Tại sao bạn cần nắm bắt tư duy thiết kế?

“Tôi không biết liệu IDEO (Institut Dominicain d’Études Orientales) có thể cứu nguy cho nền công nghiệp tự động Mỹ hay không, nhưng chúng tôi đang bắt đầu làm việc với lõi bọt biển và súng keo nóng.”

 

Đó là một trong trích dẫn đầy thách thức của Tim Brown, nhưng nó cũng mang lại cho chúng ta một cái nhìn sơ lược về tất cả những gì bao hàm trong tư duy thiết kế – một trong những từ khóa hot trong ngành công nghiệp sáng tạo gần đây. Bạn có thể hình dung quá trình mà CEO của IDEO và team của ông phác thảo, gắn kết các thành phần, và ghép hàng tá những chiếc xe, cung đường, các con robot và nhà máy với mục đích đưa Detroit trở lại đường đua. Nhưng ai biết được nó có hiệu quả không?

 

 

Cuốn sách của Tim Brown tiết lộ khái niệm về tư duy thiết kế

 

 

Một dòng trích dẫn từ cuốn sách Brown, Change by Design, giải thích về khái niệm tư duy thiết kế bằng một vài chi tiết sáng tỏ hơn như sau: “Tư duy thiết kế là một cách tiếp cận những cái mới lấy con người làm trung tâm, được rút ra từ những công cụ tích hợp những nhu cầu của con người, khả năng của công nghệ, và những thiết bị phục vụ sự thành công cho doanh nghiệp.”

 

IDEO, công ty do Tim Brown cầm quyền, đã giúp đưa tư duy thiết kế trở thành một trong những khái niệm liên quan và thu hút nhất, không chỉ trong nền công nghiệp sáng tạo, mà còn trong cả nền kinh tế. Đây là một ý tưởng thú vị được chấp nhận trong mọi lĩnh vực, và mang lại cho sự sáng tạo mọi lí do để có thể lạc quan.

 

Chắc chắn rằng, những kỹ năng mà bạn học được với tư cách là nhà thiết kế có thể được sử dụng để tạo ra một logo, brochure, website hay một chiến dịch quảng cáo mới. Nhưng chỉ tưởng tưởng bạn sử dụng chúng để cải thiện việc cung cấp dịch vụ y tế, cách mạng công nghiệp và thay đổi cách giảng dạy trong trường học. Gần đây, IDEO đang hoạt động trong tất cả các lĩnh vực này, và một trong những dự án mới nhất của Tim Brown là Hướng dẫn thiết kế cho nền kinh tế tuần hoàn. Nó rất đáng để tham khảo.

 

 

Lặp lại tự nhiên

 

Xuất phát rừ nền tảng thiết kế sản phẩm, IDEO bắt đầu đặt nền móng từ hơn 25 năm trước. Ngày nay, công ty này vận hành song song với hàng chục các công ty sáng tạo lớn khác nơi nắm giữ tất cả những ý tưởng tương tự. Ije Nwokorie là CEO của Wolff Olins, đã góp phần đưa tư duy thiết kế thành một phần trong những hoạt động cốt lõi của một một thương hiệu. Đối với ông, nó bao gồm 3 thành phần: thăm dò, giả thuyết và sáng tạo.

  

 

Ije Nwokorie góp phần đưa tư duy thiết kế thành cốt lõi trong hoạt động của Wolff Olins

 

 

“Trước tiên, phải có bước thăm dò, nên bạn sẽ phải ra ngoài và tìm hiểu những con người ngoài kia. Việc này sẽ bao gồm tất cả các kỹ thuật trong nhân chủng học, quan sát con người, .v.v.,” ông giải thích.

“Điều thứ hai là việc chúng ta tin rằng quá khứ chỉ hữu ích cho sự tò mò và tạo cảm hứng, nhưng câu trả lời còn hơn cả thế, là những điều mà chúng ta chưa từng thấy trước đây. Bởi vậy, phải cần đến giả thuyết – yếu tố luôn dẫn dắt và lặp lại trong tự nhiên. Đừng nói một cộng một bằng hai, mà nói rằng: có 18 cách giúp chúng ta giải quyết vấn đề, hãy đề xuất, kiểm chứng, lặp lại và cải thiện chúng để tìm ra một giải pháp cuối cùng.”

 

Ông tiếp tục chia sẻ: “Điều cuối cùng trong tư duy thiết kế là việc cho rằng mọi thứ đều sẽ được thiết kế ra. Một phần nào đó trong thiết kế có nghĩa là chúng ta cần sử dụng những công cụ nền tảng của thiết kế để giải quyết những vấn đề chúng ta gặp phải. Vậy đâu là công cụ của thiết kế? Chúng là những dạng thức, sự vận động và thời gian, từ đó chúng ta phải tạo nên thứ khác biệt với bất kỳ điều gì đã tồn tại trước đây.”

 

 

Xây dựng một ngôn ngữ riêng

 

Một ví dụ gần đây mà ông trích dẫn từ chính công ty riêng của ông là xây dựng dotdot, ngôn ngữ nguồn mở rộng của Zigbee mà mạng lưới thiết bị kết nối Internet sử dụng để liên lạc với nhau.

 

Việc xây dựng thương hiệu thực ra bắt nguồn từ mã hóa và nó rất đơn giản. Được hình thành bởi 3 phím sau : | | và có thể tưởng tượng nó như một cái tủ lạnh có thể đặt sữa cho bạn, hay một cái máy sấy biết được mức độ ẩm ướt của quần áo chỉ bởi vì máy giặt đã bảo như vậy. Và khi những thiết bị công nghệ trong gian bếp của bạn đang kết nối với nhau, thì thương hiệu chính là phương tiện giúp khách hàng biết được rằng các ứng dụng tương thích này có thể giao tiếp với nhau trong cuộc hội thoại mà tự chúng bắt đầu.

 

 

Wolff Plins đã tạo nên thương hiệu cho dotdot, một ngôn ngữ nguồn mở rộng cho Mạng lưới thiết bị kết nối Internet

 

 

Làm thế nào mà sự truyền đạt khái niệm này lại là một ví dụ của tư duy thiết kế? Nwokorie giải thích: “Nếu bạn tiếp cận vấn đề theo cách như ‘Tôi phải kết nối với Mạng lưới thiết bị Internet như thế nào?’, bạn sẽ đưa ra được giải pháp khác biệt hơn là ‘Làm sao tôi giải quyết được vấn đề rằng mọi người không hiểu là những điều này hoạt động cùng nhau?”

 

Ngôn ngữ thị giác xuất phát từ một phần của mã hóa. Nó là 2 chấm và 2 sổ dọc, nhưng cũng là thương hiệu. Nó truyền đạt, nó là biểu tượng và nó khác biệt, nhưng mục tiêu nền tảng của nó là để giải quyết câu hỏi “Làm thế nào chúng ta có thể giúp con người tư duy và xây dựng nên một hệ thống những thứ hoạt động cùng nhau?”

 

Có lẽ một trong những nguyên nhân khiến ngày nay tư duy thiết kế rất đáng chú ý là sự truyền tải, chia sẻ thông tin trực tuyến và truyền thông xã hội trở thành nguồn lực to lớn trong xã hội hiện tại. Thiết kế thứ gì đó có thể được nhìn nhận một cách trực quan, dễ dàng và tự nhiên là một trong những mục tiêu lớn nhất của tư duy thiết kế – chính thiết kế sẽ truyền tải mục đích của nó.

 

 

Nhiều hơn là cảm giác

 

Tiếp theo là kinh nghiệm sử dụng hay tiêu thụ những thứ đã được thiết kế ra. Lippincott là một công ty tư vấn thiết kế đã làm nên rất nhiều nhận diện thương hiệu, ông tin tưởng rằng tư duy thiết kế mở rộng từ việc doanh nghiệp vận hành như thế nào thông qua cách khách hàng trải nghiệm sản phẩm của họ. Pháp chế, kỷ luật, nhân sự, tiếp thị, sản xuất – bất kỳ thứ gì mà một khách hàng làm có thể được cải thiện với tư duy thiết kế. Nhưng bất kể điểm tiếp xúc nào thì cảm xúc vẫn là thành phần chủ chốt.

 

 

Lee Coomber lập luận rằng tư duy thiết kế sẽ cho phép thiết kế trở nên có ảnh hưởng hơn

 

 

“Tư duy thiết kế nên trở thành một hoạt động 360 độ, kết hợp với tất cả các lĩnh vực trong thương mại hay thương hiệu nhưng vẫn giữ cho khách hàng là trọng tâm của quá trình. Nhiệm vụ ở đây là tạo ra những thứ cùng lúc có tính ứng dụng tuyệt vời và tính thẩm mỹ cao. Hai yếu tố này gắn kết với nhau tạo nên một liên kết cảm xúc với khách hàng,” Lee Coomber, giám đốc sáng tạo của Lippincott cho biết.

 

Sau cùng, thứ mà các nhà thiết kế hướng đến không chỉ là thực tế, mà là tính thẩm mỹ. Ông tiếp tục chia sẻ: “Thiết kế hướng đến thương mại trong khi sự phát triển hướng đến tự nhiên; nó cho phép các thương hiệu thay đổi và tồn tại. Trong cùng một thời điển, khi quá nhiều thứ trong cuộc sống của chúng ta thay đổi như một hệ quả của tiến bộ công nghệ, các nhà thiết kế cần phải làm cho thế giới không chỉ vận hành tốt hơn và còn tươi đẹp hơn.

 

“Tư duy thiết kế có thể cho phép thiết kế trở nên có sức ảnh hưởng hơn, bớt tính thị giác và mở ra nhiều cơ hội hơn cho các doanh nghiệp bằng cách xây dựng trải nghiệm toàn diện và liên kết cảm xúc.”

 

 

Thiết kế cho tất cả

 

Không chỉ là những tay chơi lớn như IDEO, Wolff Olins hay Lippincott được tạo cảm hứng bởi tư duy thiết kế. Rất nhiều Studio thiết kế và nhãn hàng thời trang cũng trong tầm ảnh hưởng. APFEL (A Practice for Everyday Life) có trụ sở tại London và dùng nguyên lý cốt lõi của tư duy thiết kế để xây dựng nên chính tên thương hiệu của họ.

 

“Đối với chúng tôi, ‘tư duy thiết kế’ thực sự chỉ là một thuật ngữ hấp dẫn để chỉ những phương thức và cách tiếp cận mà chúng tôi đưa vào thực hành trong đời sống hằng ngày của mình – để định hướng thế giới xung quanh, học hỏi, phát triển, và thử nghiệm. Chúng tôi tiếp cận các dự án thiết kế và giải pháp cho các vấn đề một cách bản năng, bắt đầu với việc nghiên cứu và điều tra, trao đổi với những người liên quan, kiểm nghiệm ý tưởng, xem xét những bối cảnh khác nhau, và đáp ứng những phản hồi,” Kirsty Carter, nhà đồng sáng lập APFEL cho biết.

Studio này gần đây đã làm việc với kiến trúc sư Mae trong MyHouse, một dự án nhà giá rẻ cho phép người mua thiết kế ngôi nhà mới của họ với một bộ các thành phần định sẵn: đặt nhà bếp này bên trên phòng ăn,… Ồ, và hãy để nhà vệ sinh ở tầng dưới nhé.

 

 

APFEL cần một thiết kế không dựa trên bức ảnh của những ngôi nhà đã hoàn thành 

 

 

“Công việc của Mae trong dự án này là một thí dụ của tư duy thiết kế trong thực tế: đó là nhận diện vùng trọng tâm của thị hiếu, và cân nhắc những thách thức phải đối mặt bởi cả những khách hàng tiềm năng và những công ty xây dựng,” Emma Thomas, một nhà đồng sáng lập khác chia sẻ. “Bằng cách sử dụng thông tin và nghiên cứu này, nó kết hợp trực tiếp với một người chế tạo để đưa ra một mẫu mang đến sự linh hoạt giúp cho việc tự xây dựng ngôi nhà trở nên thú vị hơn, trong khi loại bỏ nhu cầu quản lý thiết kế và xây dựng quá trình của người mua.

 

“Nhiệm vụ của chúng tôi là hỗ trợ Mae tạo nên bộ mặt công chúng cho dự án, để khiến nó trở nên dễ tiếp cận và thu hút khách hàng mục tiêu. Chúng tôi cần truyền tải những khả năng mà MyHouse cung cấp vẫn phát triển ở thời điểm đó dù không có bất kỳ hình ảnh nào của những ngôi nhà đã hoàn thiện.

 

 

Tương phản văn hóa và những chiếc bánh taco miễn phí

 

Ở Toronto, công ty quảng cái OneMethod đã vận dụng tư duy thiết kế vô cùng hiệu quả trong một sự kiện tự quảng bá pop-up mở đường cho việc thành lập một nhà hàng. Nếu bạn đã đến sự kiện này và mua một tác phẩm nghệ thuật trong số những sáng tạo của OneMethod, bạn sẽ được nhận ba cái bánh taco miễn phí. Trải nghiệm này quả thật rất chân thực, quan khách đã yêu cầu công ty mở một nhà hàng taco dài hạn và hiện tại OneMethod đang vận hành hai cơ sở La Carnita. Đồng thời, công ty này vẫn thực hiện những chiến dịch quảng cáo khác cho khách hàng.

 

Với một studio khác ở Toronto, tư duy thiết kế là về việc mở rộng các tham số của vấn đề và tìm ra giải pháp ít xác định hơn để khám phá. “Chúng tôi mài dũa khả năng trực giác và tư duy phi tuyến tính của mình để khám phá mở rộng, phối hợp nhịp nhàng giữa sự đơn giản và phức tạp để tự xem xét lại những tham số này. Nó không đơn giản là những gì chúng ta làm mà là cách chúng ta suy nghĩ và điều gì là cần thiết để hiện thực hóa suy nghĩ đó. Mỗi dự án chúng tôi thực hiện đều theo một quá trình từ đầu đến cuối. Đó là phương tiện để chúng tôi khai thác chiều sâu và tìm kiếm tính xác thực từ bên trong,” nhà sáng lập Vanessa Eckstein cho biết.

Đó là cách tiếp cận mà studio này sử dụng khi được yêu cầu thiết kế một ấn phẩm cho Tạp chí Wayward Arts về chủ đề “Tương phản văn hóa”. Bức tường sáng tạo – tương tự như lõi bọt biển của Tim Brown – là thành phần chủ chốt của bộ công cụ mà tạp chí này đã phát triển.

 

 

Thiết kế của Blok cho một tạp chí để minh họa cho “Tương phản văn hóa" 

 

 

“Tương phản văn hóa là một phần lớn trong DNA của loài người, chúng tôi đã dành 6 tháng để nghiên cứu mở rộng và đưa những gì chúng tôi tìm được lên bức tường sáng tạo – nơi mà mọi thứ không ngừng vận động và tồn tại – dịch chuyển hình ảnh và từ ngữ, những bài thơ và tiến trình lịch sử thăng trầm, tìm kiếm những sự kết nối mơ hồ mà kích thích để chính chúng được lộ ra,” Eckstein chia sẻ.

 

Cùng với nhà nhân chủng học văn hóa Bob Deutsch, Blok đã tranh luận xoay quanh chủ đề: Liệu văn hóa, hay sự đối lập, tính hai mặt, sự căng thẳng và mâu thuẫn trong cụm từ Tương phản văn hóa thực sự mang ý nghĩa gì, sau đó khám phá những biểu tượng và ý tưởng trong sự tương phản với nhau. Kết quả cho ra đời một cuốn tạp chí đáng kinh ngạc đáp ứng được những gì mà studio hướng đến để có thể khẳng định mức độ nhận diện của chính họ.

 

 

Nhà máy bia Butcombe

 

Ví dụ cuối cùng đến từ sự tái cấu trúc thương hiệu của Halo cho Nhà máy bia Butcombe ở Bristol. Ngoài việc mang nhà máy bia và 6 sản phẩm chính của họ vào bộ nhận diện mới, Halo đã đề xuất công ty tạo ra một dòng bia đặc biệt trên thị trường bia thủ công, cho ra đời thương hiệu ‘78’ và kết hợp cùng với nhà máy sản xuất 12 loại bia với chủ đề kỷ niệm năm 1978 – năm Butcombe được thành lập.

 

 

 

 

Trong khi tái cấu trúc thương hiệu của Butcombe Brewery, Halo đã đề xuất dòng bia thủ công đặc biệt này

 

 

Butcombe hiện tại sản xuất một loại bia mới mỗi tháng bởi Halo đã cho họ thấy được cách để tiếp cận thị trường mới, điều đó chứng minh rằng tư duy thiết kế có thể trở thành nguồn sức mạnh khó cưỡng trong lĩnh vực tiếp thị.

 

 

Không giới hạn?

 

Tư duy thiết kế là một chủ đề đầy quyền lực khi mà nó đang thay thế các phương thức khác trong quá trình vận hành các doanh nghiệp. Khi mà tư duy thiết kế trở thành từ khoá của thế kỉ 21 thì tư vấn quản lý và tư duy quản lý được xem như là một di tích của thế kỷ trước.

 

Các tập đoàn lớn như: IBM, Procter & Gamble, Marriott Hotels và Fidelity đang dần tích hợp tư duy thiết kế với quá trình quốc tế hóa của họ. Tuy nhiên, khi bất kì điều gì trở thành một phần của quá trình này, sự sáng tạo có thể sẽ bị bóp nghẹt.

 

Bất kể nỗ lực ngồi xuống và cố gắng trở thành một nhà tư tưởng thiết kế trong phòng họp, vui vẻ, chơi đùa, điên loạn hay chỉ đơn giản là chắp cánh cho nó, đó vẫn là những khía cạnh của sự sáng tạo mà bạn không thể xây dựng thành một quá trình chính thức. Khi tư duy thiết kế trở thành một quá trình, chúng ta sẽ kết thúc việc lặp lại và tối ưu hóa các thiết kế hiện tại thay vì đưa ra các thiết kế mới.

 

Nwokorie nói rằng: "Hãy suy nghĩ về thiết kế như là một kỷ luật hoàn toàn hợp lý, và nó không thể nào khác hơn, và chúng ta sẽ chỉ đơn thuần tối ưu hóa tất cả mọi thứ nhằm mục đích có được cái nhìn lạc quan và trừu tượng về tương lai.

"Cùng với tư duy thiết kế, chúng ta cũng phải đảm bảo rằng chúng ta đang nói về trí tưởng tượng bản năng, tham vọng cực đoan và đôi khi là phép thuật. Những điều đó không hoàn toàn tồn tại tự do trong cách tư duy thiết kế được định nghĩa trong nhiều tổ chức. "


Có thể bạn quan tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *