Vậy, nghệ thuật điêu khắc động học thôi miên xuất hiện từ khi nào? Đối với nhiều người, điều này có thể khá khó tin những bộ môn nghệ thuật này xuất hiện từ giai đoạn Ấn tượng với những gương mặt tiên phong như Monet và Degas, khi họ đã cố đưa chuyển động của nhân vật vào họa phẩm. Tuy nhiên, phải tới nửa đầu thế kỷ 20 thì những nghệ sĩ như Alexandre Calder mới bắt đầu đặt những nền móng đầu tiên cho điêu khắc động học.
Trái ngược với suy nghĩ của nhiều người rằng nghệ thuật động học thôi miên chỉ bao gồm những tác phẩm có sự chuyển động, trên thực tế, nghệ thuật động học thôi miên được chia làm hai phân nhánh chính. Vào thập niên 50, thuật ngữ “apparent movement” (chuyển động bề ngoài) được sử dụng bởi giới sử học nghệ thuật để chỉ những tác phẩm điêu khắc có thể chuyển động. Còn “Op Art” là thuật ngữ được chỉ những tác phẩm chuyển động nhờ ảo ảnh thôi miên.
Cả hai loại hình động học thôi miên trên đều phụ thuộc lớn vào yếu tố toán học. Sau thập niên 1960, nghệ thuật động học thôi miên phát triển mạnh mẽ và tiếp tục phá bỏ nhiều rào cản. Dù cho sử dụng điện hay yếu tố tự nhiên, từ gỗ hay đèn LED, nghệ thuật động học thôi miên vẫn luôn thách thức nghệ thuật truyền thống. Sau đây, hãy cùng tìm hiểu về quá trình phát triển của nghệ thuật động học thôi miên.
Thuật ngữ “nghệ thuật động học” ra đời từ thế kỷ 20, khi người nghệ sĩ Naun Gabo đặt tên cho tác phẩm điêu khắc của mình là “kinetic rhythm” (giai điệu động học).
Nhiều người cho rằng tác phẩm “Bicycle Wheel” của họa sỹ, nhà điêu khắc, kỳ thủ người Mỹ Duchamp là tác phẩm động học đầu tiên ra đời bởi nó có thể quay.
Alexandre Calder lần đầu đến với nghệ thuật động học vào thập niên 30. Ban đầu, các tác phẩm của ông sử dụng cơ chế quay tay, nhưng sau này lại phụ thuộc phần lớn vào gió tự nhiên.
Nghệ thuật động học không chỉ gói gọn trong những sản phẩm có sự chuyển động thực tế mà còn bao gồm các tác phẩm động học thôi miên hay còn gọi là Op Art.
Nghệ sĩ điêu khắc người Thụy Sĩ Jean Tinguely (1925 – 1991) là người tiên phong cho việc chế tạo bộ máy điêu khắc.
Sau này, nghệ thuật điêu khắc động học tiếp tục gặt hái nhiều thành công, các tác phẩm điêu khắc động học xuất hiện ngày càng phổ biến tại các địa điểm công cộng với quy mô lớn.
Ngày nay, nghệ sĩ động học thường xuyên được đặt hàng bởi các tập đoàn lớn để trang hoàng cho công ty của họ.
Breaking Wave thuộc PLEBIAN DESIGN trên Vimeo
Một số nghệ sĩ sử dụng yếu tố tự nhiên – như gió – để tạo sự chuyển động cho tác phẩm của họ.
Một số khác sử dụng cơ học hoặc các chương trình máy tính để tạo chuyển động.
Cùng với sự phát triển của điêu khắc động học, các nghệ sĩ không ngững sáng tạo. Sản phẩm đèn chùm sau tại thành phố Saint Petersburg của Nga khắc họa loài sứa.
MAI ANH/DESIGNS.VN