Kỹ thuật Collage là gì?

Kỹ thuật Collage là gì ?

Collage (bắt nguồn từ một từ trong tiếng Pháp “coller” có nghĩa là “dán”) là một kỹ thuật sáng tạo nghệ thuật chủ yếu áp dụng trong nghệ thuật thị giác, trong đó các tác phẩm được hình thành từ một tập hợp các thành phần và chất liệu khác nhau.

Một tác phẩm collage có thể bao gồm những mẩu cắt ra từ các trang báo, tạp chí, những dải ruy băng, một vài mẩu giấy màu hoặc giấy handmade, một số trích đoạn từ các cuốn sách, vài tấm ảnh, hay bất kể đồ vật nào khác. Tất cả những thành phần trên được dán lên trên cùng một tờ giấy hay một tấm canvas.

ky-thuat-collage-la-gi_01
Tác phẩm collage Das Undbild của Kurt Schwitters1919

Kỹ thuật collage có nguồn gốc từ hàng trăm năm trước bắt đầu từ phương Đông. Tuy vậy, phải đến đầu thế kỷ XX, thuật ngữ “collage” mới chính thức ra đời khi kỹ thuật cổ xưa này bắt đầu quay trở lại làm nên một trào lưu mạnh mẽ trong nghệ thuật đương đại lúc bấy giờ. Và cha đẻ của cách gọi này không ai khác chính là hai nghệ sỹ nổi tiếng của trường phái lập thể Georges BrasquePablo Picasso. Từ đó cho đến nay, collage đã luôn giữ một vị trí đặc biệt trong sự phát triển của nghệ thuật hiện đại và ảnh hưởng mạnh mẽ đến nghệ thuật hậu hiện đại sau này.

Sự hình thành và phát triển của kỹ thuật collage

Kỹ thuật dán ghép nguyên thủy lần đầu tiên được sử dụng từ thời kỳ đầu phát minh ra giấy ở Trung Quốc, khoảng 200 năm trước Công Nguyên. Tuy vậy, phải đến thế kỷ X, kỹ thuật này mới được sử dụng rộng rãi với sự đi đầu của những nghệ nhân Nhật Bản. Các nghệ nhân thư pháp đã dùng những mảnh giấy được dán lại với nhau, tận dụng cả các chữ trên bề mặt vật liệu để tạo dấu ấn cho các tác phẩm thơ của mình.

ky-thuat-collage-la-gi_02
 Tác phẩm thư pháp katakana “Ise Shu” từ thế kỷ XII

ky-thuat-collage-la-gi_03
Một minh họa sách cổ Nhật Bản

ky-thuat-collage-la-gi_03
Một ấn phẩm thơ hiện đại được thiết kế theo lối hoài cổ với kỹ thuật collage

Collage bắt đầu xuất hiện như một loại hình kỹ thuật đặc biệt trong nghệ thuật châu Âu thời Trung cổ từ khoảng thế kỷ XIII. Nhiều miếng ốp đính các chi tiết như lá vàng được tìm thấy trong nhiều những thánh đường Gothic từ thế kỷ XV, XVI. Bên cạnh vàng, đá quý cũng được sử dụng nhiều trong các hình ảnh, biểu tượng tôn giáo và những phù hiệu hay tín vật của hoàng gia và các gia đình quý tộc. Điển hình cho nghệ thuật từ kỹ thuật collage của thế kỷ XVIII là các tác phẩm “mosaic giấy” độc đáo của Mary Delany (1700 – 1788).

ky-thuat-collage-la-gi_04
Một tác phẩm của Mary Delany

Đến thế kỷ XIX, kỹ thuật collage đặc biệt được ưa chuộng trong giới sưu tầm (khi xây dựng các album bộ sưu tập của riêng mình), và cả các thiết kế sách đặc biệt (ví dụ như các bộ truyện của Hans Christian Andersen và Carl Spitzweg).

ky-thuat-collage-la-gi_05
Bộ sưu tầm bóng bầu dục được sắp xếp theo kỹ thuật collage

ky-thuat-collage-la-gi_06
Photo collage trong một sưu tầm về ban nhạc Endless War

ky-thuat-collage-la-gi_07
Một trang minh họa cho tác phẩm của Andersen

Nhiều trung tâm nghiên cứu nghệ thuật cho rằng sự trở lại mạnh mẽ và phát triển rộng rãi của kỹ thuật collage bắt đầu từ các tác phẩm của Picasso và Braque vào năm 1912, tuy nhiên những nghệ sỹ nhiếp ảnh collage đầu thời kỳ Victoria lại khẳng định loại hình sáng tạo này đã nhen nhóm trong nghệ thuật châu Âu từ những năm 1860.

Về tầm ảnh hưởng của kỹ thuật collage từ những ngày đầu tiên, nhiều học giả nhìn nhận các bộ sưu tập mang tính “dán ghép”đặc trưng của collage không chỉ đơn thuần như một thứ “trang sức” không thể thiếu của giới quý tộc thời kỳ Vitoria mà còn là đại diện cho một thế hệ nghệ sỹ mới với cách thức cụ thể hóa hoàn toàn khác biệt mà nổi bật trong đó là sự thách thức tính chân thực trong nghệ thuật nhiếp ảnh.

Collage và chủ nghĩa hiện đại trong hội họa

Bất chấp việc các sản phẩm được sáng tạo với các phương pháp tương tự như kỹ thuật collage đã xuất hiện trước thế kỷ XX, một số các nhà phê bình nghệ thuật kiên quyết rằng collage, với đúng tên gọi và sự thể hiện của nó như ngày nay, chỉ thực sự ra đời sau năm 1900, đồng thời với giai đoạn đầu của chủ nghĩa hiện đại (modernism).

Với những mảnh giấy riêng rẻ từ bên ngoài được dán bằng hồ lên các tác phẩm hội họa, Braque và Picasso đã tạo thêm những khía cạnh mới cho các bức vẽ ban đầu của mình. Kỹ thuật này nhanh chóng nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ từ các nghệ sỹ bởi nó mang đến cho họ sự tự do chưa từng có trong việc thể hiện ý tưởng và cho phép họ mở rộng sự tự do đó thêm nữa bằng việc thử nghiệm thêm các chất liệu mới.

Braque bước vào kỹ thuật collage từ nền tảng cơ bản nhất trong hội họa – những bức vẽ bằng than của mình, với những mảnh giấy dán tường bằng bột gỗ sồi được cắt nhỏ trước khi dán.

ky-thuat-collage-la-gi_08

Còn với Picasso, những bức sơn dầu được đem ra thử nghiệm đầu tiên với kỹ thuật collage. Ông gắn lên bức tranh của mình một mảnh vải dầu được căng trên khung từ một cái ghế mây.

ky-thuat-collage-la-gi_09
“Still Life with Chair Caning”- tác phẩm độc đáo theo kiểu collage đầu tiên của Picasso làm chao đảo cả thế giới nghệ thuật.

Những mảnh ghép mà Braque và Picasso thêm vào trên các tấm canvas của mình đã đem lại một góc nhìn mới cho các bức họa mà ở đó, những mảnh vá mới đang “đấu chọi, xung đột lại bề mặt phẳng lặng ban đầu của tác phẩm”. Từ điểm nhìn đó, kỹ thuật collage như một phương thức kiểm tra lại mối quan hệ giữa hội họa và điêu khắc như một kết hợp bổ sung, nâng đỡ đầy bất ngờ. Và bối cảnh lịch sử xã hội thế giới trong thế kỷ XX  (với hai cuộc chiến tranh thế giới và vô số các cuộc nội chiến đẫm máu, những cuộc cải biến sâu sắc về chính trị và sự giao thoa mạnh mẽ trong văn hóa )đã thổi bùng nguồn cảm hứng đặc biệt đằng sau kỹ thuật collage – sự xung đột.

ky-thuat-collage-la-gi_10
Tác phẩm “Last Weimar Beer – Belly” collage với giấy báo của Hannah Höch trong trào lưu văn hóa Cultural Epoch ở Đức 1919.

Siêu thực là trường phái hội họa khai thác nhiều nhất kỹ thuật collage, với rất nhiều các phiên bản khác biệt trong đó nổi bật là cubomania (cắt nhỏ các hình ảnh thành những mảnh vuông sau đó được ghép lại một cách ngẫu nhiên).

ky-thuat-collage-la-gi_11
 Hiệu quả thị giác độc đáo của cubomania

ky-thuat-collage-la-gi_12
Không chỉ dừng lại ở hội họa, cubomania hiện nay được áp dụng rất nhiều trong nhiếp ảnh hiện đại

Collage với gỗ

Kỹ thuật collage với gỗ là một loại hình xuất hiện muộn hơn collage sử dụng chất liệu giấy. Kurt Schwitters là người tiên phong với chất liệu này từ những năm 1920 sau khi từ bỏ việc vẽ tranh để sáng tạo với collage giấy.

ky-thuat-collage-la-gi_13
Tác phẩm ‘Merz Picture with Candle’ của Kurt Schwitters – cột mốc đầu tiên cho nguyên lý collage với gỗ hoàn chỉnh

Kỹ thuật collage từ chất liệu gỗ được thể hiện nổi bật trong bức họa mixed media này của Jane Frank (1918–1986)

ky-thuat-collage-la-gi_15
ky-thuat-collage-la-gi_16
Một tác phẩm điêu khắc gỗ của Louise Nevelson (1899 – 1988) – nghệ sỹ collage hàng đầu trong lĩnh vực điêu khắc.

ky-thuat-collage-la-gi_
thiết kế nội thất chịu collage ảnh hưởng mạnh mẽ từ phong cách của Louis Nelveson

Decoupage

Decoupage là một loại hình khác của kỹ thuật collage và thường được nhìn nhận như một phương pháp thủ công : đơn giản là đặt một bức tranh trên một đồ vật để trang trí. Decoupage có thể bao gồm những bản copy từ cùng một hình ảnh, được cắt và đặt chồng lên nhau để tạo độ sâu cho tác phẩm.

ky-thuat-collage-la-gi_17
Lối trang trí theo kiểu decoupage đem lại cho thiết kế này những điểm nhấn ấn tượng

Trong những năm đầu của thế kỷ XX, decoupage, như nhiều phương thức nghệ thuật mới khác, chỉ xuất hiện trong những thể nghiệm theo thiên hướng trừu tượng là chủ yếu. Những nghệ sỹ đầu tiên sáng tạo các tác phẩm decoupage hoàn chỉnh là Pablo Picasso và Henri Matisse, với bức họa Blue Nude II nổi tiếng.

ky-thuat-collage-la-gi_18
Tác phẩm Blue Nude II của danh họa Mattise 

ky-thuat-collage-la-gi_19
Đơn giản mà độc đáo – tinh thần của collage dường như đã được thể hiện trọn vẹn trong thiết kế này

Photomontage

Photomontage là tên gọi của kỹ thuật collage cắt dán từ các bức hình. Trong các tác phẩm này, rất nhiều những bức ảnh từ các nguồn khác nhau được cắt và ghép lại theo một bố cục thống nhất. Ra đời từ giữa thế kỷ XX, photomontage ban đầu được xây dựng theo phương thức hoàn toàn thủ công.

Cho đến nay với sự phát triển của các phần mềm xử lý ảnh hiện đại  đã thúc đẩy photomontage phát triển mạnh mẽ, trở thành một bộ phận quan trọng trong lĩnh vực nhiếp ảnh và đồ họa hiện đại. 

ky-thuat-collage-la-gi
Tác phẩm “Waste of money” thể hiện sự châm biếm đầy nghệ thuật với kỹ thuật collage trong xử lý hình ảnh

Collage kỹ thuật số

Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ kỹ thuật số và các phần mềm máy tính, việc cắt ghép chỉnh sửa hình ảnh chưa bao giờ dễ dàng hơn thế. Và cũng nhờ vậy mà kỹ thuật collage đã không chỉ dừng lại như một trào lưu sáng tạo mở đường cho chủ nghĩa hiện đại ở thế kỷ XX, mà vẫn đang tiếp tục là nguồn cảm hứng mãnh liệt cho ngành thiết kế thế kỷ XXI. Kỹ thuật collage dường như đang đóng vai trò như một chất keo dính không thể thay thế trong các tác phẩm mixed media với các chất liệu từ nhiều lĩnh vực khác nhau: hội họa, nhiếp ảnh, đồ họa,….

ky-thuat-collage-la-gi_21
ky-thuat-collage-la-gi_22
ky-thuat-collage-la-gi_23
Collage ba chiều

Collage 3D là hình thức sáng tạo tác phẩm từ sự tổng hợp những đồ vật có hình dạng ba chiều bất kì, có thể là đá, hạt cườm, cúc, đồng xu, thậm chí là cả đất để gắn kết thành một vật thể hoàn toàn mới.

ky-thuat-collage-la-gi_24
ky-thuat-collage-la-gi_25
ky-thuat-collage-la-gi_26

Sau đây mời các bạn cùng chiêm ngưỡng những ứng dụng dễ bắt gặp nhất của kỹ thuật collage ngày nay – các sản phẩm minh họa

ky-thuat-collage-la-gi_26
Sự tự do trong kỹ thuật collage là một giải pháp thích hợp cho những thiết kế minh họa thời trang

ky-thuat-collage-la-gi_27
ky-thuat-collage-la-gi_28
Một minh họa độc đáo cho bộ bảng chữ cái typography mới

ky-thuat-collage-la-gi_29
Minh họa đậm chất collage Nhật Bản của một cuốn truyện thiếu nhi

Kết luận 

Sự phát triển mạnh mẽ và ứng dụng rộng rãi của kỹ thuật collage không thể tránh khỏi những hệ quả không mong muốn đặc biệt trong vấn đề sở hữu trí tuệ, bảo hộ quyền tác giả. Tuy vậy, có một điều chắc chắn rằng loại hình sáng tạo độc đáo này đã đang và sẽ mãi là nguồn cảm hứng bất tận cho mọi lĩnh vực nghệ thuật hiện đại. 

Có thể bạn quan tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *