Top 10 công trình cao nhất ở nước Anh (Phần 1)

 10. Công trình 30 St Mary Axe

 

England_1

 

30 St Mary Axe là công trình trung tâm thương mại nằm ở thủ đô London được hoàn thành vào năm 2003 và đi vào hoạt động vào năm 2004, có chiều cao 180 mét với 41 tầng.

 

England_2

 

Mặt đứng và mặt bằng của công trình

 

Với hình dáng kiến trúc độc đáo của mình, công trình còn có biệt danh là “The Gherkin” (quả dưa chuột). Được thiết kế bởi kiến trúc sư Norman Foster, công trình như đứng tách biệt với phần còn lại, và đi ngược với kiến trúc truyền thống ở thủ đô London.

 

England_3

 

Công trình đi ngược với lối kiến trúc truyền thống

 

 

Đối với những công trình có bề mặt cong, ngoài yếu tố kiến trúc, người thiết kế còn phải chú trọng đến yếu tố năng lượng trong quá trình sử dụng công trình. Hướng của công trình được thiết kế phù hợp với hướng gió thổi vào mùa hè, và lấy năng lượng từ ánh sáng mặt trời vào mùa đông. Theo tính toán và thực tế, công trình chỉ sử dụng 50% năng lượng so với các công trình cùng loại.

 

England_4

 

Công trình được thiết kế với kết cấu Diagrids

 

 

England_5

 

Ánh sáng được tận dụng trong cách thiết kế kiến trúc

 

 

9. Công trình St George Wharf Tower

 

England_6

 

Công trình có chiều cao 181 mét với 50 tầng, là công trình chung cư cao nhất ở nước Anh, còn được gọi với tên là Vauxhall Tower, được thiết kế bởi kiến trúc sư Broadway Malyan.

 

England_7

 

Đây là công trình chung cư cao nhất ở nước Anh, còn được biết đến với tên gọi Vauxhall Tower

 

 

Lấy cảm hứng từ hình dáng của dạng pháo hoa Catherine, mặt bằng của công trình được chia thành năm phần được ngăn cách bởi các vách, xoay quanh tâm của công trình.

 

England_8



Hình dáng của pháo hoa Catherine

 

 

England_9

 

Mặt bằng của công trình

 

 

Theo phương đứng, cũng như các công trình cao tầng dân dụng khác, công trình được chia thành ba phần: phần dưới dành cho khu vực thương mại, phần giữa hầu hết là các căn hộ, và điểm nhấn của công trình là tuabin gió được đặt trên đỉnh mái.

 

England_10

 

Tuabin gió được đặt trên đỉnh mái

 

 

Công trình St George WharfTower sử dụng rất nhiều giải pháp để tiết kiệm năng lượng sử dụng trong toà nhà. Với bề mặt bao che được cấu tạo bởi ba lớp kính, công trình hạn chế tối đa việc thất thoát nhiệt ra bên ngoài, nhưng vẫn giữa được cường độ ánh sáng hợp lí.

 

England_11



Bề mặt bao che của công trình được cấu tạo bởi ba lớp kính

 

 

Tuabin được đặt ở đỉnh công trình được phát triển bởi tập đoàn công nghệ xanh của Anh quốc Matilda’s Planet, cung cấp đầy đủ năng lượng cho việc thắp sáng cho công trình, và không gây rung động cho kết cấu bên dưới. Đồng thời, tại móng của công trình, nước được lấy từ hệ thống nước ngầm, qua công nghệ “heat-pump”, sưởi ấm cho công trình vào mùa đông. Vì vậy, so sánh với công trình cùng loại, St George WharfTower chỉ sử dụng 1/3 năng lượng, và chỉ sản sinh ra nửa lượng khí CO2.

 

 

8. Công trình Tower 42

 

England_12

 

Tower 42 là công trình cao thứ ba ở thủ đô London với chiều cao 183 mét, được thiết kế bởi kiến trúc sư Richard Seifert và kĩ sư Pell Prischmann, được đưa vào sử dụng vào năm 1981, và là công trình cao nhất nước Anh ở thời điểm đó.

 

England_13

 

Vị trí của công trình

 

 

 

England_14

  

Mặt bằng của công trình – một hình ảnh rất quen thuộc

 

 

Được biết với cái tên “Toà nhà quốc gia Westminster”, công trình được thiết kế theo ý tưởng lấy từ logo của công ty NatWest, với hình lục giác được cấu tạo từ bao khối riêng biệt, đây là cấu trúc khá độc đáo phù hợp với công trình nhà cao tầng, và một điều khá đặc biệt, công trình cao nhất thế giới đến thời điểm hiện nay, Burj Khalifa, cũng sử dụng kết cấu này.

 

England_15

 

 

 

7. Trung tâm thương mại CityGroup ở thủ đô London

 

England_16

 

CityGroup Center là trụ sở của tập đoàn CityGroup EMEA, là toà nhà tổ hợp ở London gồm hai toà nhà 33 Canada Square (CGC1) và 25 Canada Square (CGC2) với tổng diện tích sàn là 170000 mét vuông.

 

England_17

 

Toà nhà CGC1 có chiều cao 200 mét, là toà nhà cao thứ bảy ở nước Anh, có chiều cao 45 tầng, được thiết kế bởi kiến trúc sư Cesar Pelli, được đưa vào sử dụng năm 2001. Toà nhà CGC2 có chiều cao 105 mét, là toà nhà nhỏ hơn trong tổ hợp, được thiết kế bởi kiến trúc sư Norman Foster.

 

 

6. Toà nhà 8 Canada Square – trụ sở chính của tập đoàn HSBC

 

England_18

 

Trung tâm tài chính của thủ đô London – khu vực Canary Wharf

 

 

“8 Canada Square” là một trong năm toà nhà “Canada Square” ở bến tàu Canary, có cùng chiều cao với CityGroup Center (200 mét), và cùng được thiết kế bởi kiến trúc sư Norman Foster, theo nhu cầu di chuyển trụ sở chính từ Hong Kong sang Anh của tập đoàn HSBC.

 

England_19

 

Công trình đi vào hoạt động năm 2003 với 42 tầng bê tông cốt thép là kết cấu chịu lực chính và bề mặt làm từ kính. Nằm trong trung tâm tài chính của thủ đô London, 8 Canada Square được thiết kế giao thông liên kết với CityGroup Center bằng ga đường hầm được thiết kế bởi công ty Jubilee.

 

England_20

 

Mối liên kết giữa CityGroup Center và 8 Canada Square

 

 

England_21

 

Toàn cảnh các cao ốc tại trung tâm thương mại

 

 

5. Tháp truyền thông Crystal Palace

 

England_22

 

Công trình có chiều cao 219 mét, được hoàn thành vào năm 1956, là công trình cao thứ năm ở nước Anh.

 

 

England_23

 

Được biết đến với cái tên Arqiva Crystal Palace, toà tháp này đóng vao trò vô cùng quan trọng, phát sóng tín hiệu chính cho thủ đô London.

 

 

England_24

 

Công trình như một ngọn hải đăng giữa lòng thành phố

 

Có thể bạn quan tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *