Tại sao Rembrandt được biết đến là một trong những danh họa vĩ đại nhất lịch sử hội họa châu Âu

Họa sĩ người Hà Lan Rembrandt Harmenszoon van Rijn được biết đến là một trong những cây cọ có tầm ảnh hưởng sâu rộng nhất của hội họa châu Âu. Ông nổi tiếng qua những tác phẩm với chủ đề và chất liệu đa dạng, và đã được mệnh danh là “Người khổng lồ” trong giới bởi nghệ sĩ điêu khắc đầy tài năng Auguste Rodin. Thiên tài hội họa Vincent van Gogh, cánh chim đầu đàn của trường phái Hậu Ấn tượng cũng đầy tôn kính gọi ông với cái tên “Nhà ảo thuật”. Bên cạnh những tên gọi này, Rembrandt còn được biết đến là một “Old Master” – một danh xưng dùng để chỉ những họa sĩ tài năng vào trước thế kỷ 19.

danh-hoa-vi-dai-nhat-lich-su-hoi-hoa-chau-Au-Rembrandt
‘Self-Portrait with Two Circles’ (Chân dung tự họa với hai vòng tròn) (1665-1669) (Ảnh: Terry Long qua Wikimedia Commons {PD-1923})

Các tác phẩm nghệ thuật của Rembrandt dù với quy mô đồ sộ hay khiêm tốn đều được công chúng đón nhận rộng rãi.

Bối cảnh

Rembrandt (1606-1669) sống vào thời kỳ hoàng kim Hà Lan, một thời kỳ phát triển rực rỡ trong lịch sử Hà Lan cho tới thế kỷ 17. Hội họa thời kỳ này thường phản ánh đời sống sinh hoạt đương thời và chịu nhiều tác động từ hội họa Phục hưng phương Bắc. Là một họa sĩ, nghệ sĩ in khắc bản, nhà thiết kế và môi giới nghệ thuật, Rembrandt không phải một ngoại lệ. Nghệ thuật Phục hưng là nguồn cảm hứng lớn, xuất hiện xuyên suốt các tác phẩm của ông.

danh-hoa-vi-dai-nhat-lich-su-hoi-hoa-chau-Au-Rembrandt
‘The Artist in his Studio’ (1626-1628) (Ảnh: http://eev.liu.edu/ qua Wikimedia Commons)

Đương thời, Rembrandt có một sự nghiệp thành công, với những kiệt tác hội họa nổi tiếng trên toàn thế giới, một bộ sưu tập chân dung tự họa, và loạt tác phẩm in khắc vô cùng đặc sắc. Tuy vậy, về cuối đời, ông đã gặp khủng hoảng tài chính. Mặc dù đã qua đời trong hoàn cảnh nghèo khó, tài năng của Rembrandt vẫn luôn được công nhận và được đánh giá cao vì những cống hiến của ông cho nền hội họa châu Âu.

Thành tựu
Chất liệu đa dạng

Trong suốt giai đoạn Phục hưng, các danh họa xuất chúng như Leonardo da Vinci Michelangelo đều được biết đến với khả năng sáng tạo với chất liệu cũng như kỹ thuật và Rembrandt đã học hỏi và áp dụng lối tiếp cận nghệ thuật vô cùng đa dạng này, đặc biệt trong ba lĩnh vực hội họa, in ấn, và phác họa.

Hội họa

Mặc dù nổi tiếng là một người đa tài, Rembrandt có lẽ được biết đến nhiều nhất dưới cương vị là một họa sĩ. Ông là bậc thầy nắm bắt sự tương phản giữa hào quang và bóng tối, thổi hồn vào nhân vật thông qua những tông màu ấn tượng.

Kỹ thuật xử lý ánh sáng mang hơi hướng kinh kịch xuất hiện rõ ràng qua tác phẩm nổi tiếng nhất của ông mang tên ‘The Night Watch’ (Tuần tra đêm) (1642). Đây là một bức họa chân dung quy mô lớn về một đại đội dân quân dưới sự chỉ huy của thuyền trưởng Frans Banninck Cocq.

danh-hoa-vi-dai-nhat-lich-su-hoi-hoa-chau-Au-Rembrandt
‘The Nightwatch’ (1642) (Ảnh: Rijksmuseum qua Wikimedia Commons {PD-1923})

Bên cạnh năng lực xử lý ánh sáng vô cùng xuất sắc, Rembrandt nổi tiếng là một cây cọ điêu luyện. Một vài tác phẩm thuộc thời kỳ đầu của danh họa, mà tiêu biểu là họa phẩm ‘The Anatomy Lesson of Dr. Nicolaes Tulp’ (1632) đã phần nào phô diễn kỹ thuật xuất chúng này. Trong khi đó, về giai đoạn sau, danh họa lại thiên về truyền tải cảm xúc, nổi bật là tác phẩm ‘The Return of the Prodigal Son’ (Sự trở lại của đứa con hoang đàng) (1669). Tuy vậy, dù ở phong cách nào, Rembrandt đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình.

danh-hoa-vi-dai-nhat-lich-su-hoi-hoa-chau-Au-Rembrandt
‘The Anatomy Lesson of Dr Nicolaes Tulp’ (Cuộc giải phẫu của bác sĩ Nicolaes Tulp (1632) (Ảnh: Mauritshuis online catalogue qua Wikimedia Commons)
danh-hoa-vi-dai-nhat-lich-su-hoi-hoa-chau-Au-Rembrandt
‘The Return of the Prodigal Son’ (Sự trở về của đứa con hoang tàn) (1668) (Ảnh: Hermitage qua Wikimedia Commons {PD-1923})
Nghệ thuật in khắc

Bên cạnh lĩnh vực hội họa, Rembrandt còn thực hiện các tác phẩm đồ họa với kỹ thuật in khắc qua hai phương pháp, đó là: etchingdrypoint. Với cả hai phương pháp, người nghệ sĩ sẽ phải đặt bức tranh trên một tấm kim loại đã được phủ sẵn mực. Tuy vậy, phương pháp etching có sự xuất hiện của hóa chất còn đối với phương pháp thứ hai, người nghệ sĩ sẽ trực tiếp vẽ lên tấm kim loại với một loại dụng cụ tương tự chiếc kim khâu.

Có thể nói, Rembrandt đã chinh phục cả hai phương pháp trên, thành quả là một bộ sưu tập đồ sộ gồm 300 tác phẩm in.

Nghệ thuật phác thảo

Là một họa sĩ phác thảo, Rembrandt tập trung vào mảng tranh chân dung, tranh động vật, và Genre art, loại hình hội họa xoay quanh chủ đề cuộc sống thường ngày. Dụng cụ chính giúp Rembrandt tiến hành những bức họa này là mực đen, nâu hay các loại phấn đỏ, trắng, và đen.

danh-hoa-vi-dai-nhat-lich-su-hoi-hoa-chau-Au-Rembrandt
‘An Elephant’ (Con voi) (1637) (Ảnh: Google Art Project qua Wikimedia Commons {PD-1923})
Chủ đề đa dạng

Trong các tác phẩm hội họa, in khắc, và phác thảo, Rembrandt đều đưa vào những chủ đề vô cùng đa dạng, bao gồm loạt tác phẩm với chủ đề phong cảnh, mà tiêu biểu mà bức họa ‘Landscape with a Stone Bridge’ (1638). Có thể nói sự thưởng thức của người nghệ sĩ dành cho ngoại cảnh là không đáng ngạc nhiên bởi lời khuyên nổi tiếng của ông dành cho các họa sĩ khác rằng hãy chọn lấy “duy nhất một thế mạnh – đó chính là thiên nhiên”.

danh-hoa-vi-dai-nhat-lich-su-hoi-hoa-chau-Au-Rembrandt
‘Landscape with a Stone Bridge’ (Khung cảnh cây cầu đá) (1638) (Ảnh: Rijksmuseum via Wikimedia Commons)

Ngoài ra, nổi bật trong sự nghiệp hội họa của Rembrandt là loạt tác phẩm chân dung, bao gồm các tác phẩm về đồng nghiệp và bộ sưu tập khổng lồ gồm 100 tác phẩm chân dung tự họa.

danh-hoa-vi-dai-nhat-lich-su-hoi-hoa-chau-Au-Rembrandt
‘Self-Portrait, Staring’ (Chân dung tự họa) (1630) (Ảnh: Web Gallery of Art qua Wikimedia Commons {PD-1923})

Cuối cùng, Rembrandt được biết đến với thể loại Narative art, loại hình kể chuyện thông qua tranh vẽ với chủ đề là những câu chuyện lịch sử, những câu chuyện xuất hiện trong kinh thánh hay chỉ đơn thuần là những câu chuyện diễn ra trong cuộc sống thường nhật. Bằng lối khắc họa đầy khéo léo những chủ đề tưởng như tầm thường, người nghệ sĩ đã nhận biết và truyền tải thành công những khía cạnh khác của sự việc.

Trong cuốn sách A Dictionary of Thoughts: Being a Cyclopedia of Laconic Quotations from the Best Authors of the World, both Ancient and Modern (1908), ông có viết: “Hãy không ngừng rèn luyện các kỹ năng bạn hiện có, rồi tới một thời điểm thích hợp, bạn sẽ có lời giải đáp cho mọi thắc mắc của hiện tại.”

danh-hoa-vi-dai-nhat-lich-su-hoi-hoa-chau-Au-Rembrandt
‘The Windmill’ (Etching) (1641) (Ảnh: Google Art Project qua Wikimedia Commons)
Di sản

Ngày nay, Rembrandt được công nhận là một trong những họa sĩ và nghệ sĩ in ấn nổi tiếng, xuất sắc nhất mọi thời đại. Các tác phẩm của ông được trưng bày tại những bảo tàng danh giá nhất trên trên thế giới, từ viện Bảo tàng Quốc gia Hà Lan Rijksmuseum tại Amsterdam cho tới Bảo tàng Nghệ thuật và Lịch sử tại thành phố Paris, nước Pháp. Ngoài ra, Rembrandt có ảnh hưởng lớn tới nghệ thuật thiết kế đương đại, đặc biệt là algorithm art (nghệ thuật thuật toán) và artistic action figures (nghệ thuật tạo hình nhân vật mô phỏng thực tế).

danh-hoa-vi-dai-nhat-lich-su-hoi-hoa-chau-Au-Rembrandt
(Ảnh: Windwings)

MAI ANH/DESIGNS.VN

Có thể bạn quan tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *