên chiếc cáng.

Trong khi thầy giáo của Gros, Jaques Louis David cũng miêu tả Napoleon với tất cả những vinh quang huyền thoại của ông, thì Gros cùng một số học trò khác lại lồng ghép thuyết động lực Baroque vào những tác phẩm của họ để tạo ra nhiều hiệu ứng ấn tượng hơn những gì mà chủ nghĩa Tân cổ điển của David mang lại. Sự miêu tả của Gros về nỗi thống khổ và cái chết, kết hợp với chủ nghĩa anh hùng và ái quốc bên trong tổng thể tính chất vùng miền kỳ lạ trở thành điểm nổi bật của rất nhiều bức họa phong cách Lãng mạn.

Cách sử dụng màu sắc và ánh sáng làm nổi bật những cử chỉ của Napoleon, với dụng ý truyền đạt phẩm chất cao quý của ông ngoài việc miêu tả ông tương tự như Chúa, người chữa lành các dịch bệnh. Napoleon đã thông qua bức tranh này hi vọng dập tắt những tin đồn rằng ông đã ra lệnh hạ độc năm mười nạn nhân dịch hạch. Tác phẩm này được trưng bày tại Triển lãm Paris năm 1804, thời gian trưng bày của nó sắp xếp vào đúng khoảng thời gian Napoleon tuyên thệ và đăng quang Hoàng đế.

4. The Third of May 1808 (1814)

Nghệ sĩ: Francisco Goya

Truong-phai-nghe-thuat-Lang-man-04

Tác phẩm đột phá này miêu tả cuộc hành quyết công khai một số người Tây Ban Nha của quân đội Napoleon. Phía bên trái, ở chân đồi, một người đàn ông trong chiếc áo sơ mi trắng đang quỳ gối và dơ tay đầu hàng trong khi đối mặt với đội bắn. Những người đàn ông vây quanh ông ta với thể hiện sự lo sợ qua biểu cảm khuôn mặt cũng như ngôn ngữ cơ thể. Một số người đã chết nằm trên mặt đất bên cạnh họ và, ở phía bên phải họ, một nhóm người úp hết mặt vào hai bàn tay vì biết rằng mình sẽ là người tiếp theo. Ở nửa bên phải bức tranh, đội bắn đang giương cao những khẩu súng trường của họ, tạo thành một khối không thấy mặt. Một chiếc đèn lồng lớn hình vuông được đặt giữa hai nhóm người, phân chia bối cảnh giữa những kể thi hành trong bóng tối và những nạn nhận.

Bức tranh được vẽ trên mô-típ tôn giáo truyền thống, khi người đàn ông mặc áo trắng có những đặc điểm tương tự Chúa Giê-su, hai cánh tay mở rộng tạo thành hình chữ thập, và cận cảnh bàn tay phải đang mở tiết lộ một biểu tượng như là thánh tích. Tuy nhiên, bức tranh này tạo nên cuộc cách mạng trong cách xử lý không hề cường điệu, độ phẳng trong cách phối cảnh, và các chi tiết màu gần như mờ ảo của nó. Thêm vào đó, sự mô tả về một sự kiện đương đại trải nghiệm bởi những cá nhân bình thường đã vượt xa những tiêu chuẩn hàn lâm thiên về những họa tiết trường tồn của trường phái Tân cổ điển. Goya có ý định cho tác phẩm này vừa để làm chứng vừa để tưởng nhớ cuộc kháng chiến của người Tây Ban Nha với quân đội của Napoleon trong cuộc chiến Bán đảo 1808 – 1814, một cuộc chiến được biết đến bởi sự tàn bạo cực đoan. Bầu trời và chân trời tối tăm trong bức tranh phản ánh khoảng thời gian rạng sáng khi những cuộc hành quyết diễn ra, những cũng diễn tả cảm giác về bóng tối áp đảo.

Nhà sử học nghệ thuật Kenneth Clark miêu tả bức tranh như sau: “Bức tranh xuất sắc đầu tiên có thể gọi là cuộc cách mạng trong mọi nghĩa của từ này, trong phong cách, trong chủ đề, và trong chủ đích.” Bức tranh mang tính cách mạng của Goya sẽ là nền tảng cho sự nổi dậy của những bức tranh mô tả chân thực của Chủ nghĩa Hiện thực về cuộc sống hằng ngày, về những lời tuyên bố của Picasso chống lại nỗi kinh hoàng của chiến tranh, và sự khai phá về chủ đề giống như giấc mơ của những người theo chủ nghĩa Siêu thực.

5. La Grande Odalisque (1814)

Nghệ sĩ: Jean-Auguste-Dominique Ingres

Truong-phai-nghe-thuat-Lang-man-05

Bức tranh này miêu tả một người phụ nữ khỏa thân, một thành viên của hoàng gia, đang cầm một chiếc quạt lông vũ nằm giữa những tấm vải dệt xa hoa. Với mái tóc được quấn trong một chiếc khăn tuban, và một bình hookah đặt trên bàn chân, người phụ nữ quay đầu qua vai để nhìn vào người xem.

Ingres là một trong những họa sĩ Tân cổ điển nổi tiếng nhất, và trong khi ông tiếp tục bảo vệ phong cách này thì tác phẩm này lại mang hơi hướng trường phái Lãng mạn. Hình ảnh này gợi nhớ tới tác phẩm Titan’s Venus of Urbino (1528) và bắt chước tư thế trong bức Portrait of Madame Récamier(1809) của Jacque-Louis David, nhưng ảnh hưởng của chủ nghĩa Kiểu cách cũng được thể hiện trong các biến dạng giải phẫu của cơ thể. Đầu của người phụ nữ hơi nhỏ quá, và hai cánh tay không có cùng chiều dài. Khi tác phẩm được trưng bày vào năm 1819, những biến dạng này khiến các nhà phê bình lên tiếng chỉ trích người phụ nữ này không có xương, không có cấu trúc, hay có quá nhiều đốt sống.

Tác phẩm này là ví dụ điển hình của Đông phương học. Bằng cách đặt một người Châu Âu khỏa thân trong bối cảnh hậu cung Trung Đông, chủ đề này có thể được xử lý theo cách kỳ lạ và khêu gợi công khai. Các học giả sau đó đã gợi ý rằng bởi vì người phụ nữ là một vợ lẽ trong hậu cung của một vị vua Sultan, những biến dạng của cơ thể cô là biểu tượng, có ý nghĩa là truyền đạt cái nhìn khiêu dâm của Sultan trên cơ thể của cô. Kết quả là, tác phẩm này chỉ ra sự nhấn mạnh của chủ nghĩa Lãng mạn trong việc mô tả một chủ đề chủ quan chứ không phải là khách quan hoặc theo một tiêu chuẩn lý tưởng của vẻ đẹp. Việc sử dụng màu sắc của Ingres và việc làm phẳng hình ảnh của anh ta sẽ là những hình mẫu quan trọng cho các nghệ sĩ thế kỷ 20 như Picasso và Matisse, những người cũng đã loại bỏ những lý tưởng cổ điển trong việc thể hiện tác phẩm cá nhân của họ.

6. Wanderer Above the Sea of Fog (1818)

Nghệ sĩ: Caspar David Friedrich

Truong-phai-nghe-thuat-Lang-man-06

Trong bức tranh này, một quý ông đang bước tới một mỏm đá khi ông khảo sát quang cảnh phía trước, lưng của ông quay về phía người xem. Lộ ra từ những đám sương mù cuồn cuộn là những mỏm đá ở xa xa, và một đỉnh núi hùng vĩ phía bên trái cùng với những vỉa đá phía bên phải che khuất đường chân trời. Rất nhiều bức tranh phong cảnh của Friedrich miêu tả một nhân vật đơn độc trong một khung cảnh choáng ngợp, quan sát từ trên cao và làm chủ tầm nhìn.

Khi Friedrich phác thảo một bức tranh trên không về những ngọn núi ở Saxony và Bohemia để chuẩn bị cho bức vẽ của mình, khung cảnh thực chất đều là tưởng tượng, một sự tổng hợp các góc nhìn cụ thể. Việc đặt yếu tố cá nhân vào thế giới tự nhiên là một chủ đề bất tận của các họa sĩ trường phái Lãng mạn. Ở đó, họ như được ngao du trên đỉnh một vách đá để chiêm ngưỡng thế giới, làm chủ cảnh sắc bên dưới, nhưng cũng đồng thời, nhân vật này dường như nhỏ bé và vô nghĩa so với viễn cảnh hùng vĩ của những ngọn núi và bầu trời trải dài trước mắt. Friedrich là bậc thầy thể hiện sự siêu phàm của tự nhiên trong sự vô biên và nhiệt thành của nó. Bằng sự suy niệm, thế giới, chìm trong lớp sương mù, đến cuối cùng vẫn duy trì sự thần bí của nó.

7. The Raft of the Medusa (1818-1819)

Nghệ sĩ: Theodore Gericault

Truong-phai-nghe-thuat-Lang-man-07

Géricault miêu tả những người sống sót trong một vụ đắm tàu đang tuyệt vọng trên một chiếc bè nổi sau nhiều tuần lênh đênh trên biển, dưới bầu trời giông bão. Phía trước chiếc bè, một người đàn ông da đen đang vẫy chiếc áo cố gắng ra hiệu cho một con tàu gần như đã mất dấu ở đường chân trời, trong khi đăng sau ông, những người khác khó nhọc giơ tay với hi vọng được cứu thoát. Trên sàn bè, một người đàn ông lớn tuổi đau khổ giữ lấy thi thể trần trụi của người con trai đã chết bị buộc níu vào chiếc bè và kéo lê trên mặt nước, xa xa phía bên trái là một xác chết không nguyên vẹn, bị cắt từ phần eo.

Trong tranh là cảnh những người sống sót trong vụ đắm tàu ở Medusa, một chiến hạm của Hải quân Hoàng gia Pháp được gửi tới cho thực địa Senegal năm 1816. Con tàu chạy vào vùng bãi nông và bắt đầu chìm, nhưng nó không đủ thuyền cứu sinh. Một vài người sống sót đã dựng một chiếc bè tự chế để cố hướng tới Bờ biển Châu Phi, nhưng họ nhanh chóng bị lạc trên biển. Nhiều người chết, một số khác phải sử dụng đến bạo lực và ăn thịt đồng loại. Géricault đã mất hàng tháng để nghiên cứu, phỏng vấn và phác họa những người sống sót, mổ xẻ các thi thể trong studio của mình, và nhờ cậy bạn bè làm mẫu, bao gồm cả họa sĩ Delacroix.

Géricault sử dụng ánh sáng và bóng đổ cùng với việc dàn dựng bối cảnh dọc theo hai đường chéo đã tạo ra một một tác phẩm ấn tượng và mãnh liệt. Khởi đầu với những thân thể ở góc dưới bên trái, người xem hướng theo những ánh mắt và cử chỉ của những người trên bè tới một người đàn ông, đang ngồi trên vai một người bạn đồng hành, tay vẫy chiếc áo như một dấu hiệu của niềm hi vọng. Từ trong bóng tối bên dưới chiếc buồm, nương theo một đường chéo khác xuống góc dưới bên phải, người xem sẽ thấy một xác chết, chỉ còn thấy một phần, đang trượt khỏi bè chờ chực rơi xuống biển. Khung cảnh này, kết hợp cùng bầu trời rộng lớn và giông bão đã thể hiện thị hiếu của trường phái Lãng mạn, vừa khủng khiếp vừa tuyệt đẹp.

8. The Hay Wain (1821)

Nghệ sĩ: John Constable

Truong-phai-nghe-thuat-Lang-man-08

Bức tranh cảnh nông thôn này miêu tả một xe thồ cỏ, một loại xe chở hàng, kéo bởi ba con ngựa qua sông. Phía trái bờ sông, một ngôi nhà nhỏ, được biết đến như là nhà của Willy Lott dành cho người nông dân thuê trọ ở đó, đứng phía sau là Flatford Mill, ngôi nhà được sở hữu bởi cha của Constable. Constable biết rất rõ khu vực này của miền quê Suffolk, ông chia sẻ: “Tôi tốt nhất nên vẽ về chốn riêng của mình, hội họa thực ra chỉ là một từ khác để diễn tả cảm xúc.” Ông đã tạo nên những bức phác họa vô giá được thể hiện ở những quan sát dựa trên cơ sở khoa học về thời tiết cũng như các hiệu ứng ánh sáng.

Trong bức tranh của Constable, người đàn ông không đứng quay lại và quan sát thiên nhiên, thay vào đó lại trở thành một phần của thiên nhiên, như chính cây cối và chim muông xung quanh. Người đàn ông lái chiếc xe thồ không hề bị tách biệt với bối cảnh xung quanh. Constable miêu tả sự hợp nhất giữa con người với thiên nhiên mà rất nhiều nhà thơ theo chủ nghĩa Lãng mạn đã đề cập đến.

9. Liberty Leading the People (July 28, 1830) (1830)

Nghệ sĩ: Eugène Delacroix

Truong-phai-nghe-thuat-Lang-man-09

Bức họa nổi tiếng này miêu tả Cuộc nổi dậy thành Paris vào tháng 7, năm 1830. Dù vậy, Delacroix đã không thể hiện một sự kiện thực tế mà là một câu chuyện ngụ ngôn về cuộc cách mạng. Một người phụ nữ ngực trần, đại diện cho lý tưởng về Nữ thần tự do, mặc một chiếc mũ Phryggian, một tay cầm một lưỡi lê và tay kia dương cao lá cờ 3 màu, khuyến khích đám đông nổi loạn tiến lên trên con đường dành lấy chiến thắng. Trong khi cơ thể và chiếc váy quấn quanh cơ thể người phụ nữ gợi nhớ đến thần thoại Hy Lạp cổ, Delacroix đã thêm vào một đám lông nách để gợi ý đây là người thật chứ không phải trong lý tưởng.

Những chi tiết đương đại và biểu tượng chính trị có thể được tìm thấy trong chân dung của nhiều tầng lớp xã hội ở Paris. Một chàng trai, mang một chiếc mũ beret thường được diện bởi các sinh viên, đeo trên vai một chiếc túi da đựng đạn và khẩu súng ngắn kị binh của mình, một người công nhân nhà máy vung cao một lưỡi kiếm và mặc quần yếm thủy thủ, và một người đàn ông có lẽ là chân dung tự họa của Delacroix mặc áo ghi lê và đội mũ chóp cao của tầng lớp thành thị thời thượng. Người đàn ông bị thương đang quỳ gối dưới chân Nữ thần tự do và ngước nhìn bà chính là một người công nhân tạm thời tại Paris. Mỗi chi tiết trong hình ảnh này mang đến các ý nghĩa chính trị, như mũ beret đối với quý tộc da trắng và dải ruy băng màu đỏ biểu trưng cho phe tự do, và khăn tay Cholet, một biểu tượng của người đứng đầu Hoàng gia, dùng để buộc khẩu súng lục vào bụng của một người đàn ông. Nền phía bên phải là khoảng trống tương đối, và mặc dù những tòa tháp của Notre Dame mô tả khung cảnh Paris thì nhiều phần của cảnh quan đô thị đều là tưởng tượng.

10. The Oxbow, View from Mount Holyoke, Northampton, Massachusetts, after a Thunderstorm (1836)

Nghệ sĩ: Thomas Cole

Truong-phai-nghe-thuat-Lang-man-10

Nghệ sĩ người Mỹ Thomas Cole đã miêu tả một khung cảnh sông khúc khuỷu Connecticut bắt nguồn từ Mount Holyoke, Massachusetts. Một khu đất cây cối rậm rạp nhìn ra một vùng đồng bằng được phủ đầy bởi các cánh đồng canh tác, nơi con sông rộng bị gấp khúc trong thời gian dài và hình thành một khúc uốn cong, trong dòng chảy của nó, và những ngọn đồi mọc lên ở phía xa. Đường chéo được tạo ra bởi bãi đất nhô chia bối cảnh thành hai hình tam giác, vùng đất xanh hoang vu và giông bão ở bên trái và các đồng bằng canh tác ngập nắng ở bên phải. Thấp hơn phía bên phải, một nhân vật xuất hiện, chính là Cole, được miêu rả trong tác phẩm. Cole thể hiện sự hài hòa của mình với thiên nhiên.

Thomas Cole nằm trong số những họa sĩ quan trọng và có tầm ảnh hưởng nhất của Hudson Valley School. Nhằm phản đối lại những chỉ trích của Hall đối với người Mỹ về việc không trân trọng cảnh quan quê hương mình, Cole muốn miêu tả sự độc đáo của phong cảnh nước Mỹ như là “một thể thống nhất của sự mỹ lệ, tuyệt tác và hùng vĩ.” Chủ đề Lãng mạn này được tìm thấy trong các tác phẩm về cảnh quan Mỹ sau này bởi những nghệ sỹ và nhiếp ảnh gia khác, trong đó có Ansel Adams.

11. The Slave Ship (1840)

Nghệ sĩ: J.M.W. Turner

Truong-phai-nghe-thuat-Lang-man-11

Bức tranh này tả cảnh biển đang nổi dậy bởi những con sóng chao đảo dưới bầu trời giông bão được thắp sáng bởi màu đỏ và vàng như thể một đám cháy. Trên đường chân trời, một con tàu với đang dăng buồm tiến thẳng vào vùng nước dữ đen đặc. Một số hình thù nhìn thoáng qua như những con người bị xiềng xích rải rác ở tiền cảnh như các mảnh vụn, trong khi những con cá mập và một số loài cá khác vây quanh và tiếp cận những người đang vùng vẫy trong sóng lớn.

Turner đã vẽ bức tranh này sau khi đọc cuốn The History and Abolition of the Slave Trade (1808) của Thomas Clarkson kể lại việc làm thế nào thuyền trưởng của tàu nô lệ Zong ra lệnh ném 133 nô lệ xuống biển để ông có thể thu tiền bảo hiểm trên hàng hóa con người của ông ta. Là một kẻ chống đối tâm huyết, Turner hy vọng rằng tác phẩm của mình sẽ truyền cảm hứng cho Hoàng tử Albert hành động nhiều hơn để chống lại chế độ nô lệ trên toàn cầu.

Turner ghi lại định nghĩa của nhà triết học Edmond Burke về “sự kì vĩ”, cảm giác của một người về sự hiện diện của hùng vĩ và sức mạnh áp đảo của thiên nhiên. Trong bức tranh, những hình ảnh của con người, và thậm chí cả con tàu ở chân trời, đều được thu nhỏ, và sự nhấn mạnh vào mặt nước và bầu trời như truyền đạt trạng thái choáng ngợp của con người. Màu đỏ máu của bầu trời và những ngọn sóng đen thể hiện sự cuồng nộ của thế giới tự nhiên, và tia sáng thẳng đứng từ mặt trời chia đại dương làm đôi dường như là một biểu tượng khải huyền, sự hiện diện của một nhân chứng thiêng liêng. Các nét vẽ nhanh của Turner tạo ra cảm giác điên rồ và hỗn loạn, sức mạnh áp đảo khiến hình dạng con người khó có thể nhìn thấy được. Tác phẩm của ông đã ảnh hưởng đến nghệ thuật tả cảnh thiên nhiên của chủ nghĩa lãng mạn như một cuộc đấu tranh đầy kịch tính và dữ dội.

Khởi đầu

Thuật ngữ Trường phái Lãng mạn được sự dụng lần đầu tại Đức vào cuối những năm 1700 khi những nhà phê bình August và Friedrich Schlegal viết ra “romantische Poesie” (“Thơ Lãng mạn”). Madame de Staël, một lãnh đạo có tầm ảnh hướng lớn đến đời sống tri thức Pháp, sau khi xuất bản một ấn phẩm về chuyến du lịch Đức của bà vào năm 1813, đã phổ biến thuật ngữ này tại Pháp. Vào năm 1815, nhà thơ người Anh, William Wordsworth, người đã trở thành nhân tố chính trong phong trào Lãng mạn và là người đã cảm thấy rằng thơ ca sẽ là “dòng chảy tự phát của những cảm xúc mãnh liệt”. Những nghệ sĩ xem bản thân như một phần của phong trào nhìn thấy mình trong công cuộc chia sẻ một trạng thái của tâm trí hay một thái độ hướng đến nghệ thuật, tự nhiên và nhân loại những không dựa trên bất kỳ định nghĩa hay nguyên lý bắt buộc nào. Vượt lên những thứ bậc, tôn giáo hay những giá trị đã thiết lập của xã hội, Lãng mạn trở thành phong trào nghệ thuật thống trị khắp Châu Âu vào những năm 1820.

Những người tiền nhiệm

Một nguyên mẫu ban đầu của trường phái Lãng mạn là phong trào Sturm und Drang của Đức, một thuật ngữ thường được dịch ra như “Bão táp và Xung kích”. Mặc dù nó khởi điểm là một phong trào về văn học và âm nhạc từ những năm 1760 cho tới những năm 1780, nó vẫn có tác động to lớn và ảnh hưởng lên cộng đồng và ý thức nghệ thuật. nhấn mạnh những thái cực cảm xúc và tính chủ quan, phong trào này lấy tên của nó từ vở kịch Chủ nghĩa lãng mạn (1777) của Friedrich Maxmilian Klinger.

Người ủng hộ nổi tiếng nhất của phong trào này là nhà văn người Đức kiêm chính khách Johann Wolfgang von Goethe, tiểu thuyết The Sorrows of Young Werther (1774) của ông đã trở thành một hiện tượng văn hóa. Miêu tả tấn bi kịch đầy cảm xúc của một nghệ sĩ trẻ, người sau khi phải lòng một phụ nữ đã đính hôn và rồi kết hôn với người bạn của mình, đã tự sát, sự phổ biến của cuốn tiểu thuyết đã tạo ra cái gọi là “Cơn sốt Werther”, khi những người đàn ông trẻ đã học tập cách ăn mặc và cả tính cách của nhân vật chính. Thậm chí, một số vụ tự sát tương tự cũng đã xảy ra, và các quốc gia như Đan Mạch và Ý đã cấm ban hành cuốn tiểu thuyết này. Chính Goethe cũng từ bỏ cuốn tiểu thuyết này khi rốt cuộc ông cũng cắt đứt mọi mối liên hệ với chủ nghĩa Lãng mạn để ủng hộ một phương pháp cổ điển. Tuy nhiên, khi mà sự độc đáo và trí tưởng tượng của Goethe bị phá hủy bởi thế giới đầy lý trí thì chính ý tưởng nghệ thuật như một thứ tài năng đơn độc, đau đớn về mặt cảm xúc của ông đã ăn sâu vào ý thức của công chúng, trở thành một hình mẫu cho anh hùng lãng mạn của thời đại tiếp theo.

Vào những năm 1800, nhà thơ người Anh, Lord Gordon Byron đã trở thành một người nổi tiếng khi phát hành tác phẩm Childe Harold’s Pilgrimage (1812) của mình, và thuật ngữ “Anh hùng Byronic”, được đặt ra để biểu thị những nhân vật anh hùng đơn độc và trầm tư, bị giằng xé bởi những đặc điểm tốt đẹp và tồi tệ nhất của mình.

Trường phái Lãng mạn trong Nghệ thuật Thị giác

Cả nhà thơ kiêm nghệ sĩ người Anh William Blake và họa sĩ người Tây Ban Nha Francisco Goya đều được nhiều học giả mệnh danh là “cha đẻ” của trường phái Lãng mạn bởi những tác phẩm của họ nhấn mạnh vào tầm nhìn chủ quan, sức mạnh của trí tưởng tượng, và một sự nhận thức về chế độ chính trị đen tối. Blake, làm việc chủ yếu trong lĩnh vực điêu khắc, xuất bản những tác phẩm minh họa cùng với thơ của mình thể hiện tầm nhìn về thế giới mới, sáng tạo ra những thế giới thần thoại ngập tràn thánh thần và sức mạnh, và thẳng thắn phê bình xã hội công nghiệp và sự áp bức cá nhân. Goya khám phá những điều khủng khiếp của sự phi lý trong những tác phẩm như Black Paintings (1820-1823), truyền đạt những cơn ác mộng trong cuộc sống và những sự kiện của nhân loại.

Có thể bạn quan tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *