Bước cách mạng trong quan niệm về không gian làm việc chung
Khi Chiến tranh Thế giới thứ hai kết thúc, các trường đại học gặp khó khăn đối mặt với vấn đề đăng kí nhập học. Cũng giống như các trường đại học khác, Viện Công nghệ Massachusetts xây dựng và cải tiến hàng loạt cơ sở vật chất để đón chào các chiến sĩ và gia đình trẻ trở về từ mặt trận. Một trong số những cải tiến đó tên là Westgate West. Những tòa nhà này được dùng làm nơi nghiên cứu cho ba nhà khoa học xã hội lớn nhất của thế kỉ 20 và sẽ tiến tới điều chỉnh lại cách mà chúng ta nghĩ về văn phòng làm việc.
Trong những năm 1940, các nhà tâm lí học Leon Festinger, Stanley Schachter và nhà xã hội học Kurt Back bắt đầu tự hỏi tình bạn hình thành như thế nào. Tại sao những người lạ xây dựng tình bạn vĩnh cửu, trong khi những người khác lại gặp khó khăn trong việc trải qua những trải nghiệm nhàm chán? Một số chuyên gia, bao gồm cả Sigmund Freud, giải thích rằng tình bạn hình thành từ thưở thơ ấu, nơi những đứa trẻ có được những giá trị, niềm tin và thái độ mà sẽ thắt chặt hoặc chia cắt chúng trong cuộc sống sau này. Nhưng Festinger, Schachter và Back theo đuổi một thuyết khác mà sẽ tiếp tục hình thành suy nghĩ từ những đề xướng hiện tại từ Steve Jobs tới Sergey Brin và Larry Page.
Không gian làm việc cộng tác của văn phòng Google
Các nhà nghiên cứu tin tưởng rằng không gian vật lí là chìa khóa để hình thành tình bạn; rằng “tình bạn có khả năng phát triển dựa trên những giao tiếp ngắn gọn và chủ động được hình thành từ nhà hoặc đi bộ nói chuyện với hàng xóm”. Theo cách nhìn của họ, chỉ một số ít người có chung thái độ trở thành bạn bè mà chính những người gặp mặt nhau thường xuyên có xu hướng trở thành bạn bè và sau đó mới có chung thái độ.
Festinger và cộng sự của mình thăm dò ý kiến của các sinh viên một vài tháng sau khi họ chuyển tới Westgate West, và yêu cầu họ liệt kê tên ba người bạn thân nhất của mình. Kết quả khá là thú vị – và họ không cân nhắc nhiều về các giá trị, niềm tin và thái độ. 42% số người được hỏi hướng tới những người hàng xóm, nên người sống ở căn hộ số 7 thường có xu hướng kể tên người sống ở căn hộ số 6 và số 8 là bạn của mình – và ít có trườn hợp kể tên người sống ở căn hộ số 9 và số 10. Thậm chí là ấn tượng hơn nữa, những người may mắn sống ở các căn hộ số 1 và số 5 thường có xu hướng nổi bật hơn, không phải bởi vì họ tốt bụng hơn hay vui tính hơn, mà bởi vì họ tình cờ sống ở dưới chân cầu thang nên những người hàng xóm ở tầng trên bắt buộc phải sử dụng cái cầu thang ấy để lên trên tầng hai. Có thể có có những trường hợp ngoại lệ họ tình cờ tương tác với nhau, nhưng trái lại với những người sống cô lập ở căn hộ số 2 và số 4, những người sống ở căn hộ số 1 và số 5 có cơ hội tốt hơn để gặp gỡ một hoặc hai bạn tri âm tri kỉ.
Westgate West là nguồn cảm hứng cho văn phòng Pixar
Một nửa thế kỉ đã trôi qua, và thông điệp Westgate West bắt đầu xâm nhập vào văn hóa công sở. Steve Jobs cực kì nổi tiếng trong việc thiết kế lại các văn phòng Pixar, mà ban đầu chỉ là nơi có những chuyên gia máy tính ở một tòa nhà, những người làm phim hoạt hình ở nhà thứ hai, và các chuyên gia và người hiệu đính ở tòa nhà thứ ba. Jobs đã phát hiện ra rằng việc chia cắt các nhóm này, mỗi nhóm một văn hóa và các tiếp cận với các giải quyết vấn đề riêng, lại ngăn cản họ chia sẻ các ý tưởng và các giải pháp.
Văn phòng Pixar được thiết kế để tăng cường tính cộng tác
Cầu thang nối hai dãy nhà của văn phòng Pixar
Có thể những ngườ làm phim hoạt hình có thể cho thấy một cách nhìn tươi mới khi các chuyên gia máy tính gặp bế tắc; và có thể các chuyên gia sẽ học được nhiều hơn về những nhân tố cơ bản của kinh doanh nếu họ thường xuyên gặp gỡ một nhà làm phim hoạt hình ở căn bếp của công ty, hoặc một chuyên gia máy tính ở máy ướp lạnh đồ uống. Jobs cuối cùng đã thành công trong việc tạo dựng một văn phòng chia ngăn dành cho tất cả nhân viên của Pixar, và John Lasseter, giám đốc sáng tạo của Pixar đã tuyên bố rằng ông sẽ “không bao giờ nhìn thấy một tòa nhà mà thúc đẩy được sự hợp tác và tính sáng tạo tuyệt vời như tòa nhà này”.
Quang cảnh khu văn phòng Pixar
Quy luật “150 bước từ đồ ăn” của Google
Khuôn viên thành phố New York của văn phòng Google lợi dụng rất nhiều ý tưởng tương đồng. Khuôn viên này đã có một dấu chân to lớn, chiếm giữ toàn bộ một tầng (và một phần của một vài tầng khác) trong một tòa nhà mà bao phủ một khoảnh đất ở vùng lân cận Chelsea của Manhattan. Các thang máy nối các tầng này khét tiếng là chậm, vì vậy thay vì bắt các nhân viên chờ đợi, các kiến trúc sư xây dựng thang thẳng đứng thả xuống giữa các tầng gần kề. Các nhân viên được khuyến khích “va chạm ngẫu nhiên”, một mục đích phản ánh ý tưởng của Jobs khuyến khích “sự tương tác không được định trước”.
Khi tôi tới thăm khuôn viên vào tháng ba, hướng dẫn viên của tôi hướng dẫn là không có khu vực nào xa hơn 150 bước từ đồ ăn – hoặc là một nhà hàng, một quán cà phê rộng hay một khu bếp nhỏ – khuyến khích các nhân viên ăn nhanh liên tục khi họ va chạm với các đồng nghiệp của các đội khác nhau trong công ty. Cho dù nhân viên Google không thường xuyên có những ý tưởng mới, có nhiều bằng chứng cho thấy là họ thích làm việc và niềm yêu thích đó bồi dưỡng thành động lực và thậm chí là năng suất lớn hơn.
Festinger và đồng nghiệp của ông rất đúng đắn khi tập trung vào không gian vật lí khi họ khám phá tình bạn hình thành như thế nào – nhưng điều mà làm cho phát minh của họ ấn tượng là mức độ thấu hiểu của họ ảnh hưởng sâu tới những nhà tư tưởng thông minh nhất thế giới trong vòng 50 năm nữa. Những người có chung thái độ có thể kết bạn với nhau nhiều hơn, những người có hoàn cảnh trái ngược có thể sản sinh ra những ý tưởng mới lạ, nhưng không có sự tương tác nào có thể tồn tại mà không có thành phần cơ bản là sự chạm trán ngẫu nhiên và các cuộc nói chuyện không định trước.
Quy luật "150 bước từ đồ ăn"
Đặc điểm chính tạo nên một không gian làm việc cộng tác:
+ Một kế hoạch mở và các đặc điểm thiết kế khác (ví dụ: cầu thang lưu lượng cao) khuyến khích những giao tiếp ngẫu nhiên.
+ Nhiều không gian chung hơn những không gian cứng nhắc – nhiều quán cà phê những địa điểm khác để đọc sách và làm việc khuyến khích nhân viên di chuyển dời khỏi phạm vi văn phòng.
+ Nhấn mạnh vào những khu vực mà có hai hay nhiều người hơn là những văn phòng chỉ chuyên một nghề nghiệp.
+ Nhưng khu vực “nghĩ” không mục đích chung trong một không gian mở, khuyến khích nhân viên trình bày suy nghĩ của mình với sự hiện diện của những người khác hơn là một mình.
Thế còn không gian làm việc của bạn thì sao? Những đặc điểm văn phòng nào mà bạn nghĩ là tạo nên một không gian làm việc cộng tác? Hãy chia sẻ với Designs.vn nhé!