Kiến và những tai tiếng

Ra đời có tương lai rồi, ngồi mát ăn bát vàng nhé!”, hay “Anh giỏi quá, em mơ được như anh” Phổng cả mũi, cũng thấy ưỡn ngực dài lưng ra với bà con. Ấy thế nhưng khi vác balo lên kiếm nhà trọ thì cũng với hai từ ấy lại gặp vấn đề lớn. Sinh viên ngành khác nói gì? “Ở thì bẩn, thức đêm còn nhiều hơn cả cú, nhiều lúc Mát- Hâm-Đơ dở chứng không lường trước.” Thế là “tội thì tội mà thôi cũng kệ”, em kiếm nhà khác hộ chị.
 


 

Ức chế tập 1. Phải làm sao khi đồ án tới lui dồn dập, mày mò cả tuần nhiều khi tưởng đã xong, bất ngờ thầy cô lên tiếng: “ Về nhà làm lại nha em!” trong khi hạn nộp chỉ còn 3 ngày??? Không thức thì thế nào? Mà khi đã bắt tay vào làm, cảm hứng sáng tạo đến lúc nào chẳng biết, cứ phải bày đồ ra đó mà vơ, thời gian đâu mà ngăn với chả nắp? (tắm với chả gội ^^) Còn chuyện tâm thần bấn loạn? Cũng chỉ có thể quy kết hai từ “áp lực”. Nhớ mãi cái ngày đầu tôi ra quân trong khí thế hừng hực của một nhà cách mạng muốn cống hiến cái đẹp cho đất nước, ngờ đâu điểm khởi đầu đó là lời ca không bao giờ quên của thầy: “Đúng là những nhân tài sớm nở tối tàn”…Qủa thật lúc đó cứ như thả mình rơi tự do.

Điều thứ hai cũng vô cùng đau khổ cho dân kiến: không biết tự nuôi thân. Thời gian học tập thì loạn toàn tập, tháng này có thể đồ án ngập mặt, cơ mà tháng sau lại nhàn đến không thể nhàn hơn. Thế nên, công việc làm thêm cố định theo ca là không tưởng đối với kiến. Học càng nặng thì đồ dùng mua về càng đắt giá, tiền tiêu không đủ lại không thể làm thêm định kỳ. Những công việc cho kiến đang tuổi học thì chỉ có thể là vẽ tranh tường, vẽ áo, vẽ báo, đôi khi may mắn hơn là nhận vẽ cad hay 3d tại nhà… đầy tính bấp bên cho nền kinh tế cá nhân. Đó là lí do vì sao kiến là dân nghệ thuật nhưng nhiều khi quần áo còn lem bem hơn cả những sinh viên bình thường nhất.

Sâu xa hơn mà nói, ngành nào cũng có cái khổ riêng của nó, điều quan trọng là tâm huyết với nghề. Kiến trúc cũng vậy, áp lực trong việc học cũng chỉ bằng 1/10 áp lực khi đi làm. Những yêu cầu khắc khe của sếp tổng, những mong muốn không thể lường của khách hàng và cả những nắng mưa nặng nhọc khi ra công trường khảo sát thi công. Dân kiến đều hiểu. Bởi vậy những câu nói khắc khe của thầy cô lại trở nên ấp áp lạ. Cảm ơn thầy cô lắm!
 

Thêm vào đó, những áp lực vẫn được trường quan tâm chăm sóc bằng việc tổ chức các câu lạc bộ ghita, khiêu vũ, công tác xã hội, thư pháp… và những cuộc vui theo đoàn khoa mà cá nhân tôi nghĩ rằng, đó cũng là một phần làm nên bầu không khí của kiến, lãng mạn và luôn luôn yêu đời.

Riêng chuyện kiếm tiền nuôi thân, những bức tranh tường, cái áo, bài báo… bỏ ra không ít công sức , nhưng được thấy thành quả của mình được sử dụng thì vui không gì bằng. Dân kiến học giờ chỉ có thể làm được đến thế thôi. À thì rằng, ba mẹ cố gắn sau này kiến học thành kiến thợ sẽ xây nhà cho cả dòng họ mình vậy.

Kiến thì ở đâu cũng vẫn vậy. Hòa mình vào môi trường xây dựng có vui có buồn, có khó khăn vất vả nhưng đã bước vào thì yêu không thể buông bỏ. Tôi yêu cái môi trường kiến như thế. Những câu “cú đêm”, “bẩn không chịu nổi” không phải là sự tự ti mà thực chất chúng tôi vẫn đùa nhau như thế. Thậm chí có bạn tuyên ngôn “ Đã là kiến thì phải thế”. Đằng sau những điều đó các bạn có thấy những tấm lòng biết hi sinh vì nghệ thuật? Những con người đam mê cống hiến đến khát khao?

Người ta bảo dân kiến quái dị, tôi nói rằng chỉ đơn giản dân kiến muốn giải quyết khó khăn và tận hưởng niềm đam mê theo cách của riêng mình.

 

Bài viết bởi Bình Thư (bút danh: Con kiến học), sinh viên năm 3 khoa Nội thất đại học Kiến trúc Hồ Chí Minh.

Có thể bạn quan tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *