The Rothschild Metsu: Kiệt tác bị đánh cắp

The Rothschild Metsu được thực hiện vào những năm đầu của thế kỉ 20 bởi kiến trúc sư nổi tiếng người Pháp Jean Girette và được treo trong cung điện tráng lệ của gia tộc Rothschild tại khu Theresianumgasse, quận Bốn, thành phố Vienna. Người ta cho rằng The Metsu đã xuất hiện ở cung điện Theresianumgasse từ trước năm 1903, lúc đó Baron Nathaniel von Rothschild vẫn chưa sống tại đây. Sau khi người cha qua đời, Baron Nathaniel von Rothschild được thừa kế tác phẩm này và sau đó chuyển ngay vào cung điện. Vì thế, The Metsu được xem như chính thức thuộc về ông từ năm 1934. 

 The-Rothschild-Metsu-cau-chuyen-la-lung-ve-mot-kiet-tac-bi-duc-quoc-xa-cuop-mat-1

 

Biểu tượng nhà Rothschild (trái) và phía trước cung điện Rothschild, thành phố Vienna (phải)

 

 

Vào thời điểm diễn ra cuộc liên minh chính trị giữa Đức và Áo, tháng 3 năm 1938, Baron Alphonse và vợ là Claire cùng con trai Albert đã đến Luân Đôn, dự một cuộc triển lãm về tem bưu thiếp do chính ông tổ chức. Sau đó gia đình ông đến Thụy Sĩ để đoàn tụ cùng con gái trước khi lưu vong sang Hoa Kỳ. Alphonse qua đời vào năm 1942 cũng chính tại nơi này.

 

Kiệt tác The Metsu được trưng bày trong nhà Theresianumgasse cho đến ngày 12 tháng 3 năm 1938 khi mà Đức quốc xã tràn vào thành phố Vienna và tuyên bố nước Áo trở thành địa phận của Đức. Gia tộc The Rothschild sớm trở thành mục tiêu của chính quyền Đức và ngay sau đó, lâu đài đã bị phong tỏa vào ngày 14 tháng 3. Các tác phẩm trong bộ sưu tập, bao gồm cả kiệt tác The Metsu, liền được chuyển đến kho trung tâm của bảo tàng Kunsthistorisches tại the Neue Hofburg, thành phố Vienna nhằm được "bảo vệ". Tuy nhiên lượng tài sản nhà Rothschild quá lớn nên phải mất nhiều tháng mới có thể chuyển đi hết. Đầu tháng 6 năm 1938, Adolf Hitler bắt đầu để mắt tới bộ sưu tập của Baron Alphonse nên đã yêu cầu giữ lại toàn bộ tại kho trung tâm của bảo tàng cho đến khi các nhà chức trách đưa ra quyết định là giữ lại những bức nào và những bức nào sẽ bị giao nộp cho Đức quốc xã. Sau đó, tác phẩm này đã được ở lại bảo tàng Kunsthistorisches. 

 The-Rothschild-Metsu-cau-chuyen-la-lung-ve-mot-kiet-tac-bi-duc-quoc-xa-cuop-mat-2

 

Kiệt tác The Metsu sẽ được bán đấu giá vào ngày 26 tháng 5 tại New Work

 

 

Vào tháng 6 năm 1939, tiến sĩ Hans Posse được bổ nhiệm làm giám đốc một viện bảo tàng rất quy mô mà Hitler đã lên kế hoạch xây dựng ở Linz. Kế hoạch cụ thể của Hitler là biến quê nhà của mình trở thành một Budapest thứ hai với kiểu kiến trúc nghệ thuật hoàng gia. Nhà độc tài đã chỉ đạo Posse phải chọn lọc ra những bức tranh nhà Rothschild đặc sắc nhất để trang hoàng cho bảo tàng của mình, và The Metsu là một trong những tác phẩm được chọn. Sau khi mất rất nhiều thời gian để thương thảo với người phụ trách Fritz Dvorschak, Posse mới có thể thực hiện việc chuyển The Metsu về Abbey ở Kremsmünster, nơi được dùng làm nhà trưng bày chính của dự án xây dựng Linz. Vào ngày 16 tháng 12 năm 1943, người kế nghiệp Posse (Posse qua đời năm 1942) đã chỉ đạo mang một số lượng lớn các tác phẩm của Hitler, gồm có cả The Metsu, chuyển đến Führerbau, Munich (nơi có dinh thự chính của nhà độc tài). Sau này, khi những tác phẩm đều có nguy cơ bị bom của phe Đồng minh tàn phá, The Metsu đã được chuyển tới mỏ muối ở Altaussee để đảm bảo an toàn. Chính quyền Đức quốc xã cho rằng Altaussee là một địa điểm hoàn hảo để làm nơi trú ẩn, tránh bom đạn. Điều kiện nơi đây rất ổn định, luôn quy trì từ 40 đến 47 độ và độ ẩm là 65%, vô cùng lý tưởng cho việc bảo quản tranh. Đường hầm sâu dài hơn 1 dặm ở tận sâu bên trong núi càng củng cố thêm sự an toàn cho kiệt tác này.

 

The-Rothschild-Metsu-cau-chuyen-la-lung-ve-mot-kiet-tac-bi-duc-quoc-xa-cuop-mat-5 

Các tác phẩm được cất giữ tại hầm muối ở Altaussee

 

 

Sau đó, The Metsu cùng hơn 6500 bức họa khác được mang về bảo tàng ở Linz. Khí ấy, George Stout của bảo tàng Fogg, Havard, Mỹ cho rằng có rất nhiều kế hoạch đánh bom được chuẩn bị nhằm phá hủy bảo tàng này. Ngay sau đó 2 tháng, Hitler chỉ thị một đạo luật khẩn cấp "Nero Decree" trong đó có nêu lệnh cấm nghiêm ngặt đối với việc mua bán, trao đổi với phe khủng bố. 

 The-Rothschild-Metsu-cau-chuyen-la-lung-ve-mot-kiet-tac-bi-duc-quoc-xa-cuop-mat-4 

Hans Posse (trái) và The Fuhrerbau, đại bản doanh của Hitler ở Munich (phải)

 

 

Đến ngày 8 tháng 5 năm 1945, phát xít Đức bại trận trước phe Đồng minh, tập hợp những bức tranh nay mới được trao trả lại nơi vốn có của chúng. Bộ sưu tập nhà Rothschild được chuyển về Vienna vào ngày 27 tháng 11 năm 1945. bà Baroness von Rothschild đã cứu lấy các tác phẩm của mình và gửi sang tư gia của mình tại Mỹ. Nhưng vì số lượng quá lớn nên bà đã buộc phải hiến tặng lại một số bức tranh nếu muốn chuyển hết số còn lại sang Mỹ. Nên vào năm 1948, The Metsu và hơn 250 bức nổi bật khác chính thức thuộc về các bảo tàng Vienna, trong đó có bảo tàng Kunsthistoriches.

 The-Rothschild-Metsu-cau-chuyen-la-lung-ve-mot-kiet-tac-bi-duc-quoc-xa-cuop-mat-3  

Phía sau bức tranh là một bằng chứng sống động của một trong những giai đoạn quan trọng nhất trong lịch sử nhân loại

 

 

Tuy nhiên, khi một đạo luật mới được ban bố tại Áo vào năm 1998, gia tộc Rothschild đã có thể lấy lại quyền sở hữu với những tác phẩm kia và sau đó không lâu, The Rothschild Metsu được mua bởi một người sở hữu bí mật vào năm 1999.

Có thể bạn quan tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *