Mối đe doạ từ nấm mốc đen đến công trình xây dựng và sức khoẻ của con người

tac-hai-cua-nam-moc-den-den-suc-khoe-1

 

Thật đáng tiếc khi chúng ta bất ngờ phát hiện ra nấm mốc ở trong nhà. Những đốm đen và xanh không mong muốn này thường được tìm thấy ở các góc tối, ẩm ướt. Thoạt nhìn thì có vẻ vô hại nhưng chúng lại gây ra các vấn đề lớn ảnh hưởng đến tòa nhà và sức khỏe cư dân ở đó. Vì xu hướng của nấm mốc là liên tục lan rộng, nó sẽ dần dần lây nhiễm các vật liệu và các bề mặt khác nhau, gây ra mùi đặc trưng và làm ô nhiễm không khí. Nhưng liệu có thể kiểm soát nó, và nhất là có thể ngăn nó xảy ra nhờ vào thiết kế xây dựng?

 

Nấm mốc là một loại nấm có mặt ở khắp mọi nơi, ngay cả trong không khí. Có nhiều loại nấm khác nhau. Khi thuật ngữ “nấm mốc đen” được sử dụng, nó thường để chỉ loài Stachybotrys chartarum. Còn có rất nhiều loài thường gặp khác, như Alternaria, Aureobasidium, Chaetomium,… Điều quan trọng cần lưu ý là nấm có mùi mốc (mustiness) là nấm mốc ở giai đoạn ban đầu, mới chỉ hình thành trên bề mặt nên dễ dàng loại bỏ, còn mốc (mold) là nấm trong giai đoạn đã phát triển. Các đốm đen đặc trưng cho biết rằng nấm mốc đã cắm rễ sâu, khiến việc loại bỏ chúng khó khăn hơn rất nhiều. Nấm sinh sản bằng bào tử và phát triển mạnh trên các bề mặt ẩm, nhiều cellulose, như là ván sợi, gỗ, vách thạch cao. Ở những nơi rỉ nước và bị thấm, nấm có thể xuất hiện.

 

tac-hai-cua-nam-moc-den-den-suc-khoe-1

 

Nấm mốc đen có độc, nó tiết ra một chất được gọi là mycotoxin – cực kỳ có hại cho sức khỏe của mọi người sống trong tòa nhà. Tất nhiên, một số người nhạy cảm với bào tử nấm hơn những người khác và có thể xuất hiện các triệu chứng hô hấp ngay sau khí hít phải một lượng nhỏ bào tử. Nhưng một môi trường với nồng độ mycotoxin cao có thể gây ngộ độc nấm ở cả những người khỏe mạnh, tùy thuộc vào nồng độ mycotoxin, thời gian tiếp xúc và các yếu tố khác.

 

tac-hai-cua-nam-moc-den-den-suc-khoe-1

 

tac-hai-cua-nam-moc-den-den-suc-khoe-1

 

Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, việc tiếp xúc với nấm càng có hại hơn. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ em tiếp xúc với nấm mốc có nguy cơ bị hen suyễn cao hơn. Năm 2009, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã phát hành tài liệu “Hướng dẫn của WHO về chất lượng không khí trong nhà: Độ ẩm và Nấm mốc”, tổng hợp đánh giá toàn diện của các nghiên cứu khoa học về các vấn đề sức khỏe liên quan đến độ ẩm trong nhà và các tác nhân sinh học. Báo cáo kết luận ảnh hưởng đáng chú ý nhất của nấm mốc là sự gia tăng các triệu chứng hô hấp, dị ứng, hen suyễn và rối loạn hệ thống miễn dịch. Tài liệu cũng tóm tắt các thông tin hiện có về nguyên nhân gây ra nấm mốc cũng như các biện pháp hữu ích để kiểm soát sự phát triển của nó. Cách quan trọng nhất để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe là ngăn chặn (hoặc giảm thiểu tối đa) ẩm ướt kéo dài và sự phát triển của các vi khuẩn trên các bề mặt bên trong và các kết cấu của tòa nhà.

 

Là kiến trúc sư, nhiệm vụ của chúng tôi là cải tiến các tòa nhà để giữ cho sức khỏe của cư dân tốt nhất có thể. Do đó, không bao giờ là quá cẩn thận khi đảm bảo sử dụng các sản phẩm chống thấm mái và tường phù hợp nhất. Đảm bảo chính xác từng chi tiết và giám sát trong suốt quá trình làm việc là điều rất quan trọng để chứng nhận sự an toàn của các kết cấu. Điều quan trọng hơn nữa cần phải lưu ý rằng lượng ánh sáng mặt trời dồi dào và việc thông gió đầy đủ là cách dễ nhất, rẻ nhất và nhìn chung là hiệu quả nhất để kiểm soát độ ẩm trong nhà. Tiến hành phân tích và đề ra các giải pháp thích hợp cho việc lấy ánh sáng mặt trời và thông gió tự nhiên. Nói một cách khác, tăng cường các giải pháp thụ động có thể là biện pháp phòng ngừa thông minh nhất trong nhiều trường hợp, đặc biệt là những nơi có khí hậu ôn hòa hơn.

 

tac-hai-cua-nam-moc-den-den-suc-khoe-1

 

Tuy nhiên, ngăn chặn sự xuất hiện của các vi sinh vật có hại này trong các tòa nhà khá phức tạp. Sau đây là một số biện pháp phòng ngừa có thể thực hiện:

 

– Thực hiện kiểm tra thường xuyên để phát hiện và sửa chữa bất kỳ vết nứt nhỏ, các bộ phận của mái nhà và vật liệu chống thấm có thể bị thủng/hở.

– Đảm bảo độ ẩm bên trong nơi ở thấp.

– Để gió tự nhiên và ánh sáng mặt trời vào nhà mọi lúc có thể.

– Nếu bạn vẫn nhận thấy sự xuất hiện của nấm mốc, cần phải loại bỏ nó ngay. Nếu tình trạng nghiêm trọng, hãy tìm đến dịch vụ chuyên nghiệp. Có vài công thức loại bỏ nấm mốc tự làm tại nhà trên internet, các công thức này thường dùng thuốc tẩy và hiệu quả với các chùm đốm nhỏ.

 

tac-hai-cua-nam-moc-den-den-suc-khoe-1

Có thể bạn quan tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *