1. Kỹ năng viết
Bất kể bạn đã nghe ở đâu về các công cụ truyền thông xã hội hấp dẫn thì bạn vẫn cần biết làm thế nào để viết bài PR. Thật là tuyệt vời nếu như bạn học ngành báo (hoặc tiếng Anh), hoặc chương trình truyền thông hay PR của bạn có các khóa học tập chung vào kỹ năng viết.
Các nhà tuyển dụng chắc chắn sẽ không bỏ qua bạn nếu như bạn có những kỹ năng tuyệt vời dưới đây:
Các mẫu tin bạn đã viết: cộng điểm nếu như chúng đã được xuất bản. Các ví dụ tốt nhất là các bài báo (cả in và online), các bài báo trên tạp chí.
Các bài viết đa dạng: điều này bao gồm những bài báo viết về những chủ đề đa dạng, các bài mẫu thông cáo báo chí, các bài viết blog, hoặc có thể là các tư liệu giành cho báo giới.
Các bài mẫu viết trên phương tiện truyền thông mới như: blog, facebook, tweet là rất lớn, không chỉ là những dòng post cá nhân của bạn, mà còn là những thứ bạn viết đại diện cho một tổ chức.
Các bài viết dài: đây có lẽ sẽ bao gồm những báo cáo nghiên cứu về các kế hoạch các mối quan hệ công chúng chuyên sâu.
Bonus tip: Hãy luôn nhớ rằng những nhà tuyển dụng tiềm năng sẽ đưa cho bạn một bài thi viết hoặc bạn sẽ viết cái gì đó ngay tại buổi phỏng vấn trong quá trình sàng lọc ứng viên. Khả năng viết thành thạo sẽ chính là sự khác biệt giữa việc bạn nhận được một lời mời phỏng vấn lần thứ 2 hay một lá thư từ chối bạn.
2. Kinh nghiệm thực tập
Nếu bạn không có các bài viết mẫu giống như các ví dụ trên, hãy xem xét đến việc tìm kiếm công việc thực tập trong mùa hè này, và tình nguyện viết bất cứ cái gì bạn có thể xây dựng cho portfolio của mình. Bạn nên có những kinh nghiệm thực tập khác nhau, lý tưởng nhất là kinh nghiệm thực tập ở các đại lý hoặc các tổ chức lớn hơn. Nhưng nếu không có những cơ hội đó, bạn nghĩ sao về việc giúp đỡ công việc kinh doanh của một thành viên trong gia đình hoặc một người bạn, hoặc tự nguyện tham gia tổ chức phi lợi nhuận ở địa phương hoặc nhà thờ. Không phải là một ý tưởng tồi đúng không? Bạn cần chỉ ra được các ví dụ về những câu chuyện mà bạn tham gia, hoặc các chiến dịch mà bạn đã làm việc và thu được kết quả. Bạn càng có thể chỉ ra công việc thực bạn đã làm được bao nhiêu, thì kết quả càng tốt hơn bấy nhiêu.
Bonus tip: Hãy chắc chắn bạn có thể nói về kinh nghiệm thực tập, nhưng nếu bạn chuẩn bị một trường hợp nghiên cứu hoặc thuyết trình về công việc bạn làm, bạn sẽ có một ấn tượng mạnh mẽ hơn. Nói về những kết quả bạn đã đạt được và ảnh hưởng họ có sẽ ấn tượng hơn việc chỉ ra một bài báo mà bạn viết. Hãy tập chung vào kết quả.
3. Kinh nghiệm truyền thông xã hội
Kinh nghiệm truyền thông xã hội là điều kiện thứ 3. Mặc dù nó ít quan trọng hơn 2 kinh nghiệm đầu, nhưng kinh nghiệm này lại giúp bạn dễ dàng vượt qua các ứng viên ngang sức với bạn ở phần kinh nghiệm viết lách và kinh nghiệm thực tập.
Phát triển sự hiện diện của bạn trong truyền thông xã hội khi còn học đại học, ví dụ như viết blog, xây dựng một tài khoản trên Facebook, Instagram có nhiều người theo dõi, hoặc bất cứ phương tiện truyền thông xã hội nào, điều này sẽ đặc biệt liên quan đến việc có được công việc đầu tiên của bạn.
Bạn phải chứng mình rằng bạn sử dụng thành thạo những công cụ này, bởi vì những khách hàng và các tổ chức đang tìm kiếm những nhân viên có thể giúp họ quản lý tiếng nói thương hiệu của họ thông qua các kênh truyền thông này. Điểm cộng là nếu bạn đang sử dụng các kênh truyền thông mới nổi như Vine, Pinterest, Tumblr hoặc SnapChat, cũng được coi là một yếu tố quan trọng ở thời điểm hiện tại.
Với những kỹ năng này, bạn cần phải biết cách sử dụng những công cụ của các trang mạng xã hội hơn là nội dung mà bạn chia sẻ trên đó. Hãy chứng minh rằng bạn hiểu sự khác nhau căn bản về những công cụ này làm việc như thế nào. Ví dụ, giải thích bạn đang sử dụng những bức ảnh Pinterest trên một blog và bạn đang giúp lượng truy cập quay lại trang blog và Pinterest theo một cách đặc biệt sẽ là cách gây ấn tượng tốt nhất với các nhà tuyển dụng. Nếu bạn đã sử dụng các trang truyền thông xã hội để xây dựng một lượng độc giả cho một khách hàng trong thời gian thực tập thì thậm chí còn có thể gây ấn tượng tốt hơn.
Bonus tip: Hầu hết những nhà tuyển dụng sẽ kiểm tra mạng lưới truyền thông xã hội của bạn. Hãy chắc chắn các tài khoản của bạn đều đã được cập nhật trước khi bạn apply cho một vị trí. Sẽ chẳng có hại gì nếu bạn có một profile Linkedln, một tài khoản Twitter, và một profile Facebook cho những người mới bắt đầu. Bạn có thể muốn “check-in” trên Foursquare hoặc tweet khi bạn tới buổi phỏng vấn. Sẽ rất ngạc nhiên là có rất ít người tham dự buổi phỏng vấn cho một vị trí công việc truyền thông xã hội làm điều này. Nhà tuyển dụng sẽ muốn nhìn xem bạn biết cách sử dụng những công cụ truyền thông xã hội này như thế nào, và việc bạn vừa làm cũng chính là một cách truyền thông cho nhà tuyển dụng rồi. Đó chẳng phải là một cách gây ấn tượng vô cùng tuyệt vời sao?
4. Biết sử dụng các công cụ phân tích
Biết sử dụng các công cụ phân tích hoặc những công cụ đó có thể được xây dựng làm nền tảng, hoặc có thể dùng để báo cáo tình hình tăng trưởng độc giả, hoạt động cộng đồng, hoặc lưu lượng độc giả thu được từ những nền tảng này.
5. Kinh nghiệm đa phương tiện
Các nhà tuyển dụng không mong đợi tất cả các sinh viên đều có những kỹ năng dưới đây khi ra khỏi trường học. Nếu như họ có tất cả các kỹ năng ở trên,
Bạn có một trang blog mà bạn đang quản lý tạo ra doanh thu, bạn có các quảng cáo trên trang blog của mình hoặc sử dụng AdWords để kiếm tiền từ blog của mình. Điều này chỉ ra rằng bạn không chỉ biết viết nội dung thu hút độc giả mà còn có thể thiết lập và tùy chỉnh một trang blog. Đây là những kỹ năng tiến bộ.
Biết cách sử dụng Photoshop hoặc các công cụ chỉnh sửa ảnh tương tự. Điều này có thể đơn giản như là việc chèn chữ lên trên bức tranh con mèo vui vẻ hay bức đồ họa, hoặc bất cứ cái gì tiên tiến hơn như tự tạo một infographic cho chính bản. Nếu bạn biết sử dụng phần mềm chỉnh sửa ảnh, đây thực sự là một kỹ năng cực kỳ thích hợp cho công việc quan hệ công chúng và tiếp thị nội dung ngày nay.
Biết cách quay, chỉnh sửa, và post video: lên các trang như YouTube, Vimeo, vv. Nếu bạn đã được đào tạo các kỹ năng về video, và có thể đưa ra một video mà bạn đã sản xuất và thu hút được người xem, điều này sẽ giúp bạn nổi bật. Hầu hết những người chúng ta làm việc cùng vẫn đang học cách để có thể làm được điều đó.
Biết một vài điều về SEO. Ví dụ như, bạn hiểu cách cập nhật Google Panda thay đổi các trò chơi về cách nội dung được xếp thứ hạng trên Google như thế nào. Bạn biết cách quản lý nghiên cứu từ khóa và tận dụng các thống kế SEO để giúp mọi người khám phá nội dung của bạn trên các trang blog và website. Thông thường, nếu bạn có một trang blog, bạn đã có sẵn một vài kỹ năng này.
Biết cách code như thế nào. Điều này có lẽ là xa vời, nhưng nếu bạn biết cách chạy chương trình như thế nào, không chỉ HTML, mà còn biết 1 chút về PHP hoặc Javascript – bạn có lẽ không cần có một công việc. Bạn có thể làm một cái gì đó riêng cho bạn và kiếm tiền ngay khi rời khỏi ghế nhà trường (nếu bạn không thực sự làm điều đó). Điều này có nghĩa là, nếu bạn có những kỹ năng này, nó sẽ rất tốt cho bạn. Không có nghĩa rằng bạn cần có những kỹ năng đa phương tiện này để có được công việc đầu tiên của mình, nhưng nếu bạn có chúng, thì cơ hội tìm kiếm việc làm của bạn sẽ được rút ngắn đi rất nhiều.
Bạn càng có nhiều hơn các kỹ năng được nên trên thì bạn càng có nhiều cơ hội có được một việc làm trong ngành PR hoặc marketing hơn. Công nghiệp PR đã thay đổi đáng kể trong vòng 15 năm qua. 15 năm trước, nếu như bạn có 2 kinh nghiệm thực tập, một portfolio viết tốt, bạn đã có một chỗ đứng trong rất nhiều các cơ quan. Ngày nay, ngày càng có nhiều sinh viên tốt nghiệp, nhưng số lượng công việc thì ngày càng giảm đi dẫn đến sự chênh lệch đáng kể giữa cung và cầu. Bạn có thể tăng tỷ lệ cược thành công của bạn bằng cách bổ sung thêm sơ yếu lí lịch của mình trước khi chính thức bước vào con đường săn việc làm.
Hi vọng bài viết này đã giúp bạn có thể vạch ra được những gì bạn cần có trước khi quyết định theo đuổi ngành nghề PR đầy thử thách nhưng cũng đầy hấp dẫn này! Chúc bạn thành công!