Tượng “David” đã mở đường cho điêu khắc Phục hưng như thế nào?

tuong-david-da-mo-duong-cho-dieu-khac-phuc-hung-nhu-the-nao
Donatello, “David,” tượng đồng, 1440 (Ảnh: Patrick A. Rodgers – Wikimedia Commons [CC BY-SA 2.0])

Nhân vật David trong Kinh thành là một chủ đề vô cùng phổ biến trong nghệ thuật Phục hưng. Nổi tiếng nhất phải kể đến tác phẩm ‘Tượng David’ trên đá cẩm thạch của huyền thoại Michelangelo. 

Nhưng trước đó, nhà điêu khắc tới từ Florentine, Ý Donatello (1386-1466) đã thực hiện bức tượng David bằng đồng, hình tượng David ở phiên bản này có điểm khác biệt so với loạt tác phẩm sau đó. David xuất hiện trong bức tượng dưới hình dáng của một chàng thợ săn trẻ tuổi đang giẫm chân lên chiếc đầu của gã khổng lồ Goliath sau khi đã giết hạ hắn. 

Đương thời, tượng David của Donatello là một tác phẩm mang đậm giá trị tiên phong bởi nó là tác phẩm phù điêu đầu tiên khắc họa nhân vật trong trạng thái khỏa thân kể từ thời cổ xưa, đồng thời, là tác phẩm điêu khắc độc lập đầu tiên của thời kỳ Phục hưng. 

Mặc dù không thể phủ nhận tượng David của Donatello có phần bị lu mờ bởi tác phẩm của Michelangelo, nó vẫn được ca ngợi, được đánh giá cao bởi nét độc đáo so với các tác phẩm chân dung anh hùng trong Kinh thánh khác. 

Donatello là ai?
tuong-david-da-mo-duong-cho-dieu-khac-phuc-hung-nhu-the-nao
Chân dung Donatello, thế kỷ 16 (Ảnh: sailko – Wikimedia Commons [CC BY-SA 3.0, CC BY 2.5])

Tên đầy đủ của Donatello là Donato di Niccolò di Betto Bardi. Ông được sinh ra tại thành phố Florence, Ý vào khoảng năm 1386. Ông bắt đầu học nghệ thuật tại xưởng của một thợ vàng, ông bắt đầu được biết đến vào năm 1410 sau khi tham gia cuộc khi thiết kế cho ba cánh cửa nổi tiếng của một nhà thờ tại Florence. Tài năng của Donatello đã nhanh chóng nhận được sự chú ý từ người chiến thắng chung cuộc là danh họa Lorenzo Ghiberti (1381-1455), người đã mời ông tới học việc tại ngôi xưởng danh giá của mình. 

Theo như nhà sử học Giorgio Vasari, Donatello đã nhanh chóng tới Roma cùng đồng nghiệp Brunelleschi (1377-1446). Tại đó, họ được học về điêu khắc cổ điển của Roma và Hy Lạp, điều này được phản ánh rõ ràng qua lối tiếp cận nghệ thuật của Donatello. Dần dần, Donatello trở thành một trong những người dẫn đầu hồi sinh điêu khắc cổ điển ở giai đoạn đầu Phục hưng, tập trung vào 3 yếu tố: chuẩn xác trong tỉ lệ, hiệu ứng đa chiều, và phối cảnh. 

Khoảng năm 1430, khi sự nghiệp của Donatello đang ở thời kỳ đỉnh cao, ông đã gặp được người bảo trợ cho mình là Cosimo de’ Medici (1389-1464), một chính khách, chủ ngân hàng, người đã dẫn dắt nền chính trị của thành phố Florence nơi ông sinh ra và đã đóng góp không nhỏ cho sự phát triển văn hoá vượt bậc của thành phố này. Nhận được sự bảo trợ của Medici, Donatello cho ra đời bức tượng David. 

Câu chuyện về David và Goliath
tuong-david-da-mo-duong-cho-dieu-khac-phuc-hung-nhu-the-nao
Andrea Vaccaro, “David và chiếc đầu của Goliath,” 1634 (Ảnh: Wikimedia Common)

Câu chuyện về David và Goliath xuất hiện trong cuốn Books Of Samuel thuộc bộ quy điển của Kinh thánh Hebrew, là một trong những câu chuyện nổi tiếng nhất được đưa vào nghệ thuật Công giáo, đặc biệt là ở hai giai đoạn Phục hưng và Barốc. Câu chuyện kể về chàng David, một chàng trai chăn cừu trẻ người Do thái, người đã chấp nhận thử thách đối đầu với kẻ đứng đầu của tộc Philistines là Goliath. Mặc dù không phải là chiến binh được đào tạo, David đã đánh bại Goliath chỉ với một chiếc nã bắn đá. Chàng đã chặt đầu gã khổng lồ bằng chính thanh kiếm của hắn. Trong bối cảnh của kinh thánh, chiến thắng của David trước Goliath là chiến thắng của chính nghĩa trước cái ác. 

Vậy là David, chàng trai trẻ được tiếp nhận sức mạnh và sự gan dạ từ Chúa đã trở thành một nhân vật được yêu thích của nghệ thuật Phục hưng. Những gương mặt nổi tiếng như Donatello, Michelangelo, và Bernini đều khắc họa David trong hình dáng của một chàng trai trẻ đang tràn đầy nhiệt huyết và sức mạnh. 

Tượng David của Donatello
Bức tượng cẩm thạch

Trước khi tượng David bằng đồng ra đời, Donatello đã từng thực hiện một tác phẩm phù điêu khác với nhân vật chính là David. Bức tượng được đặt hàng bởi năm 1408 và được dự định đặt trên nóc trụ ốp tường tại Nhà Nguyện Florence. Sau này, nó được đặt tại Palazzo Vecchio – tòa thị chính của Florence, Ý. 

Bức tượng điêu khắc David cẩm thạch được cho là tác phẩm lớn đầu tiên của nhà điêu khắc, đánh dấu sự chuyển mình của ông từ phong cách Gô-tích – một phong cách phổ biến tại Ý – hướng tới phong cách cổ điển. Mặc dù với tác phẩm này Donatello đã có nỗ lực khắc họa theo hướng hiện thực, biểu cảm của nhân vật còn khá cứng, còn bị ảnh hưởng nhiều bởi phong cách Gô-tích. 

Bức tượng đồng
tuong-david-da-mo-duong-cho-dieu-khac-phuc-hung-nhu-the-nao
“David,” tượng đồng, thế kỷ 15 (Ảnh: Rufus46 – Wikimedia Commons [CC BY-SA 3.0])

Khoảng thập niên 40 của thế kỷ 15, sau khi hoàn thành bức tượng cẩm thạch David – Donatello nhận được đơn đặt hàng của Cosimo de’ Medici yêu cầu ông đúc bức tượng David bằng đồng. Bức tượng mang đậm hơi hướng cổ điển với hình ảnh nhân vật chính trong trạng thái khỏa thân, và kỹ thuật khéo léo của Donatello đã giúp ông thực hiện thành công bức phù điêu độc lập đầu tiên của giai đoạn Phục hưng. 

tuong-david-da-mo-duong-cho-dieu-khac-phuc-hung-nhu-the-nao
Chi tiết bản sao trên chất liệu nhựa của tượng đồng “David” (Ảnh: Lee M – Wikimedia Commons [CC BY-SA 3.0])

Tác phẩm khắc họa hình ảnh David giẫm chân lên chiếc đầu đã bị chém rời của gã khổng lồ Goliath. David xuất hiện trong trạng thái lõa thể, chỉ đội độc chiếc mũ mang đậm phong cách Phục hưng được trang trí bằng chiếc vòng nguyệt quế và đi một đôi bốt hở bàn. Bên tay trái chàng trai trẻ cầm hòn đá đã dùng để hạ gục Goliath, tay phải là chiếc gươm chém đầu kẻ thù. 

Chàng David hiện lên thật trẻ trung và tuấn tú. Từng chi tiết của bức phù điêu đều được khắc tạc tinh tế, tỉ mẩn, nổi bật nhất có lẽ là mái tóc xoăn dài ngang vai. Dáng đứng của chàng hiên ngang, nụ cười của chàng biếng nhác và thoả mãn sau khi đã hạ gục kẻ thù. Chủ đích của Donatello khi khắc họa chàng David là một chàng trai trẻ là để thể hiện quan điểm rằng David chiến thắng Goliath không phải nhờ sức mạnh thể chất của chàng mà bởi sức mạnh được truyền tới bởi Chúa. 

tuong-david-da-mo-duong-cho-dieu-khac-phuc-hung-nhu-the-nao
Chi tiết tượng đồng “David,” thế kỷ 15 (Ảnh: David’s Patoot – Wikimedia Commons [CC BY-SA 3.0])
Di sản của Donatello
tuong-david-da-mo-duong-cho-dieu-khac-phuc-hung-nhu-the-nao
Ảnh: Stock Photos – Zvonimir Atletic/Shutterstock

Lối tiếp cận cổ điển của Donatello với bức điêu khắc có tác động lớn tới nghệ thuật Phục hưng trong suốt giai đoạn quattrocento – thuật ngữ mô tả những sự kiện nghệ thuật và văn hóa tại Pháp vào thế kỷ 15. Tương tự các đồng nghiệp như Brunelleschi và Ghiberti,  Donatello đã quay lưng lại với phong cách Gô-tích để hướng tới lối tiếp cận mang tính hiện thực và nhân văn.

Sự chú trọng của ông vào tỷ lệ cơ thể cùng với những phát kiến khác trong bộ môn điêu khắc đã tạo ảnh hưởng lớn không chỉ tới nghệ sĩ thời kỳ Phục hưng mà còn tới rất nhiều thế hệ nghệ sĩ về sau. Trong cuốn Cuộc đời của nghệ sĩ, nhà sử học Vasari có viết rằng: “Donatello có thể được coi là người đầu tiên giới thiệu nghệ thuật điêu khắc trong giới cận đại.”

tuong-david-da-mo-duong-cho-dieu-khac-phuc-hung-nhu-the-nao
Michelangelo, “David,” điêu khắc trên đá cẩm thạch, 1501-4 (Ảnh: Jörg Bittner Unna – Wikimedia Commons [CC BY 3.0])

Năm mươi năm sau khi bức tượng David ra đời, Michelangelo (1475-1564) đã thực hiện phiên bản tượng David trên chất liệu cẩm thạch. Mặc dù bức tượng có quy mô lớn hơn về kích thước, nhưng rõ ràng, tác phẩm đời sau cũng chịu ảnh hưởng phần nào từ bức tượng David của Donatello về sự chuẩn xác trong tỷ lệ giải phẫu bên cạnh ảnh hưởng từ nghệ thuật Hy Lạp và La Mã cổ đại.

DESIGNS.VN

Có thể bạn quan tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *