Từ năm 2014, những máy bay không người lái của startup mảng logistics mang tên Zipline đã bay tổng cộng hơn 60 triệu km. Những đoàn máy bay của Zipline bắt đầu với việc vận chuyển máu và các vật tư y tế đến các phòng khám và bệnh viện hẻo lánh ở Rwanda. Từ đó, startup đến từ thung lũng Silicon này đã mở rộng hoạt động lên 6 đất nước khác, với nhiều trung tâm phân phối và dịch vụ giao hàng.
Vừa qua, Zipline đã hé lộ một máy bay đời mới, phục vụ cho việc giao hang tiện ích nhanh ở Mỹ, kể cả trong những khu vực đông dân.
Chiếc máy bay này, tên Platform 2 hoặc P2 Zip, có thể vận chuyển đồ vật lên tới 3.6 kg trong bán kính 16km, và có thể hạ cánh đưa đồ vào những không gian nhỏ hẹp như bàn hay thềm cửa.
CEO của Zipline và đồng sáng lập Keller Rinaudo Cliffton nhấn mạnh: “Lý do chúng ta quan trọng con số là vì phần lớn hàng hóa được vận chuyển trong thương mại điện tử đều chỉ nặng tầm 2kg”
P2 Zip có thể bay được 16km trong 10 phút, và có thể giao hàng nhanh hơn gấp 7 lần bất kì dịch vụ nào khác. Dịch vụ giao hàng bằng máy bay này có thể là dấu chấm hết cho những hiện tượng bị trộm hàng giao đến cửa khi không có chủ nhà ở nhà.
Máy bay đầu tiên của Zipline, P1 Zip, có cánh cánh cố định và hoạt động như một tàu lượn. P2 thì sử dụng cả cánh quạt và cánh cố định để di chuyển chính xác và ít tạo tiếng động, cả khi thời tiết mưa hay gió.
Khi đưa hàng, P2 Zip sẽ lơ lửng cách mặt đất khoảng 90m mà thả xuống một máy bay mini chứa hàng bằng một dây ngắn. Chiếc máy bay mini sẽ di chuyển bằng những cánh quạt rất im lặng và thả đồ xuống.
Chiếc máy bay P1 vẫn sẽ tiếp tục được sản xuất và sử dụng, vì nó bay được xa hơn P2, lên tới bán kính 96km. Tuy nhiên, P1 cần không gian cất, hạ cánh và thả đồ lớn hơn nhiều
P1 Zip thả đồ xuống bằng một chiếc dù, nên hàng hóa cần một không gian to bằng khoảng 2 bãi gửi xe để hạ cánh. Sau khi máy bay trở về sân bay, nhân viên ở đó phải tháo dỡ máy bay, chuẩn bị một máy bay mới và thay pin mới cho mỗi chuyến bay
P2 Zip có thể hạ cánh và sạc tự động ở các trạm sạc trông giống như đèn đường, với một cánh tay gắn vào một chiếc đĩa:
Mỗi trạm sạc có thể lắp đặt ở một bãi đỗ xe hoặc quanh các tòa nhà tùy theo quy hoạch và giấy phép. Zipline mong muốn những trạm này có thể lắp đặt cạnh các nhà hàng hay bệnh viện để đồ ăn hay vật tư y tế có thể được chuẩn bị.
“Lắp đạt một trạm sạc như thế chỉ mất công bằng lắp đặt một trạm sạc ô tô”, ông Rinaudo Cliffton nói
Trước khi phát triển P2 Zip, Zipline đã thành lập hệ thống logistics vững chãi ở Cote d’Ivoire, Ghana, Nhật Bản, Kenya, Nigeria và Rwanda. Một số mạng lưới vận chuyển bằng máy bay ở North Carolina, Arkansas hay Utah cũng đã và đang hoạt động, nhưng P2 sẽ hướng tới mở rộng mạng lưới đó.
Nhà hàng đồ ăn nhanh Sweet Green, Intermountain Health, Michigan Medicine, Multicare Healthcare System và chính phủ Rwanda là những khách hàng đầu tiên thử nghiệm vận chuyển bằng P2 Zip.
Tuy nhiên, Zipline không đứng một mình. Zipline cùng với một số startup như DroneUp và Flytrex đang phối hợp để thiết lập hệ thống vận chuyển hàng hóa cho Walmart. Hơn 10 năm qua, Amazon đã cố gắng phát triển vận chuyển hàng hóa bằng máy bay không người lai nhưng rất khó khăn vì các quy định và ít khách hàng.
Mục tiêu là yên tĩnh và thân thiện với môi trường
Kĩ sư trưởng của Zipline, Jo Mardell nói rằng anh và các kĩ sư tập trung nhất vào việc làm cho những máy bay này tạo càng ít tiếng càng tốt, để cư dân ủng hộ việc sử dụng, cùng với làm cho máy bay an toàn và hiệu quả về năng lượng.
“Mọi người đề lo ngại về tiếng động. Tôi cũng vậy. Không ai muốn sống trong một thế giới mà suốt ngày có những máy bay ồn ào bay trên đầu. Thành công đối với chúng tôi là những chiếc máy bay gần như không ai nghe thấy”, anh nói.
Mardall giải thích rằng việc kết hợp thiết kế cánh quạt đặc biệt và việc Zip bay hơn 90m trên không giúp những mục tiêu thành hiện thực dễ dàng.
Mardall và Runaudo Cliffton nhấn mạnh rằng Zipline muốn tạo ảnh hưởng tốt lên môi trường đồng thời giúp các doanh nghiệp có cách giao hàng từ đồ ăn đến vắc xin hiệu quả hơn.
Những phương tiện bay ko người lái sẽ tránh làm tắc đường tệ hơn. Hơn nữa, vì các máy bay của Zipline đều chạy bằng điện, nó có thể chạy bởi năng lượng tái tạo, giảm phát sinh từ đốt nhiên liệu.
Quan trọng nhất, CEO của Zipline nhấn mạnh rằng giao hàng bằng máy bay không người lái giúp các công ty tập trung hàng hóa và giảm thiểu lãng phí tối đa.
Một nghiên cứu phát hành bởi Lancet kết luận rằng các bệnh viện sử dụng dịch vụ của Zipline giảm lượng lãng phí máu hàng năm hơn 67%.
“Đó là một con số đáng kinh ngạc. Nó giúp tiết kiệm các hệ thống sức khỏe công cộng hàng triệu đô, bằng cách giảm hàng kho tối đa và chỉ giao khi cần.”
Zipline hướng tới việc đưa sự hiệu quả đó tới mọi ngóc ngách của thương mại, đồng thời hướng tới giảm thiểu giá giao hàng của máy bay không người lái cạnh tranh với các dịch vụ hiện tại như FedEx, UPS hay các app đặt đồ ăn như Uber Eats và Instacart.
Nhưng đầu tiên, startup này phải bay thử hơn 10000 chuyến với 100 chiếc P2 Zips mới trong năm nay. Cùng với các máy bay P1 có sẵn, Zipline đang hướng tới hoàn thành 1 triệu chuyến giao hàng trong năm 2023, và đến 2025 họ hy vọng có thể có nhiều chuyến bay hàng năm hơn phần lớn các hãng hàng không thương mại.
CNBC/GIA NGUYEN PHAM/DESIGNS.VN