Làm thế nào để làm việc một mình

Trong một không gian hoàn toàn tách biệt với các phiền nhiễu trong khi việc quản lý thời gian và đầu ra của bạn có vẻ như là tự do. Nhưng làm việc một mình không phải là một cứu cánh kỳ diệu như bạn nghĩ đâu. Ngay sau khi bạn bước vào con đường làm việc một mình, bạn sẽ nhận ra rằng bạn không cô đơn và những trận chiến không bao giờ nằm ngoài bạn; mà là bên trong bạn. 

 

lam-the-nao-de-lam-viec-mot-minh-1

 

May mắn thay, làm việc tách biệt là một lĩnh vực mới tương đối xa xỉ. Tuy nhiên, làm việc một mình lại được mọi người trong tất cả các ngành nghề thương mại và thủ công mỹ nghệ đã và đang làm cả thiên niên kỷ nay.

 

Làm việc một mình là tạo ra không gian nơi bạn có thể dễ dàng hướng đến sự tập trung cao độ. Cuối cùng khi đã một mình, thật dễ dàng để cho phép một làn sóng tự nghi ngờ và thiếu tự tin bắt đầu tràn ngập tâm trí của bạn. Ngồi cô đơn thậm chí chỉ 5 phút thôi cũng khiến bạn thức tỉnh để đi lấy cho mình bữa ăn nhẹ. Hoặc là kiểm tra Facebook.

 

Nếu bạn bắt đầu làm việc một mình chỉ với các công cụ mà bạn có khi làm việc trong một văn phòng, bạn có thể sẽ gặp phải một số rắc rối. Vì vậy, làm việc một mình đòi hỏi phải nắm vững một số kỹ năng quan trọng:

 

 

Skill #1: Giữ im lặng con ác qủy trong bạn và làm việc liên tục

  

Trong cuốn sách The inner Game of Tennis: The Classic Guide to the Mental Side of Peak Performance, W. Thomas Gallwey nói về trò chơi tennis, nhưng đây thực ra là cuốn sách nói về việc làm cách nào để có giữ im lặng tâm trí bạn.

 

Ông tin tưởng rằng hoạt động thể thao và nghệ thuật yếu kém tất cả bắt nguồn từ cùng một hạt giống: Suy nghĩ nghiêm trọng hóa. Ông giải thích:

 

Chúng ta đã đi đến một điểm quan trọng: hoạt động “suy nghĩ” xuyên suốt Self 1, tư duy tiềm thức, cái sẽ giao thoa với các khả năng tự nhiên của Self 2. Hài hòa giữa hai bản chất tồn tại khi tâm trí yên tĩnh và tập trung. Chỉ khi đó, hiệu suất cao điểm mới có thể đạt được.

Khi một người chơi tennis đang trong cuộc chơi, anh ấy sẽ không nghĩ về việc làm thế nào, khi nào và thậm chí khi nào thì đánh bóng. Anh ấy cũng không cố gắng để đánh vào quả bóng, và sau cú đánh anh cũng sẽ không nghĩ xem cú đánh vừa rồi của mình có tốt hay dở tệ như thế nào. Có vẻ như quả bóng nhận được cú đánh qua một quá trình mà không đòi hỏi phải suy nghĩ gì. Ở đây có thể có một nhận thức về hình ảnh, âm thanh và cảm giác bóng, và thậm chí cả những tình huống chiến thuật, nhưng người chơi dường như biết cách không cần phải tư duy về những gì phải làm.

 

Khái niệm này đồng nghĩa với dòng chảy, một thuật ngữ được đặt ra bởi nhà tâm lý học tiên phong Mihaly Csikszentmihalyi. Ông đã phỏng vấn nhiều nghệ sĩ và nhà khoa học trong Cuốn Creativity: The Psychology of Discovery and Invention, và phát hiện ra rằng có 9 yếu tố kéo một người vào trạng thái của dòng chảy:

 

+ Có mục tiêu rõ ràng trên mỗi chặng đường

+ Có phản hồi ngay lập tức với mỗi hành động của mình

+ Có sự cân bằng giữa thử thách và kỹ năng

+ Sáp nhập giữa hành động và nhận thức

+ Sự mất tập trung được loại bỏ ra khỏi ý thức

+ Không lo lắng về sự thất bại

+ Tự ý thức biến mất

+ Ý niệm về thời gian trở nên méo mó

+ Hoạt động mang tính chất tự thân

 

Ngay cả vốn hiểu biết vững chắc về điều này cũng không ngăn được những con quỷ phiền toái xuất hiện. Điều gì sẽ đưa bạn đến với thành công – đó là việc bạn có đạt được trạng thái làm việc ổn định, do đó bạn có thể làm dịu tâm trí mình và làm việc.

 

Đạt đến trạng thái này là mục tiêu của bất cứ phiên làm việc sáng tạo nào. Nếu bạn từng làm việc trong văn phòng chủ yếu là công việc phản ứng, bạn thậm chí có thể quên cảm giác đó như thế nào.

Đó là, công việc của bạn phải có đủ thử thách để giữ cho bạn gắn bó nhưng đủ dễ dàng để ngăn chặn sự thất vọng. Ngoài ra, khả năng để cho phép "làm việc tập trung cao độ" xảy ra đòi hỏi bạn phải thận trọng với những gián đoạn bên ngoài. Mà chúng tôi mang đến …

 

 

Skill #2: Khả năng đối mặt với phiền nhiễu

 

Như Pablo Picasso nói: “Không có công việc nghiêm túc nào có thể thực hiện được nếu không có sự cô đơn tuyệt vời”.

 

Vậy điều gì ở sự cô đơn cho phép chúng ta làm được việc của mình? Tại sao lại không phải là  “Bạn không thể làm được bất kỳ việc nghiêm túc nào nếu không có cốc cà phê tuyệt hảo” hay “những cái chợp mắt nghỉ ngơi…”? 

 

lam-the-nao-de-lam-viec-mot-minh-2

 

Làm việc một mình thường khiến bạn cảm thấy như bị đẩy ra trước một tấm gương lớn sẽ phản chiếu lại những lỗi lầm và trải nghiệm mà chúng ta có thể không hề tự hào về chúng. Thật khó để phớt lờ những sai sót của chính mình, thậm chí cả khi chúng ta biết rằng bất cứ ai cũng đều phạm phải chúng. Khi chúng ta đang ở trong một hệ thống xã hội, có một bầu không khí kích thích để đánh lạc hướng chúng ta khỏi suy nghĩ về bản thân mình; chúng ta tò mò về suy nghĩ hay sự soi xét của mọi người lên chúng ta như thế nào. Khi chúng ta một mình, việc không thể không điều chỉnh được âm điệu trong giọng nói khiến chúng ta dễ dàng trở nên trầm lặng.

 

Hãy thử những bài tập sau để giúp bạn làm xua tan phiền nhiễu và học cách sử dụng đơn độc như một lợi thế của mình.

 

Lắng nghe âm thanh của thiên nhiên:

 

Tôi đã khám phá ra được rằng những âm thanh thiên nhiên xung quanh giúp tôi tập trung vào guồng công việc nhanh hơn. Nó áp đảo những suy nghĩ tiêu cực của chính tôi. Theo Greg Ciotti, “Nhiều nhà nghiên cứu chỉ ra rằng một mức độ âm thanh vừa phải có thể đưa bạn đến với dòng chảy sáng tạo, nhưng trạng thái này có thể dễ dàng qua đi; tiếng ồn lớn lại khiến cho bạn vô cùng khó tập trung. Tiếng bass và thiết bị điện tử sẽ có hại nhiều hơn lợi khi tham gia vào trạng thái làm việc sâu." 

 

Các ứng dụng như Noisli là công thức bí mật của tôi. Ngay khi tôi cắm headphone vào và nghe tiếng mưa rơi, tiếng chim hót líu lo hay tiếng tanh tách của lò sưởi, tôi có thể xóa bỏ những phiền nhiễu xung quanh. Nó làm dịu đi cơn bão tư duy trong tâm trí tôi và cho phép tôi tập trung vào công việc, và làm giảm khả năng của một đồng nghiệp hay người pha chế cà phê sẽ hét vào tai bạn và đẩy bạn ra khỏi trạng thái tập trung.

 

Chấp nhận sự không hoàn hảo:

 

Một câu hỏi đáng hỏi là: “Liệu có ai có thể làm việc nhanh chóng từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc như một nét vẽ? Có ai mà không phải đối mặt với những phiền nhiễu?” 

 

Không. Vậy tại sao phải yêu cầu những điều không thể? Chúng tôi thử tưởng tượng về làm việc trong sự cô đơn hàng giờ liền cho đến khi kết thúc, không bị gián đoạn. Tuy nhiên, một kịch bản như vậy là không thể (và thậm chí không phải tất cả đều có lợi hơn về hiệu suất làm việc so với hiện tại). Đừng theo đuổi một môi trường làm việc "lý tưởng", hãy chấp nhận những gì bạn đang có.

 

Ngay khi bạn chấp nhận thực tế này, bạn sẽ dễ dàng hơn để đi vào công việc. Thay vì chiến đấu với quan điểm cho rằng bạn phải làm việc một cách dễ dàng để hoàn thành công việc, bạn có thể sớm chấp nhận thực tế rằng làm xua tan những phiền nhiễu là một phần của quá trình sáng tạo. Bạn càng dành nhiều không gian làm việc một mình, bạn càng dễ trở nên cô đơn.

 

 

Skill #3: Khả năng biết trước khi nào thì bạn hoàn thành công việc 

 

Theo Mason Currey của tờ Daily Rituals cho biết: Tác giả nổi tiếng Haruki Murakami thức dậy lúc 4 giờ sáng và làm việc liền 5, 6 tiếng sau đó. Vào buổi trưa, ông ấy chạy bộ hoặc bơi, làm việc lặt vặt, đọc sách, và nghe nhạc. Thời gian đi ngủ là 9 giờ tối.

 

“Tôi giữ thói quen này mỗi ngày mà không thay đổi,” ông nói trong bài phỏng vấn với tờ The Paris Review năm 2004. “Sự lặp lại tự nó trở nên rất quan trọng; nó là một dạng thôi miên. Tôi tự thôi miên bản thân mình để đạt đến trạng thái sâu hơn của tâm trí.”

 

Trong tờ War of Art, Steven Pressfield mô tả thói quen buổi sáng là đối mặt, vượt qua và chiến đấu. Ông dậy sớm, ăn sáng, và có mặt tại văn phòng lúc 10:30 sáng. Ông lao vào làm việc và viết cho đến khi ông bắt đầu làm các typo – đây là một gợi ý rằng ông cảm thấy mệt và đã ở trong trạng thái ấy trong khoảng 4 tiếng.

 

Ông tiếp tục nói:

“Tôi đánh đúng điểm tinh thần đi xuống trở lại. Tôi hoàn thành công việc trong ngày. Sao chép bất cứ gì tôi đã hoàn thành vào đĩa và cất giấu đĩa trong hộc của chiếc xe tải của tôi, trong trường hợp có hỏa hoạn và tôi phải chạy đi. Tôi tắt điện, vào lúc 3 giờ hay 3 giờ 30 gì đó. Văn phòng đã đóng. Bao nhiêu trang đã được tôi làm ra? Tôi không quan tâm. Chúng có tốt không? Tôi thậm chí còn không nghĩ đến điều đó. Vấn đề là tôi đã đặt hết thời gian, công sức và khả năng của mình vào đó. Tất cả điều đó đã chứng tỏ rằng, cho ngày này, cho kỳ này, tôi đã vượt qua cuộc chiến.”

 

Bài học rất đơn giản: Khi bạn biết rõ ràng ranh giới của mình, bạn sẽ biết trong lòng mình khi nào thì công việc trong ngày của bạn hoàn thành. Một công việc làm công ăn lương “bình thường” thường được xác định số giờ làm việc. Nhưng khi bất cứ ai đã trải nghiệm vào 3 giờ chiều. Ôi-chúa-ơi-tôi-cần cà phê, giờ làm việc lâu không phải luôn luôn tạo ra nhiều sản phẩm đầu ra. 

 

Hãy nắm bắt lợi thế của sự đơn độc của bạn. Hãy là rất rõ ràng và có chủ ý về những gì bạn nên làm, không thể làm, hoặc sẽ không làm. Không có ranh giới khi bạn một mình, bạn sẽ làm việc xuyên đêm với quầng thâm dưới mắt, rơi vào ảo giác mê hoặc của những gì bạn đang tạo ra. Bạn đang đeo bám công việc, ờ đúng, nhưng với giá nào?

 

Bạn phải xác định thời điểm công việc hoàn thành bởi như vậy bạn cũng có thể để cho một phần vô thức trong tâm trí bạn làm công việc của nó. Cho dù điều này có dựa trên thời gian trong ngày, một dấu hiệu như lỗi chính tả quá nhiều hay những cái ngáp rách miệng, bạn vẫn sẽ là người làm chủ sản phẩm đầu ra của bạn.

 

 

 

 

Skill #4: Khả năng tìm ra môi trường làm việc tự nhiên của mình

 

Tôi ganh tị với những người có thể làm việc ở quán cà phê, đặc biệt là những người thậm chí không sử dụng headphone để ngăn chặn những tiếng cười đùa hay tiếng tán gẫu. Đôi mắt của họ sắc như một con rắn và không có gì ngoài cái màn hình 11-inch có thể thu hút sự chú ý của họ. Giống như một con gấu Bắc Cực đổi chỗ với một con gấu xám Bắc Mỹ, đó là sự không phù hợp trong cả sở thích lẫn khuynh hướng. Tôi đã dành rất nhiều nỗ lực nhưng đều thất bại và học được rằng tôi sẽ không bao giờ là kiểu tác giả có thể làm việc được trong môi trường như vậy. Tôi đổ lỗi cho ba mẹ tôi, nhưng tôi sẽ ổn thôi.

 

Một vài người cảm thấy thoải mái khi được làm việc trong phòng của họ – ngay trước giường ngủ với khăn choàng cổ và gối lạnh fluffy. Đó là lý do tại sao một số người tạo ra một không gian văn phòng trong nhà của họ hoặc xây một cái ở sân sau của họ.

 

Nếu một loài vật không trở lại môi trường sống tự nhiên của chúng, chúng sẽ gặp nguy hiểm. May mắn thay, chúng ta không nằm trong quy luật nghiệt ngã đó. Chúng ta có thể tìm hiểu thông qua những trải nghiệm rằng môi trường nào là phù hợp nhất với chúng ta vào những thời điểm nhất định trong ngày.

 

Ví dụ, nếu công việc sáng tạo đầy nhiệt huyết của tôi được thực hiện vào buổi sáng, tôi thích làm ngay ở phòng của tôi hơn. Nhưng nếu vào nửa sau của ngày – khoảng thời gian dành cho đọc sách, chỉnh sửa, và email – có thể thực hiện ở bất cứ đâu: công viên, thư viện, hay khi tôi đang đứng ở kệ bếp nhà một người bạn. Đây là công việc dành cho tôi. Hãy thử nghiệm để hiểu việc gì là dành cho bạn. Một lần nữa, một nửa sự thú vị của việc làm việc một mình là được làm nó với chính những điều khoản của bạn. Đừng để bất kỳ trang web nào nói cho bạn về cách “đúng đắn” để làm việc.

 

Hãy biết cách nắm bắt môi trường tự nhiên của bạn bằng sự tự nhận thức, bạn cần phải giữ được tâm trạng và hiệu suất khi bạn ở trong những môi trường khác nhau. Thay vì việc chỉ ở trong môi trường này vì nó cho cảm giác tốt, hay cân nhắc khi nó có thể thúc đẩy dòng chảy công việc của bạn nữa.

 

Khi bạn tìm sự đơn độc trong môi trường tự nhiên của bạn, bạn có thể bị thôi miên cho đến khi vào guồng công việc, khi bạn chấp nhận phiền nhiễu như là một phần của quá trình và biết rõ ràng khi nào công việc hằng ngày kết thúc, làm việc một mình sẽ trở thành một chất xúc tác làm phong phú thêm cho công việc sáng tạo.

 

Điều giá trị nhất mà bạn sẽ nói với một người bạn về việc vượt qua những khó khăn khi làm việc một mình là gì?

Có thể bạn quan tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *