Trường phái Kiểu cách, trào lưu hội họa Hậu Phục hưng

Trong suốt thời kỳ Phục hưng, họa sĩ Ý được truyền cảm hứng từ những tác phẩm cổ trung đại mang vẻ đẹp hài hòa và tinh tế. Nổi bật trong giai đoạn này là hai danh họa xuất chúng Michelangelo và Leonardo da Vinci. Trường phái Kiểu cách chính là phong trào hội họa Hậu Phục hưng.

Các nghệ sĩ thuộc trường phái Kiểu cách đã tìm tòi và sáng tạo dựa trên nền tảng kỹ thuật hội họa Phục hưng. Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về lịch sử hình thành và phát triển cùng những đặc điểm nổi bật của trường phái nghệ thuật này.

Trường phái Kiểu cách là gì?

Trường phái Kiểu cách là một trào lưu hội họa xuất hiện vào năm 1503 và kéo dài trong một thế kỷ. Tên gọi ‘Kiểu cách’ (mannerism) có nguồn gốc từ tiếng Ý ‘maniera’ (nghĩa là ‘kiểu cách’). Nó phản ánh phong cách cường điệu và phóng đại của nghệ sĩ đương thời.

mannerism-2
Joachim Wtewael, “Persus and Andromeda,” 1611

Được biết tới như phong trào nghệ thuật Hậu Phục hưng, trường phái Kiểu cách có khuynh hướng cường điệu hóa kho tàng tạo hình của Phục hưng, là cầu nối giữa giai đoạn đầu Phục hưng và giai đoạn Baroque về sau.

Lịch sử hình thành và phát triển

Vào cuối thế kỷ 15, số đông họa sĩ vùng Florence đã chuyển mình từ phong cách cổ đại sang cổ điển, mở đầu cho phong trào nghệ thuật Phục hưng diễn ra từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 17 với ba giai đoạn: Sơ Phục hưng, Thịnh Phục hưngHậu Phục hưng.

Vào thời kỳ Sơ Phục hưng, các họa sĩ bắt đầu tìm cảm hứng từ những tác phẩm cổ xưa, là tiền đề cho sự ra đời của phong trào nghệ thuật thời kỳ Thịnh Phục hưng, được đánh dấu bằng những tác phẩm mang phong cách hiện thực hóa. Giai đoạn Thịnh Phục hưng kéo dài từ năm 1490 tới những năm 1530 cho tới khi trường phái Kiểu cách khởi sinh.

Mặc dù hứng thú với chủ nghĩa hoàn hảo của thời kỳ Thịnh Phục hưng, họa sĩ thuộc trường phái Kiểu cách không muốn sao chép một cách khuôn sáo. Thay vào đó, họ phóng đại những nguyên tắc sẵn có, thay thế tĩnh chỉ bằng hình thái động, chú trọng vào cảm xúc hơn là lý trí, biểu hiện nội tâm hơn là mô tả ngoại vật, dùng sức mạnh của tưởng tượng sáng tạo hơn là sao chép thiên nhiên. Ở góc nhìn nào đó, trường phái Kiểu cách biểu thị một cuộc nổi loạn chống lại không khí cân bằng hài hòa bình dị của Phục Hưng. Hội họa Phục Hưng luôn coi trọng sự cân bằng, tỷ lệ, còn trường phái Kiểu cách thì nhấn mạnh đến sự tao nhã trong trạng thái dị thường bất cân xứng. 

mannerism-1
Đặc điểm nổi bật 

Hình ảnh phóng đại

Bản chất của trường phái Kiểu cách chính là cường điệu hóa. Được tiên phong bởi họa sĩ người Ý Parmigianino, các họa sĩ phái Kiểu cách bác bỏ lối vẽ với tỉ lệ chính xác, thay vào đó, họ diễn tả cơ thể con người được kéo dài chân tay và uốn cong trong một cử động mạnh. Kỹ thuật này phản ánh bước tiến của hội họa và gia tăng nét đặc sắc cho tác phẩm.

mannerism-3
Parmigianino, “Madonna with Long Neck,” 1534-1540

Theo như Giorgio Vasari, một họa sĩ, kiến trúc sư, nhà sử học và nhà văn xuất chúng người Ý, Parmigianino đã vô tình khám phá ra lối vẽ này khi đang họa chân dung bản thân. “Nghiên cứu về nét tinh tế của hội họa,”, Vasari đề cập tới Parmigianino trong quyển sách lịch sử hội họa nổi tiếng của mình, ‘Cuộc đời các danh họa’, “ngày nọ, ông tiến hành bức chân dung tự họa, nhìn vào chiếc gương tròn, ông nhận thấy hiệu ứng kì lạ lên hình ảnh phản chiếu. Cánh tay của chủ thể ở mặt trước cong vòng lên theo mặt cong của kính, và người xem tranh cũng thấy được sự biến dạng tương tự ở cái cửa sổ phía trên bên trái, góc mái nhà ở phía trên bên phải. Điều này thôi thúc ông áp dụng hiệu ứng đó vào tác phẩm”.

mannerism-4
Parmigianino, “Self-Portrait in a Convex Mirror,” ca. 1523-1524 

Nghệ thuật trang trí

Để nâng tầm hội họa thời Phục hưng, họa sĩ phái Kiểu cách đưa vào tác phẩm những khung cảnh, sự trang hoàng xa hoa. Ngược lại với thế hệ họa sĩ thịnh Phục hưng, họa sĩ Sơ Phục hưng thường kết hợp nhiều họa tiết vào tác phẩm. Được truyền cảm hứng từ tấm thảm millefleur thời Trung đại (nghĩa là ‘hàng nghìn bông hoa’ trong tiếng Pháp), Botticelli đã đưa họa tiết hoa cỏ vào những bức họa thần thoại lớn mà tiêu biểu là ‘Primavera’.

mannerism-5
Botticelli, “Primavera,” ca. c. 1477–1482 

Lần lượt từng họa sĩ phái Kiểu cách đều nảy sinh hứng thú với nghệ thuật trang trí này, họ phủ đầy bức vẽ cùng tác phẩm điêu khắc với vô vàn ý tưởng. Đỉnh cao của phong cách này là danh họa Giuseppe Arcimboldo, người đã thực hiện hàng loạt bức chân dung độc nhất vô nhị từ cây cỏ, động vật hoặc bất kỳ một chất liệu nào có thế.

mannerism-6
Giuseppe Arcimboldo, “Spring,” 1573 

Bảng màu độc lạ

Cuối cùng, họa sĩ phái Kiểu cách từ chối sử dụng những màu sắc phổ biến từ thời kỳ Thịnh Phục hưng, thay vào đó, họ sử dụng màu tự chế, đặc biệt là những gam màu rực rỡ. Điều này được thể hiện rõ nét qua các tác phẩm của danh họa người Ý Jacopo da Pontormo, người đã đã đưa kỹ thuật sử dụng màu sắc của thời đại Phục hưng lên một tầm cao mới.

mannerism-7
Pontormo, “The Deposition,” 1526-1528 

El Greco, một họa sĩ Kiểu cách người Tây Ban Nha cũng khá nổi tiếng với kỹ thuật này khi chuyển tới Rome. Như những họa sĩ Kiểu cách khác, El Greco học hỏi nhiều từ thế hệ đi trước mà vẫn giữ được cái ‘tôi’ trong hội họa. 

mannerism-8
El Greco, “The Vision of Saint John, or The Opening of the Fifth Seal,” ca. 1609-1614 

Di sản 

Là một trong những trào lưu hội họa có tầm ảnh hưởng lớn của thời kỳ Phục hưng nhưng Trường phái Kiểu cách không được đón nhận rộng rãi như những phong trào nghệ thuật trước đó. Dù vậy, những tìm tòi và sáng tạo của nghệ sĩ phái Kiểu cách là tiền đề quan trọng cho sự ra đời của những trường phái nghệ thuật về sau. 

mannerism-9
Triển lãm Trường phái nghệ thuật Kiểu cách

Có thể bạn quan tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *