Xuất hiện lần đầu dưới dạng một nhân vật trong các bức hình được in trên giấy gói kẹo cao su Bazooka, Bazooka Joe được tạo bởi họa sĩ Wesley Morse sau khi Woody Gelman và Ben Solomon, lúc này đang là trưởng phòng phát triển sản phẩm của Topps đặt hàng. Với cốt truyện nhỏ gọn và hài hước, mỗi giấy gói kẹo cao su trở thành minh họa cho các trắc trở trong sinh hoạt hằng ngày của Joe và những người bạn của Joe.
Harry đã sử dụng sử dụng phong cách của nguyên mẫu từ 1950 để tạo nên năm mẫu thiết kế bao bì. Mỗi thiết kế là một câu chuyện kể về cuộc săn tìm kho báu của một nhóm các nhà thám hiểm mà Bazooka Joe là thành viên. Và kịch bản tập trung mô tả giai đoạn cao trào của quá trình thám hiểm, giúp sử dụng tốt hơn các giới hạn tự nhiên của tường thuật để khơi gợi cảm giác khám phá và phiêu lưu.
Với mục tiêu làm ngạc nhiên người nhận, bạn sẽ hoàn toàn không được biết mình đang đặt sản phẩm gì khi đặt hàng trên trang chủ của chương trình Mystery Item. Các sản phẩm ban đầu được đóng gói bằng các túi bóng kín thông thường để che dấu sản phẩm bên trong. Và sau khi Harry’s bổ sung thêm những câu chuyện về Bazooka Joe, ngôn ngữ đồ họa trên bao bì đã liên tục được phát triển để giúp nâng cao trải nghiệm của khách hàng. Những nỗ lực không ngừng của Harry’s đã giúp thiết kế về Mystery Item được liệt kê trong mục thiết kế đồ họa mới xuất sắc của Giải thưởng Dezeen năm nay.
"Những tác phẩm truyện tranh một mặt được dùng để che kín sản phẩm bên trong, mặt khác tạo ra thêm một góc nhìn thú vị cho người tiêu dùng," họa sĩ minh họa Janne Iivonen giải thích về thiết kế của nó.
Tất cả các sản phẩm được chứa trong túi có một con dấu ở đầu trên mặt sau. Chúng có hai kích cỡ, tùy thuộc vào giá trị của đơn hàng Mystery Item được chọn. Có năm màu khác nhau được sử dụng làm phông nền cho mặt trước. Chúng cũng được sử dụng như tông màu chủ đạo trong trang chuyện. Điều này cho thấy các thiết kế có bảng màu và mức bão hòa màu hạn chế khá nhiều so với màu sắc rực rỡ trong các tác phẩm Bazooka Joe gốc. Tuy nhiên, điều này không làm giảm nhiều giá trị của nội dung.
Scott Newlin, giám đốc thiết kế của Harry’s cho biết: "Thật tuyệt khi thiết kế sáng tạo của bao bì là mục tiêu chính, thay vì cần truyền đạt chức năng sử dụng của sản phẩm". "Chúng tôi cảm thấy rất đặc biệt khi đã tạo ra những sản phẩm có thể mang tới niềm vui và cảm hứng cho tất cả mọi người."
Harry’s bắt đầu chương trình Mystery Item trên kênh bán lẻ trực tuyến của họ vào năm 2018, một năm sau khi thương hiệu được thành lập. Bây giờ nó đã trở thành một chương trình bán hàng chủ lực khi có doanh số lớn thứ hai công ty. Các sản phẩm mà khách hàng đã mua trước đó cũng được ghi chép lại cần thận để đảm bảo rằng mỗi lần đặt mua, khách hàng sẽ được nhận một cái gì đó mới và khác biệt so với những gì họ đang dùng.
"Một trong những mục tiêu của thương hiệu Harry là luôn tạo ra sự ngạc nhiên và hài lòng cho khách hàng", Scott Newlin nói. "Chúng tôi luôn có mong muốn rằng khách hàng của chúng tôi sẽ nhận được cái gì đó đặc biệt và phù hợp với họ sau mỗi lần mua."
Coca Cola gần đây cũng đã sử dụng lại mẫu bao bì cũ khi họ giới thiệu lại mẫu chai Hutchinson thủy tinh có tuổi đời gần một thế kỷ, trong khi bao bì của thịt thay thế Johnson Banks nổi bật trên kệ siêu thị bằng việc thu hút người dùng chú ý vào nội dung.