Thư viện đại học Nghệ thuật Tama – cảm hứng cho sự sáng tạo

Tama_Library_1

 

Tama_Library_1-2

 

Lối vào công trình

 

Kiến trúc sư chính: Toyo Ito

Tư vấn kết cấu: Kĩ sư Sasaki

Nhà thầu thi công: công ty Kajima

Diện tích khu đất: 159,184.87 m2

Diện tích xây dựng: 2,224.59 m2

Tổng diện tích sàn: 5,639.46 m2

Vị trí công trình: 3-15-34 Kaminoge, Setagaya, thủ đô Tokyo, Nhật Bản

Năm hoàn thành: 2007

 

Tama_Library_2

 

Vị trí công trình trên mặt bằng tổng thể

 

Trường đại học Nghệ thuật Tama có vị trí ở ngoại ô thủ đô Tokyo. Theo quy hoạch tổng thể, bạn có thể thấy được vị trí rất đặc biệt của công trình trong khuôn viên trường – sau cổng chào, ngay phía sau khu rừng và nằm trên trục đường chính, một không gian yên tĩnh và sinh viên dễ dàng tiếp cận.

 

Tama_Library_3

 

Mặt cắt của công trình

 

 

Tama_Library_4

 

Khu rừng phía trước thư viện

 

Vị trí của thư viện trong khuôn viên trường Đại học Nghệ thuật Tama trước khi xây dựng là quán nước dành cho sinh viên và các thành viên trong trường, để tạo ra sự kết nối cái cũ và cái mới, quán nước này vẫn được giữ lại và là không gian mang tính cộng động rất cao của công trình.

 

Tama_Library_5

 

Quán cafe – khu vực mang tính cộng đồng rất cao và là sự tiếp giáp giữa cái cũ và cái mới

 

 

Tama_Library_6

 

Ý tưởng hình thành công trình được thể hiện qua qua cách bố trí không gian ở tầng trệt, đó là tạo ra một không gian mở, thậm chí khi không có ý định vào thư viện, sinh viên cũng có thể vào đây.

 

Tama_Library_7

 

Thiết kế không gian mở dành cho thư viện

 

Điểm nhấn của công trình chính là hệ thống kết cấu chịu lực. Để tạo ra sự liên tục về không gian, tiếp nối khu rừng phía trước, các “cột-dầm” hình vòng cung được tạo ra, đóng vai trò vừa là hệ thống kết cấu chịu lực, vửa tạo ra các góc nhìn tự do và độc lập – rất quan trọng đối với các sinh viên ngành Nghệ thuật.

 

Tama_Library_9

 

Mô phỏng trong không gian – hệ thống kết cấu chịu lực chính là những vòng cung…

 

 

Tama_Library_8

 

…cho đến thực tế sau khi thi công

 

Theo thiết kế, các vòng cung này có nhịp từ 1,8 đến 16 mét. Vì có nhịp tương đối lớn nên vật liệu được chọn là thép kết hợp với lớp bê tông bao phủ bên ngoài. Để đảm bảo tính thẩm mỹ, độ dày chung của tất cả các vòng cung đều là 200mm.

 

Tama_Library_10

 

Sự làm việc của kết cấu hình vòng cung

 

 

Tama_Library_11

 

Bản vẽ chế tạo và thi công kết cấu thép của hệ thống vòm-vòng cung

 

Những vòng cung hình thành nên những không gian riêng biệt nhưng vẫn đảm bảo sự kết nối về không gian, các kệ sách thuộc các lĩnh vực và hình dáng khác nhau được sắp xếp theo từng khu trong thư viện qua các vị trí giao nhau. Đây chính là sự kết hợp rất tuyệt với giữa hệ thống kết cấu và ý tưởng kiến trúc của công trình.

 

Tama_Library_12

 

Sự sắp xếp không gian dựa vào hệ thống kết cấu

 

Ngoài ra, tại tầng trệt còn có một khu vực chiếu phim và một chiếc bàn bằng kính lớn dành cho các tạp chí mới nhất. Đó cũng là vị trí chờ xe bus nội bộ của trường.

 

Tama_Library_13

Khu vực phim tài liệu và cũng là nơi chờ xe bus nội bộ của trường

 

Bước qua cầu thang cong của công trình, tầng hai là khu vực dành riêng cho việc nghiên cứu, các kệ sách được sắp xếp giữa các vòng cung như tầng một, ngoài ra giữa các kệ sách này là những chiếc ghế được thiết kế với các kích cỡ khác nhau.

 

Tama_Library_14

 

Cầu thang cong được thiết kế để phù hợp với kiến trúc chung

 

 

Tama_Library_15

 

Không gian của tầng hai với nội thất nhiều hình dạng và kích cỡ khác nhau

 

Với khuynh hướng thiết kế mở, hầu như hệ thống ánh sáng trong công trình là ánh sáng tự nhiên được lấy qua các vòng cung như những lối vào hang động – “cổng chào tới tri thức”, tiếp nối khu rừng phía trước.

 

Tama_Library_16

 

Ban ngày, ánh sáng tự nhiên đã đủ – mà không cần đến ánh sáng nhân tạo

 

 

Tama_Library_17

 

Không khí của thư viện vào lúc xế chiều

 

Những khó khăn của công trình, từ việc lên ý tưởng, giải quyết mặt nền với một độ dốc đáng kể, và đặc biệt là tạo ra một không gian để kết nối, học tập và sáng tạo, đều đã được giải quyết rất thành công. Với thiết kế vừa độc đáo, vừa gần gũi của mình, thư viện của trường đại học Nghệ thuật Tama đã đoạt giải Pritzker năm 2013 – một giải thưởng được xem là giải Nobel trong lĩnh vực Kiến trúc.

 

Tama_Library_19

Có thể bạn quan tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *