Tuy nhiên, thật khó để tạo ra sự nhất quán bằng ánh sáng tự nhiên vì mặt trời luôn di chuyển. Nhiều food photographer chuyên nghiệp dùng ánh sáng nhân tạo để thực sự kiểm soát được nguồn sáng.
Dù vậy, sử dụng ánh sáng nhân tạo không phải lúc nào cũng phức tạp. Trừ phi bạn đang thực hiện các thể loại quảng cáo hoặc chụp sản phẩm đồ ăn, bạn có thể bỏ qua việc dùng ánh sáng đơn.
Nguồn sáng đơn chỉ lý tưởng với chụp đồ ăn cho các blog, nhà hàng và các bài xã luận bạn thấy trong các tạp chí dành cho tín đồ ăn uống nổi tiếng. Bạn có thể dễ dàng mô phỏng ánh sáng từ cửa sổ với một chút bóng đổ lên thức ăn.
Các loại ánh sáng nhân tạo
Bạn có thể chọn từ vài loại nguồn sáng nhân tạo. Cách phổ biến nhất là dùng đèn strobe như một mono head, nó cũng có thể được coi là một đèn flash. Nếu bạn đang chụp quảng cáo hoặc sản phẩm, bạn cần có F-stop cao như F/22 để đạt được độ nét cần thiết mà không bị nhiễu xạ do lens.
Đối với các loại chụp này, bạn cần loại công suất cao (watt) và khả năng cao bạn sẽ cần thuê nhiều pin đấy. Tuy nhiên, đối với thể loại xã luận, tất cả bạn cần là một đèn strobe 500 watt. Bạn có thể thậm chí dùng một đèn tốc độ với modifier phù hợp.
Vài nhiếp ảnh gia thức ăn thích dùng ánh sáng liên tục, như đèn LED, để họ có thể thấy tại những nơi vùng tối luôn xuất hiện trước khi nhấn chụp.
Trước khi chụp
Trước khi chụp, bạn nên hình dung bức ảnh của mình ra sao.
Bạn có muốn ánh sáng trông soft và đủ sáng không hay bạn đang tìm vùng tối có chiều sâu và độ tương phản ấn tượng? Bạn muốn soft light (ánh sáng tản) hay hard light (ánh sáng mạnh)? Vùng tối và sáng càng tương phản thì ảnh càng trông đẹp hơn.
Chủ thể sẽ thường quyết định phong cách bạn chọn. Ví dụ, kem có hơi hướng của mùa hè và thường được dùng với màu sáng, do đó ánh sáng soft hoặc tạo hình sáng và ấn tượng sẽ hợp lý. Dù bạn chọn ánh sáng soft hay hard, nguồn sáng nên bị khuếch tán để xoá phông nơi tối và sáng giao thoa.
Các loại phong cách chiếu sáng
Chiếu sáng tạt ngang (Side lighting)
Hãy tưởng tượng ra mặt đồng hồ. Nếu bạn hình dung ánh sáng đặt ở hướng 9h, đây là chiếu sáng tạt ngang. Nó cũng có thể đặt ở hướng 3h.
Tuy nhiên ở phương Tây, chúng tôi đọc từ trái qua phải. Mắt chúng ta đầu tiên đi từ vùng sáng nhất của ảnh, nên nó hợp lý cho ánh sáng đi ra từ bên tay trái của chúng ta. Đây không phải là một điều luật cứng nhắc. Mỗi bên sẽ ảnh hưởng cách ánh sáng trông thế nào trong ảnh tuỳ vào bố cục của bạn.
Lần tới bạn chụp, hãy thử chụp với ánh sáng đặt ở hướng 9h và di chuyển qua 3h. Hãy để ý tới sự khác biệt trong kết quả cuối cùng.
Side lighting là một cách hay đối với nhiều thể loại nhiếp ảnh đồ ăn, vì nó hiệu quả với đa số setup. Hãy đặt một softbox gần bàn. Nguồn sáng càng lớn thì ánh sáng càng soft. Ánh sáng soft phù hợp với món ăn hơn.
Hãy đặt một tấm hắt sáng (reflector) hoặc bounce card đối diện với nguồn sáng để bật ngược một chút sáng vào khung cảnh. Di chuyển gần hoặc ra xa, tuỳ vào lượng tối bạn muốn. Ngay khi chụp ở cảnh sáng hoặc trắng, bạn vẫn sẽ muốn một chút vùng tối để tạo chiều sâu.
Side lighting
Chiếu sáng ngược (Backlighting)
Chiếu sáng ngược là khi bạn đặt nguồn sáng sau món ăn, ở hướng 12h. Đây là lựa chọn tuyệt vời cho đồ uống hoặc món soup, vì nó giúp tăng texture vùng sáng, sự óng ánh và tính lỏng cho đồ ăn.
Nó có thể hiệu quả với đồ ăn nhưng cũng là thách thức vì ảnh sẽ trông quá sáng và bị mất chi tiết ở đằng sau và quá tối ở đằng trước. Hoặc màu sắc sẽ nhợt nhạt hơn, đây là điều xảy ra khi bạn chụp dư sáng.
Sự phản xạ ánh sáng cũng dễ xảy ra nhiều ở phần trên của món ăn hơn. Backlighting cũng làm nổi bật độ tương phản màu mạnh có thể khó cân bằng.
Nên hãy để ý tới những khó khăn này khi chọn dùng chiếu sáng ngược.
Backlighting làm nổi bật texture
Chiếu sáng ngược – tạt ngang (Side Backlighting)
Đây là một sự kết hợp của hai phong cách chiếu sáng vừa đề cập, khi ánh sáng ở hướng 10 hoặc 11 giờ.
Với loại hình này, bạn sẽ hội tụ được những gì tinh túy nhất; chiếu sáng ngược làm bóng bề mặt mà không bị cháy sáng ở phần sau của ảnh. Bạn cũng không phải hắt nhiều sáng lên mặt tiền của món ăn vì ánh sáng đang đến từ một góc.
Hãy đặt tấm hắt sáng ngược với nguồn sáng. Quan trọng là tinh chỉnh chiều cao của ánh sáng tương đối với khung cảnh, tuỳ vào cách bạn muốn bóng đổ thế nào.
Side Backlighting
Các phong cách chiếu sáng khác
Vào lúc này, nên nhớ còn có nhiều kiểu chiếu sáng khác không hiệu quả cho chụp ảnh thức ăn.
Chiếu sáng trực diện (Front lighting) thường được dùng trong chụp chân dung, nhưng nó trông tệ hại trên đồ ăn. Nó có thể tạo vùng tối không mong muốn và ảnh của bạn sẽ trông flat và thiếu chiều sâu. Chiếu sáng từ trên đỉnh đầu cũng tạo ảnh flat.
Công cụ và modifier ánh sáng
Modifier thường dùng nhất trong nhiếp ảnh đồ ăn là softbox. Càng to càng tốt.
Tuy nhiên, modifier được dùng nhất trong túi đồ của tôi là dish reflector với lưới honeycomb 20 hoặc 30 độ. Lưới honeycomb tản bớt ánh sáng và thu hẹp nó, giúp tạo nên sự tương phản ấn tượng cho thức ăn.
Bạn cũng cần một dụng cụ tản sáng lớn khi thực hiện với ánh sáng nhân tạo. Nếu bạn đang dùng đèn strobe hoặc đèn tốc độ thì lượng lớn ánh sáng sẽ không đổ xuống ngay như với ánh sáng tự nhiên, và sẽ làm cho bóng đổ gắt hơn khi không được tản sáng, điều này không lý tưởng cho lắm.
Cũng thế, bạn cần thứ gì để dội và hấp thụ ánh sáng.
Bạn có thể mua công cụ phản sáng 5 trong 1, nó có vật liệu tản sáng cũng như hắt sáng bằng bạc để làm sáng đồ ăn và hắt sáng bằng vàng để tăng độ ấm. Hoặc bạn có thể dùng foam core trắng hoặc đen. Trắng sẽ làm sáng khung cảnh, trong khi đen sẽ hấp thụ ánh sáng. Tôi dùng màu đen để chụp cảnh đồ ăn bí ẩn và tăm tối để tạo nên một vùng tối sâu.
Cách set up chiếu sáng của tôi
Tôi đã nói là dùng dish reflector với lưới honeycomb cho nhiếp ảnh đồ ăn. Bạn có thể đang tự hỏi kết quả ra sao nhưng tất cả ảnh trong bài viết này được chụp bằng setup này.
Chìa khoá tới thành công trong cách dùng modifier này là có dụng cụ tản sáng lớn đặt ở bên cạnh bàn và đưa ánh sáng cách xa một hoặc hai mét, tuỳ vào lượng sáng bạn cần.
Setup này sẽ mô phỏng lại ánh sáng từ cửa sổ một cách đẹp đẽ vì lúc này dụng cụ tản sáng thực ra trở thành nguồn sáng chứ không phải đèn strobe. Tản sáng càng lớn thì càng tốt, để giữ ánh sáng không mong muốn khỏi tác động lên những gì bạn đã set up. Tản sáng của tôi là loại 150×200 cm/ 59×79 inch.
Kết luận
Nếu bạn vừa bắt đầu chụp với ánh sáng nhân tạo cho nhiếp ảnh đồ ăn, hãy tập trung dùng side lighting cho tới khi thấy tự tin với backlighting. Với một chút luyện tập và tuỳ biến, bạn sẽ biết cách set up sao cho tốt nhất với thể loại nhiếp ảnh món ăn.
Hãy chia sẻ với chúng tôi trong phần bình luận bên dưới các bức ảnh đồ ăn và bất cứ tip nào bạn có nhé.