Những bước cơ bản lựa chọn máy chủ cho doanh nghiệp

Phần lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay vẫn đang phân vân không biết là nên lựa chọn máy chủ như thế nào hoặc mình có cần sử dụng máy chủ hay không.

Máy chủ đã làm thay đổi cách vận hành của rất nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay: giúp giảm thiểu chi phí vận hành và cải thiện hiệu quả công việc. Thế nên đây chính là thời điểm thích hợp nhất để đầu tư một hệ thống máy chủ cho doanh nghiệp. Nhưng lựa chọn như thế nào cho hiệu quả nhất?

 

 

Nền tảng máy chủ nào là phù hợp?

 

Hiện nay hầu hết các chuyên gia CNTT đều khuyên các doanh nghiệp nên đầu tư máy chủ dạng NAS, cụ thể hơn là QNAP và Synology NAS. Vì đây là cách tiết kiệm chi phí nhất khi vừa có một máy chủ tại văn phòng và được đồng bộ với hệ thống lưu trữ đám mây. Vì dạng máy chủ này như một sự kết hợp của dạng máy chủ truyền thống và công nghệ đám mây. Những điểm yếu của lưu trữ đám mây như bảo mật dữ liệu cũng được giải quyết.

 

Hơn thế nữa, số lượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện tại sử dụng Office 365 để lưu trữ email và Sharepoint cho dữ liệu đang ngày càng tăng. Điều này dẫn đến như cầu sử dụng máy chủ hybrid tăng lên, đặc biệt đối với các công ty startup sử dụng công nghệ đám mây cho các ứng dụng của mình. Nên đây có thể được xem như một sự lựa chọn đáng để cân nhắc cho các doanh nghiệp, nhưng bạn cũng cần phải lên kế hoạch kỹ càng để đảm bảo hệ thống máy chủ mới được đầu tư có thể đáp ứng được nhu cầu của hệ thống công ty.

 

nhung-buoc-co-ban-lua-chon-may-chu-cho-doanh-nghiep

 

 

Các bước lựa chọn máy chủ

 

Lựa chọn máy chủ phù hợp nhu cầu chính: Nếu muốn cải thiện việc sử dụng email trong doanh nghiệp thì một server chuyên phục vụ cho email là điều cần ưu tiên. Hoặc nếu doanh nghiệp của bạn cần quản lý một khối lượng lớn các tài liệu thì hãy chọn ngay cho mình một máy chủ chuyên để chia sẻ dữ liệu.

 

Phù hợp ngân sách: Bạn nên đề ra ngân sách ngay từ đầu và dựa trên ngân sách đó để có phương án thích hợp. Thị trường máy chủ khá đa dạng và bạn có thể có nhiều hơn 3-4 lựa chọn cho một mức ngân sách.

 

Lựa chọn thương hiệu: Sau khi quyết định loại máy chủ nào cần mua bạn cần phải chọn nhà cung cấp nào nổi tiếng với dạng server đó. Điều này đảm bảo bạn sẽ mua được máy chủ từ một thương hiệu uy tín, nổi tiếng và được hỗ trợ đầy đủ suốt quá trình sử dụng

 

Chọn hệ điều hành: Cũng như khi mua máy tính cá nhân, hệ điều hành đóng vai trò rất quan trọng đảm bảo các ứng dụng vận hành trơn tru. Tương tự, máy chủ cần một hệ điều hành phù hợp làm nền tảng để xử lý hàng nghìn lệnh sử dụng khác nhau từ toàn bộ người dùng của hệ thống.

 

Khả năng mở rộng: Máy chủ được đầu tư để sử dụng lâu dài nên mức độ mở rộng của hệ thống cũng cần được quan tâm. Thường thì ổ cứng và bộ nhớ sẽ được quan tâm xem có thể mở rộng tối đa là bao nhiêu. Sử dụng thiết lập RAID cũng sẽ đảm bảo doanh nghiệp không mất dữ liệu khi bất cứ ổ cứng nào trong hệ thống bị lỗi

 

Hỗ trợ và bảo trì: Hầu hết các doanh nghiệp nhỏ đều không có sẵn bộ phận IT nên thường phải thuê ngoài. Nhưng nếu bạn mua máy chủ từ một nhà cung cấp uy tín sẽ luôn được đề nghị các gói bảo trì kèm theo.

 

Khả năng ảo hoá: Sử dụng ảo hoá sẽ giúp tăng hiệu quả vận hành cho các hệ thống máy chủ và thường được các doanh nghiệp vừa và nhỏ quan tâm để tiết kiệm chi phí. Tính năng này cũng ngày một phổ biến giúp doanh nghiệp có thể tạo ra những máy chủ mới dựa trên phần cứng sẵn có dựa trên phần mềm. Vì thế bạn cần quan tâm đến việc bộ vi xử lý và ổ cứng có thể đáp ứng được yêu cầu hay không.

 

 

 

Đề xuất từ chúng tôi

 

nhung-buoc-co-ban-lua-chon-may-chu-cho-doanh-nghiep-02

 

Bộ máy chủ mới nhất Intel® Server System LSVRP4304ES6XX1 có giá khoảng 24 triệu đồng.

 

Với doanh nghiệp dưới 100 người, cùng với ngân sách khoảng 25 – 30 triệu đồng, chúng tôi đề nghị server đồng bộ từ Intel: Intel® Server System LSVRP4304ES6XX1. Với phương án này chip Intel Xeon E3-1230 v5 (8M Cache, 3.4 GHz) chuyên dành cho máy chủ sẽ đảm bảo hiệu suất và tính ổn định của nó. Dòng board mạch Intel® Server Board S1200SPL là một lựa chọn khá hợp lý không chỉ về giá cả mà còn về hiệu suất dành cho doanh nghiệp. Với 4 khe cắm RAM hỗ trợ lên đến 64GB DDR4 (máy được trang bị sẵn 16GB), hỗ trợ 8 cổng SATA3 6Gbps và thêm 3 khe PCIe 3.0, dòng board này có thể được nâng cấp một cách linh hoạt để có thể đáp ứng tối đa nhu cầu của doanh nghiệp.

 

Một bộ phận rất quan trọng khác mà hầu hết khách hàng vẫn chưa chú ý đó là SSD dành cho máy chủ với tuổi thọ cao. LSVRP4304ES6XX1 được trang bị đính kèm là Intel® SSD DC S3510 Series (120GB, 2.5in SATA 6Gb/s, 16nm, MLC) có tuổi thọ đảm bảo từ nhà sản xuất là 70TBW và thời gian phát sinh lỗi đọc/ghi bình quân là 2 triệu giờ sử dụng. Với thông số “khủng” như vậy, doanh nghiệp sẽ hoàn toàn yên tâm với dữ liệu của mình được lưu trên SSD này.

 

Ngoài ra, hệ thống server này còn được trang bị cổng mạng quản trị độc lập (ngoài 2 cổng 1GbE) với Intel® Remote Management Module AXXRMM4LITE2 giúp cho ADMIN có thể quản trị và kiểm tra tình trạng hệ thống từ xa một cách dễ dàng.

 

Để tham khảo thêm thông tin chi tiết và nhận được sự tư vấn trực tiếp, các bạn có thể đến những đại lý Intel trên toàn quốc.

Link tham khảo thông số sản phẩm:

http://ark.intel.com/products/95320/Intel-Server-System-LSVRP4304ES6XX1

http://ark.intel.com/products/86193/Intel-SSD-DC-S3510-Series-120GB-2_5in-SATA-6Gbs-16nm-MLC 

http://www.intel.com/content/www/us/en/server-management/intel-remote-management-module.html

Có thể bạn quan tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *