Lexus thiết kế dòng xe Lexus LF-30 nhằm phát triển "sự hiểu biết lẫn nhau" giữa xe và người lái

 

Lexus đã lưu ý mối quan hệ giữa một con ngựa và người cưỡi khi lên ý tưởng thiết kế chiếc xe điện LF-30, và đồng thời đưa ra tầm nhìn về một thế hệ xe điện trong tương lai của thương hiệu Nhật Bản.

 

Với các đường ống dẫn chất lỏng và cửa cánh chim ưng, ý tưởng về dòng xe điện LF-30 được thiết kế để có một cái nhìn về tương lai ngày càng hiện đại hơn và BEV (xe điện chạy bằng pin) sẽ là 1 phần quan trọng.

 

Lexus đã công bố ý tưởng về mẫu xe này trước sự kiện Tokyo Motor Show lần thứ 46 , diễn ra từ ngày 25 tháng 10 đến ngày 4 tháng 11 năm 2019.

 

Theo nhà sản xuất ô tô, xe điện LF-30 là minh chứng xác thực cho một thế hệ xe điện trong tương lai. Lexus có kế hoạch ra mắt mẫu BEV đầu tiên vào tháng 11 năm 2019, và đang hướng tới năm 2025 sẽ bán tất cả các phiên bản của các mẫu xe.

 

 

Phía bên ngoài của xe LF-30 được thiết kế để có thể nhìn thấy trực tiếp bằng mắt các dòng năng lượng lưu chuyển hóa trong các động cơ điện, đồng thời nhìn thấy các động cơ này trực tiếp cung cấp năng lượng cho các bánh xe.

 

Là một BEV, chiếc xe không có nắp ca-pô mở. Do đó, nét đặc trưng của dòng xe điện Lexus này chính là hình dạng trục chính kéo dài toàn bộ chiếc xe, với kính cửa sổ kéo dài từ phía trước của xe đến phía sau.

 

"Cánh cơ bắp" ở mỗi bên xe và đèn pha hình cánh tạo thành các đường viền của trục chính, và kết hợp với thiết kế nhọn của đèn phía sau để tạo ra hình dạng khí động học.

 

 

Xe có 2 chế độ: tự lái hoặc tự động, xe điện LF-30 với mặt trước có thể thay đổi màu sắc để hiển thị các mẫu phát quang nhằm báo hiệu cho người lái dù nó đang hoạt động ở chế độ bình thường hay tự lái.

 

Bên ngoài của xe được hoàn thiện với lớp phủ kim loại màu "xanh trời", và trong tương lai màu xanh lam sẽ là màu chủ đạo trong các ý tưởng về các dòng xe tiếp theo.

 

 

Mặc dù với vẻ ngoài vô cùng tân tiến và hiện đại, nhưng nội thất của xe lại được các nhà thiết kế làm 1 cách đơn giản hơn, dựa trên những hiểu biết về sự các yếu tố tác động tương tác giữa người cưỡi và ngựa. Buồng lái được thiết kế dựa trên cảm hứng từ Tazuna của Nhật Bản, và thường được dùng để hướng dẫn cách sử dụng dây cương nhằm tạo ra sự kết nối lẫn nhau giữa ngựa và người cưỡi nó.

 

Với ý nghĩa này, các công tắc trên bộ điều khiển lái được phối hợp với màn hình hiển thị trên đầu để người lái có thể vận hành nhiều chức năng như điều hướng, hệ thống âm thanh và lựa chọn chế độ lái mà không cần phải rời mắt khỏi đường hoặc sử dụng công tắc.

 

Với sự trợ giúp của nhiều giao diện khác nhau cho phép giao tiếp giữa xe và tài xế hiệu quả hơn – như là sử dụng giọng nói để điều khiển phần kính ở hàng ghế sau, đồng thời với bảng cử chỉ sử dụng tương tác thức tế ảo hiển thị phương tiện truyền thông và thông tin xe.

 

Một nhân vật AI trên xe cũng có thể điều chỉnh các chức năng như nhiệt độ không khí, âm thanh và tuyến đường điều hướng và đề xuất các hoạt động khi xe đã đến đích. Nó có thể nhận diện sở thích của người lái và sử dụng những thói quen đó để giúp họ kiểm soát cài đặt hệ thống treo và hệ thống truyền động trong thời gian lái xe tùy theo điều kiện.

 

 

Mặc dù xe điện LF-30 có chế độ tự động lái, nhưng các nhà sản xuất và thiết kế lại hướng đến "niềm vui lái xe thuần túy" với các tính năng điều khiển tư thế mới nổi bật được phát triển và công nghệ điện khí hóa nhằm đạt được "không chỉ là cảm giác hoàn toàn hài lòng của người lái mà còn khiến họ cảm thấy vui khi lái xe".

 

Thiết kế này gồm một hệ thống lái, sử dụng các kết nối điện thay vì các liên kết cơ học để điều khiển xe, cho phép rẽ chính xác và linh hoạt hơn khi điều khiển xe. Khi ở chế độ lái tự động, vô lăng có thể được di chuyển về phía trước để tạo thêm không gian trong xe.

 

 

Kiểu dáng của 2 ghế ngồi phía trước lấy ý tưởng từ ghế máy bay hạng nhất, tạo cảm giác vừa mở vừa bao bọc.

 

Hàng ghế sau sử dụng công nghệ cơ nhân tạo để điều chỉnh ghế sao cho vừa với kích thước người ngồi trong xe, và bao gồm các chế độ khác nhau phù hợp với tâm trạng của người ngồi như ngả lưng, thư giãn và cảnh báo khi có tình huống xấu xảy ra.

 

Loa được tích hợp trên tựa đầu có tính năng loại bỏ tiếng ồn để tăng cường sự yên tĩnh và độ mờ đục của các cửa sổ bên có thể được điều chỉnh để cho phép người trong xe có thể ngắm cảnh hoặc muốn có không gian riêng tư.

 

 

Một số các khía cạnh tương lai khác của ý tưởng thiết kế dòng xe điện LF-30 bao gồm các vật liệu có sẵn và thân thiện với môi trường được sử dụng cho nội thất. Sàn và bộ điều khiển láI thì được làm từ gỗ Yakisugi truyền thống của Nhật Bản – gỗ tuyết tùng, trong khi kim loại tái chế được xử lý thành sợi để tạo ra các viền cửa xếp li.

 

Toyota, công ty chủ quản của Lexus, cũng giới thiệu các dòng xe mới nhất của mình tại sự kiện Tokyo Motor Show năm nay, diễn ra tại thủ đô của Nhật Bản từ ngày 24 tháng 10 đến ngày 4 tháng 11 năm 2019.

 

Các dòng xe này đều chạy hoàn toàn bằng điện và được trang bị hệ thống lái tự động, dòng xe LQ của hãng Toyata được trang bị 1 AI, được gọi là Yui, nhằm tương tác, hỗ trợ, và cung cấp trải nghiệm linh động được cá nhân hóa bằng cách học và phản ứng với  cảm xúc và thể chất của người lái.

Có thể bạn quan tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *