Loạt kiệt tác Caryatid có sự kết hợp hoàn hảo giữa kiến trúc và điêu khắc

Khi nhắc tới điêu khắc cẩm thạch, ta thường chỉ nghĩ đến những tác phẩm độc lập, ví dụ như Tượng thần Vệ Nữ thành Milo hay tượng David. Vậy những, bên cạnh những tác phẩm điêu khắc trang trí trên còn một số tác phẩm điêu khắc khác mang đa năng hơn, tiêu biểu là các tác phẩm điêu khắc caryatid cổ đại.

caryatid-su-ket-hop-hoan-hao-giua-kien-truc-va-dieu-khac
Ảnh: Stock Photos từ Anastasios71/Shutterstock

Caryatid là thuật ngữ dùng để chỉ những tác phẩm điêu khắc trên cột trụ giúp chống đỡ một công trình kiến trúc. Có thể khẳng định, caryatid đã tồn tại trong hàng nghìn năm và phổ biến nhất tại Hy Lạp cổ đại – đây cũng chính là cái nôi của loại hình điêu khắc này. Với caryatid, ranh giới giữa nghệ thuật và kiến trúc đã không còn rõ nét.

Vậy Caryatid là gì?

Caryatid là một thuật ngữ dùng để chỉ những tác phẩm điêu khắc mang hình dạng phụ nữ xuất hiện trên những cột trụ dùng để chống đỡ một công trình kiến trúc. Thông thường, trong một tác phẩm điêu khắc caryatid, nhân vật chính luôn mang một chiếc mũ được trang trí tinh xảo (phần trên cùng của chiếc cột), trong khi một số khác được khắc họa trong tư thế đang giơ cao chiếc mũ cột (phần được trang trí trên cùng của chiếc cột).

caryatid-su-ket-hop-hoan-hao-giua-kien-truc-va-dieu-khac
Ảnh: Stock Photos từ Gilmanshin/Shutterstock

Tên gọi “caryatid” có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp với từ “karyatides” mang ý nghĩa “trinh nữ Karyes” (một ngôi làng và cộng đồng cũ ở Laconia, Peloponnese, Hy Lạp). Vùng đất Karyres nổi tiếng với nữ thần Artemis. Để tôn thờ thần Artemis, phụ nữ tại đây thường biểu diễn những vũ điệu dân gian với một chiếc giỏ đựng hoa quả hoặc rau củ trên đầu. Tượng caryatid được ra đời từ đó.

Nhà thần thoại học C. Kerényi giải thích, “Người dân Karyes tin rằng nữ thần Artemis rất thưởng thức những vũ điệu đầy mê hoặc của họ. Những người phụ nữ khi biểu diễn sẽ mang trên đầu một giỏ đựng cây sậy, tưởng tượng mình là những cây cỏ đang nhảy múa.”

Lịch sử của Caryatid

Mặc dù tên gọi Caryatid xuất phát từ Karyes, tác phẩm caryatid đầu tiên xuất hiện tại Delphi (Hy Lạp), từ thế kỷ thứ 6 TCN trong một ngôi đền thần Apollo. Tại đây, người dân Delphi thường tới để dâng lễ vật cho thần Apollo, vị thần quan trọng trong thần thoại Hy Lạp và La Mã.

caryatid-su-ket-hop-hoan-hao-giua-kien-truc-va-dieu-khac
Tác phẩm caryatid từ tòa nhà Siphnian Treasury. Ảnh: Steven Bach

Hai thế kỷ sau, một loạt kiệt tác caryatid nổi tiếng trong lịch sử điêu khắc đã được tìm thất tại Athen (Hy Lạp) bao gồm 6 bức tượng điêu khắc chống đỡ cổng vòm ngôi đền Erechtheion cổ đại ở phía bắc của Acropolis tại Hy Lạp. Mặc dù cả sáu bức tượng nhìn sơ qua đều khá giống nhau, mỗi bức tượng thực chất được khắc họa với một dáng đứng và kiểu tóc, trang phục, và khuôn mặt khác nhau. Ngày nay sáu bức tượng gốc đã được thay thế bằng bản sao, trong khi 5 bức tượng gốc được trưng bày tại Bảo tàng Acropolis và một bức tượng còn lại được lưu giữ tại Bảo tàng Anh Quốc.

caryatid-su-ket-hop-hoan-hao-giua-kien-truc-va-dieu-khac
Ảnh: Stock Photos từ Zina Seletskaya/Shutterstock

Tương tự các loại hình nghệ thuật cổ điển khác, tượng caryatid bị coi là lỗi thời và không được ưa chuộng ở giai đoạn Trung Cổ. Tuy nhiên, tới thời kỳ Phục hưng Ý, tượng caryatid đã được tái sinh và thổi vào đó một luồng gió mới. Thay vì chỉ được sử dụng để trang trí ngoại thất, các nghệ nhân điêu khắc đã dần đưa tượng caryatid vào trang hoàng bên trong các công trình kiến trúc. Cụ thể hơn, tượng caryatid và phiên bản nam với tên gọi atlases đã được sử dụng để trang trí cho các lò sưởi, tiêu biểu như căn phòng Sala della Jole tại cung điện Doge (Venice) vào thế kỷ 15.

caryatid-su-ket-hop-hoan-hao-giua-kien-truc-va-dieu-khac
(Ảnh: Wikimedia Commons CC BY-SA 3.0)

Nhiều thế kỷ sau đó, nhiều nghệ sĩ được truyền cảm hứng từ tượng caryatid Phục hưng và bắt đầu cho ra đời nhiều sáng tạo mang dấu ấn của riêng họ. Nghệ sĩ phái Ấn tượng lấy cảm hứng từ bộ trang phục với những nếp gấp mềm mại của caryatid; nghệ nhân người Anh chế tác nhiều tác phẩm điêu khắc nội thất Jacobine; và, tại Mỹ, nhiều nghệ nhân điêu khắc của thế kỷ 19 đã thêm một số tác phẩm caryatid tại nhiều bảo tàng danh tiếng.

caryatid-su-ket-hop-hoan-hao-giua-kien-truc-va-dieu-khac
Tác phẩm Caryatids tại Bảo tàng Khoa họa và Công nghiệp tại Chicago, Mỹ 

Thậm chí một vài nghệ sĩ nổi tiếng cũng đã đưa caryatid vào trong tác phẩm của mình. Vào thập niên 80 của thế kỷ 19, nghệ sĩ điêu khắc người Pháp Auguste Rodin cho ra đời Fallen Caryatid Carrying her Stone trong tác phẩm điêu khắc đồ sộ khắc họa địa ngục của Dante. Tương tự các chi tiết nhân vật khác của tác phẩm, Fallen Caryatid Carrying her Stone đã trải qua nhiều lần sửa đổi trong suốt 37 năm tác phẩm được tiến hành. “Ban đầu, The Fallen Caryatid khắc họa hình ảnh một người phụ nữ nhỏ bé trong tư thế cúi mình ở phía trên cùng chiếc trụ bổ tường bên tay trái của tác phẩm,” Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan giải thích. “Tới khoảng năm 1881, Rodin đã tăng kích thước và thêm vào đó một hòn đá.”

caryatid-su-ket-hop-hoan-hao-giua-kien-truc-va-dieu-khac
Auguste Rodin, “The Fallen Caryatid Carrying her Stone c.1880-1” (Tate CC-BY-NC-ND)

Mặc dù không phải là nhân vật lớn nhất hay nổi bật nhất trong tác phẩm The Gates of Hell, The Fallen Caryatid Carrying her Stone được đánh giá là một trong những chi tiết đắt giá nhất của tác phẩm. Một nhà phê bình từng viết vào năm 1898, “Dù chỉ cao khoảng 46 cm, The Fallen Caryatid Carrying her Stone được chính cha đẻ là Rodin và những người bạn của ông đánh giá là một trong những chi tiết xuất sắc nhất của tác phẩm, sau này, nó được sao chép sang nhiều chất liệu từ cẩm thạch cho đến đồng thiếc.”

Mặc dù tạo nên thành công của tác phẩm caryatid trên phần nhiều là kỹ thuật điêu luyện của bên cạnh sự sáng tạo của người nghệ sĩ Rodin, ta không thể phủ nhận sức hút cùng giá trị lâu dài của bản thân caryatid, loại hình điêu khắc vô cùng linh hoạt có tuổi đời hàng nghìn năm và vẫn tiếp tục làm say đắm người yêu nghệ thuật. 

MAI ANH/DESIGNS.VN

Có thể bạn quan tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *