Những bông hoa nhân tạo cung cấp thức ăn cho côn trùng sống trong đô thị

 

Matilde Boelhouwer đã thiết kế một series hoa nhân tạo biến nước mưa thành mật hoa, cung cấp nguồn thức ăn nuôi dưỡng các loài côn trùng thụ phấn sống trong đô thị.

 

Dự án này mang tên Food for Buzz, Boelhouwer sử dụng polyester in lụa để tạo ra năm bông hoa nhân tạo, mỗi bông có những đặc trưng riêng thu hút "năm loài thụ phấn lớn” là: ong, ong nghệ, chuồn chuồn, bướm và bướm đêm.

 

Hoa nhân tạo được thiết kế để hoạt động như nguồn thực phẩm khẩn cấp cho những loại côn trùng này, chúng sống trong môi trường đô thị, nơi hoa và diện tích trồng cây thường rất ít và xa.

 

 

"Đối với tôi, mối quan hệ giữa hoa và côn trùng là một trong những kết nối hấp dẫn nhất trong tự nhiên. Hoa phát triển để hỗ trợ côn trùng, và đồng thời côn trùng phát triển để hỗ trợ hoa", nhà thiết kế cho biết.

 

"Tuy nhiên, ngày nay, chúng ta đang phải sống trong các khu rừng ‘đô thị’ được làm bằng bê tông và đá, sự hiện diện của các loài hoa đã không còn nhiều như trước. Việc thiếu hoa đã dẫn đến một sự suy giảm số lượng côn trùng một cách trầm trọng."

 

 

Mỗi bông hoa được tạo thành từ các cánh hoa polyester, bộ phận cung cấp mật hoa bao gồm một hộp chứa nhỏ gắn ở trung tâm được nối với một vòi dẫn.

 

Những hộp chứa này được sử dụng để thu thập và chứa nước mưa, sau đó vận chuyển xuống bộ phận có chứa nước đường, cả hai kết hợp với nhau sẽ tạo ra mật hoa, tiếp theo mật hoa sẽ tự động được bơm ngược trở lại vào các hộp chứa nhỏ.

 

 

Boelhouwer đã được thúc đẩy để bắt đầu dự án sau khi cô nhận thức được sự suy giảm số lượng lớn côn trùng. Theo nghiên cứu cô tiến hành ở Đức, trong 27 năm qua, số lượng côn trùng đã giảm 75% ở cả khu vực nông thôn và thành phố.

 

Nhà thiết kế nhận thấy rằng sự suy giảm này là do việc sử dụng thuốc trừ sâu, biến đổi khí hậu, đồng thời thiếu môi trường sống và thức ăn cho côn trùng. Bà nói: “Vì việc sử dụng thuốc trừ sâu và biến đổi khí hậu là thứ mà tôi không thể tự thay đổi trong một thời gian ngắn, tôi quyết định tập trung vào việc thiếu thức ăn”.

 

Boelhouwer đã làm việc với các nhà côn trùng học, cung cấp cho mỗi bông hoa những đặc tính nhất định để có thể thu hút một loài cụ thể. Các hộp chứa được điều chỉnh theo chiều dài vòi hút của từng loài côn trùng, trong khi cánh hoa được tạo hoa văn và tô màu theo hình dạng và màu sắc mà côn trùng thấy hấp dẫn nhất.

 

 

Cô tìm thấy ba dạng hoa được năm loài côn trùng ưu tiên nhất đó là: Asteraceae, hay họ hoa cúc, được ưa thích bởi ong và chuồn chuồn; Fabaceae, hay họ đậu sẽ thu hút bướm đêm và bướm; Lamiaceae, hay họ bạc hà sẽ thu hút loài ong nghệ.

 

Khi loài ong quan sát xung quanh, chúng dựa nhiều vào tầm nhìn màu xanh lục, xanh dương, tím và vàng để điều hướng. Để thu hút những con ong từ xa, Boelhouwer sử dụng sự tương phản giữa màu tím và màu vàng.

 

 

Không giống như ong, ong nghệ bị thu hút bởi sự phản chiếu có tính đối xứng trong hoa. Do đó Boelhouwer giữ các mẫu thiết kế đơn giản chỉ sử dụng ba cánh hoa tạo thành một "hình bóng ấn tượng". Cô sử dụng màu vàng để tô màu cho khu vực gần ống thức ăn, giúp chúng dễ tìm hơn.

 

Theo Boelhouwer, các loài chuồn chuồn có lưỡi đặc biệt ngắn,khiến chúng bị giới hạn trong việc ăn uống. Do đó, họ nghiên cứu những bông hoa giúp chúng dễ tiếp cận với có nguồn mật hoa không quá sâu.

 

Boelhouwer đã tạo ra một vòi chứa hình vòm ở trung tâm của bông hoa, khi mật hoa được bơm đầy, những chú chuồn chuồn có thể dễ dàng tiếp cận để lấy thức ăn.

 

 

Loài bướm có vòi dài hơn, khoảng 2 đến 5 cm, chúng cần nhiều thời gian hơn cho việc lấy mật, vì vậy chúng thường chọn loại hoa có cánh to để chúng có thể vừa ăn vừa nghỉ ngơi. Loài bướm thích hoa màu hồng, cam và đỏ.

 

Bướm đêm có vòi dài hơn loài khác, có thể đạt 20 cm. Chúng ăn khi vẫn đang bay, thường là vào ban đêm, và điều hướng bằng màu sắc nhẹ hơn, vì vậy Boelhouwer thiết kế một bông hoa với các dấu chấm 3D để thu hút chúng.

 

 

Mục đích của Boelhouwer là mang những bông hoa này đến không gian đô thị, nơi chúng không thể lớn lên bình thường, sử dụng chúng để che phủ toàn bộ các tòa nhà trong thành phố.

 

Cô hy vọng cô có thể làm việc cùng với các kiến trúc sư, kỹ sư dân dụng và các nhà phát triển thành phố để thực hiện dự án, từ đó tác động tích cực đến quần thể côn trùng.

 

Có thể bạn quan tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *