Khám phá lịch sử hình thành và quá trình phát triển của nghệ thuật Đương đại

Hiểu một cách đơn giản, thuật ngữ nghệ thuật đương đại dùng để chỉ nghệ thuật — cụ thể là hội họa, điêu khắc, nhiếp ảnh, nghệ thuật sắp đặt, trình diễn và nghệ thuật video — được sản xuất ngày nay.

art-1
Yayoi Kusama, “Yellow Pumpkin,” 1994 (Stock Photos – Adam Rifi/Shutterstock)

May mắn thay, ta vẫn có thể lần theo quá khứ và khám phá nền tảng cơ sở để hiểu được những những thành tố cấu thành nên nghệ thuật “đương đại”.

Nghệ thuật đương đại là gì?
art-2
Ảnh: Stock Photos – ApinBen4289/Shutterstock)

Hiểu một cách đơn giản, thuật ngữ nghệ thuật đương đại dùng để chỉ nghệ thuật — cụ thể là hội họa, điêu khắc, nhiếp ảnh, nghệ thuật sắp đặt, trình diễn và nghệ thuật video — được sản xuất ngày nay. Nghe thì có vẻ đơn giản, nhưng các chi tiết bổ trợ cho định nghĩa này thường không rõ ràng, và mỗi cá nhân có thể có một cách hiểu khác nhau về “đương đại”. Do đó, có khá nhiều tranh luận xoay quanh xuất phát điểm chính xác của phong trào nghệ thuật này; tuy vậy, nhiều nhà sử học nghệ thuật tin rằng nghệ thuật đương đại bắt đầu từ cuối thập niên 60 hoặc đầu thập niên 70 (điểm kết thúc của trào lưu nghệ thuật hiện đại).

Lịch sử: Các phong trào và nghệ sĩ nổi bật

Được định nghĩa “nghệ thuật của ngày nay”, bạn có thể ngạc nhiên khi biết rằng nghệ thuật đương đại thực sự có lịch sử tương đối lâu đời. Để có một cái nhìn bao quát về nó, hãy cùng Designs.vn điểm lại một số phong trào nổi bật và các nghệ sĩ có đóng góp quan trọng cho sự phát triển của nghệ thuật đương đại.

NGHỆ THUẬT ĐẠI CHÚNG 

art-3

Andy Warhol, “Hoa” (Stock Photos – Radu Bercan/Shutterstock)

Là sự phản pháo, thách thức các phong trào nghệ thuật hiện đại đi trước, nghệ thuật đại chúng được coi là nền móng của nghệ thuật đương đại. Ở Anh và Mỹ thời hậu chiến, nghệ thuật đại chúng được tiên phong bởi các nghệ sĩ như Andy Warhol và Roy Lichtenstein. Nó tập trung khắc họa văn hóa đại chúng và tái hiện các sản phẩm thương mại như một sản phẩm nghệ thuật dễ tiếp cận. Nghệ thuật đương đại tồn tại từ năm 1950 đến đầu những năm 1970, và được tái sinh thành Nghệ thuật Neo-Pop vào thập kỷ 1980 nhờ những nghệ sĩ như Jeff Koons…

PHOTOREALISM (ẢNH SIÊU THỰC)
art-4
Chân dung Chuck Close (Stock Photos – Rushay/Shutterstock)

Tương tự các nghệ sĩ đại chúng, nghệ sĩ Photorealism cũng tái hiện các mẫu vật nhằm tạo ra các bức vẽ siêu thực. Nghệ sĩ Photorealism thường tái hiện lại các bức ảnh, điều này cho phép họ tái tạo chính xác chân dung, phong cảnh và các hình tượng khác. Chuck Close và Gerhard Richter là hai gương mặt nổi bật của phong cách này.

NGHỆ THUẬT KHÁI NIỆM
art-5
Ai Wei Wei, “Cung hoàng đạo,” 2010 (Stock Photos – Alisa_Ch/Shutterstock)

Nghệ thuật Đại chúng cũng giúp hình thành Chủ nghĩa Khái niệm, chủ nghĩa bác bỏ ý tưởng nghệ thuật như một món hàng. Trong nghệ thuật khái niệm, ý tưởng đằng sau một tác phẩm nghệ thuật được ưu tiên hơn cả. Các nghệ sĩ khái niệm chính bao gồm Damien Hirst , Ai Wei Wei và Jenny Holzer. Mặc dù đã nhen nhóm từ đầu thế kỷ 21, phải tới thập niên 60 thì nghệ thuật tối giản mới được công nhận là một phong trào chính thức. Kể từ đó, nghệ thuật đương đại tiếp tục phát triển mạnh mẽ cho tới ngày nay.

NGHỆ THUẬT TỐI GIẢN
art-6
Donald Judd, “Untitled,” 1973 (Stock Photos – Todamo/Shutterstock)

Giống như nghệ thuật khái niệm, Chủ nghĩa tối giản ra đời vào thập niên 60 và vẫn còn thịnh hành cho đến ngày nay. Theo Tate, cả hai phong trào “thách thức các cấu trúc hiện có để chế tạo, phổ biến và định nghĩa nghệ thuật”. Tuy nhiên, điều tạo nên sự khác biệt của Chủ nghĩa tối giản là tính thẩm mỹ trừu tượng, đơn giản của nó mời gọi người xem suy nghĩ về những gì họ nhìn thấy — mà không phải những gì họ nghĩ rằng một tác phẩm nghệ thuật truyền tải. Donald Judd, Sol LeWitt và Dan Flavin là một số nghệ sĩ chủ chốt của Chủ nghĩa tối giản.

NGHỆ THUẬT TRÌNH DIỄN

Một phong trào khác có nguồn gốc khái niệm là Nghệ thuật trình diễn. Bắt đầu từ thập niên 60 và vẫn còn được yêu thích cho đến ngày nay, nghệ thuật trình diễn lấy cảm hứng từ kịch nghệ. Mặc dù được biểu diễn bởi các nghệ sĩ (như đúng tên gọi của nó), nghệ thuật không chỉ phục vụ mục đích giải trí. Thay vào đó, mục tiêu của nó là truyền tải một thông điệp hoặc ý tưởng. Các nghệ sĩ trình diễn nổi bật bao gồm Marina Abramović, Yoko Ono và Joseph Beuys .

NGHỆ THUẬT SẮP ĐẶT
art-9
Yayoi Kusama, “Gleaming Lights of the Souls,” 2008 (Stock Photos – ephst/Shutterstock)

Tương tự các tác phẩm biểu diễn, nghệ thuật sắp đặt là một phương tiện nghệ thuật nhập vai. Tác phẩm lắp đặt là những công trình xây dựng đa chiều biến đổi theo môi trường xung quanh, nó thay đổi nhận thức của người xem về không gian. Thông thường, chúng có quy mô lớn và được thiết kế riêng cho từng địa điểm, cho phép các nghệ sĩ biến bất kỳ không gian nào thành môi trường tương tác, tùy chỉnh. Các nghệ sĩ sắp đặt nổi tiếng bao gồm Yayoi Kusama,  Dale Chihuly và Bruce Munro.

EARTH ART
art-10
Robert Smithson, “Spiral Jetty” (Ảnh: Wikimedia Commons)

Một vòng quay độc đáo về nghệ thuật sắp đặt, Earth Art (hoặc Land Art) là một phong trào trong đó các nghệ sĩ biến hóa từng khung cảnh tự nhiên thành các tác phẩm nghệ thuật. Robert Smithson, Christo, Jeanne-Claude, và  Andy Goldsworthy được tôn vinh vì những công trình tiên phong của họ.

NGHỆ THUẬT ĐƯỜNG PHỐ
art-11
Keith Haring, “The Pisa’s Mural”, 1989 – Stock Photos

Là một trong những phong trào nghệ thuật đương đại gần đây nhất, nghệ thuật đường phố phát triển rực rỡ cùng với sự ra đời của nghệ thuật graffiti vào thập niên 80. Thường bắt nguồn từ hoạt động xã hội, nghệ thuật đường phố bao gồm tranh tường, tác phẩm sắp đặt, hình ảnh giấy nến và hình dán được dựng ở không gian công cộng. Các nghệ sĩ đường phố chủ chốt phải kể đến là những gương mặt của thập kỷ 80 như Jean-Michel Basquiat và Keith Haring, cũng như các nghệ sĩ đang hoạt động như Banksy và Shepard Fairey.

Tiếp theo sau Nghệ thuật Đương đại là gì?
art-12
Stock Photos – mujiri/Shutterstock

Mặc dù một số nghệ sĩ được nhắc tới bên trên đã qua đời hoặc đã dừng hoạt động nghệ thuật, vẫn còn rất nhiều nghệ sĩ ấn tượng khác, bao gồm Damien Hirst , Ai Wei Wei, Marina Abramović, Yayoi Kusama hay Jeff Koons … vẫn tiếp tục miệt mài tạo ra các tác phẩm tiên phong về hội họa, điêu khắc, sắp đặt và nghệ thuật trình diễn.

Ngoài những nhân vật nổi tiếng này, còn rất nhiều nghệ sĩ đương đại đang làm cả thế giới kinh ngạc với lối tiếp cận nghệ thuật của họ. Không chỉ đưa dấu ấn của riêng mình lên các hình thức thông thường như hội họa, điêu khắc và sắp đặt, họ cũng đã phổ biến các hình thức nghệ thuật mới, như thêu, xếp giấy origami và hình xăm, chứng minh khả năng vô tận của nghệ thuật đương đại.

Có thể bạn quan tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *