Lịch sử hội họa thế giới đã xuất hiện rất nhiều tác phẩm chân dung xuất sắc, bao gồm huyền thoại ‘Mona Lisa’ của danh họa Leonardo hay những bức chân dung tự họa đầy ám ảnh của Van Gogh. Bởi vậy không quá ngạc nhiên khi tranh chân dung là một trong những chủ đề phổ biến nhất trong nhiều thế kỷ. Hầu hết các tác phẩm chân dung đều khắc họa hình ảnh nhân vật một cách chân thật. Tuy nhiên, vào thế kỷ thứ 16, danh họa người Ý Giuseppe Arcimboldo đã chuyển hướng tập trung vẽ chân dung đầu người và cho ra đời những tác phẩm vô cùng kì dị.
Giuseppe Arcimboldo là ai?
Giuseppe Arcimboldo (1526-1593) là một bậc thầy trường phái Kiểu cách, trào lưu hội họa mang khuynh hướng cường điệu hóa hội họa thời kỳ Phục hưng, nó tập trung vào trang hoàng và chú trọng tới cảm xúc. Dường như Arcimboldo sinh ra là để gắn bó với trường phái Kiểu cách bởi ông là bậc thầy trang trí.
Vào năm 36 tuổi, Arcimboldo rời quê nhà Milan để tới Prague, thành phố của những công trình kiến trúc lộng lẫy để phục vụ cho hoàng gia. Bên cạnh việc vẽ chân dung cho các thành viên hoàng tộc, Arcimboldo còn nhận thiết kế cửa kính màu ghép, vẽ tranh tường, thiết kế thảm và trang phục dạ hội cho hoàng tộc Habsburg.
Tác phẩm chân dung đầu người
Mặc dù các tác phẩm chân dung kết hợp phong cách tân thời và truyền thống của Acrimboldo đều được đánh giá cao, ông được biết tới rộng rãi nhất với những tác phẩm họa chân dung độc nhất vô nhị từ các loại vật thể bất kỳ như hoa quả, trái cây, hay thậm chí là các sinh vật biển cho tới sách vở.
Nghiên cứu khoa học
Arcimboldo bắt đầu thực hiện những tác phẩm kỳ dị này trong khoảng thời gian làm việc cho Hoàng đế của Đế quốc La Mã Thần thánh Maximilian II. Như một món quà gửi tới hoàng đế Maximilian II, Arcimboldo đã thực hiện hai trong số những bộ tranh nổi tiếng nhất của ông mang tên: The Seasons (Bốn Mùa) và The Elements (Bốn Nguyên tố). Bộ tranh khắc họa từng mùa trong năm tương ứng với từng nguyên tố phân loại thế giới vật chất dưới hình dạng con người. Bộ sưu tập đã thể hiện năng lực sáng tạo vô hạn của người họa sĩ tài ba. Với óc tưởng tượng phong phú của mình, tác giả đã hiện thực hóa và nhân hình hóa tự nhiên.
Hoàng đế Maximilian vô cùng yêu thích và tích cực ủng hộ loại hình nghệ thuật mới lạ của Arcimboldo. Thực tế, ngài cho phép Arcimboldo chiêm ngưỡng bộ sưu tập động thực vật quý hiếm của mình để từ đó “Người họa sĩ có thêm ý tưởng cho tác phẩm của mình” (Bảo tàng Nghệ thuật Quốc gia).
Bên cạnh đó, Ngài còn trang trọng trưng bày các tác phẩm của Arcimboldo tại bảo tàng Kunstkammer, hay còn gọi là “cabinet of curiosities.” Tại đây, chúng vừa là tác phẩm trang hoàng, vừa như cuốn bách khoa toàn thư về bộ sưu tập thực động vật quý hiếm trong khu vườn Maximilian.
Những châm biếm dí dỏm
Các tác phẩm của Maximilian không những thể hiện lối tư duy và thẩm mỹ quái dị mà còn cả sự châm biếm. Ví như tác phẩm ‘The Librarian’ (Thủ Thư) phê phán những kẻ ưa vật chất và khoe khoang, chỉ thích sưu tầm sách hơn là đọc sách, một “căn bệnh” vẫn còn kéo dài đến thế kỷ 21.
Bên cạnh giá trị châm biếm, loạt bức họa chân dung đầu người của Maximilian còn mang tính “xu nịnh” hài hước. Điều này được thể hiện qua nghệ thuật chơi chữ của tác giả. Mặc dù hầu hết những thành ngữ được sử dụng đã mất dần theo thời gian, một số còn tồn tại cho tới ngày hôm nay. Ví như trong tác phẩm ‘Summer’ (Mùa hè) thuộc bộ sưu tập ‘The Seasons’ (Bốn mùa), chiếc tai được khắc họa với hình ảnh bắp ngô hay hình ảnh chiếc mồi lửa, biểu tượng của hoàng tộc xuất hiện tác phẩm ‘Fire’ thuộc bộ sưu tập ‘The Element’ (Bốn Nguyên tố).
Tương tự, một vài bức họa đầu người của Maximilian còn mang đặc điểm của thơ ca: khi xoay ngược bức tranh, nó sẽ có một diện mạo hoàn toàn mới. Một ví dụ tiêu biểu là tác phẩm ‘Reversible Heads.’ Trong phiên bản ‘Reversible Head with Basket of Fruit,’ các loại quả táo, lê, lựu, và nho được sắp xếp thành hình mặt người, tuy nhiên, phiên bản ‘Vegetables in a Bowl’ lại là một bức tranh tĩnh vật hoa quả.
Di sản để lại
Tương tự các họa sĩ khác thuộc thời kỳ Hậu Phục hưng, Giuseppe Arcimboldo không được biết đến rộng rãi như Michelangelo, Raphael, và những họa sĩ khác của thời kỳ Cao trào Phục hưng. Tuy vậy, sau các buổi trưng bày tại những bảo tàng lớn như Louvre hay Phòng trưng bày Nghệ thuật Quốc gia ở Washington D.C, tài năng cùng phong cách hội họa của ông đã dần được đón nhận rộng rãi hơn.
MAI ANH/DESIGNS.VN