Năm sinh: 09/06/1907 tại Nam Định
Năm mất: 09/06/1987 tại Hà Nội
Phong cách nghệ thuật: Kiến trúc sư, Nhà báo
Các tác phẩm chính: Thiết kế kiến trúc nhà của Bác sĩ Nguyễn Văn Luyện ở 65 Lý Thường Kiệt (nay là trụ sở đại sứ quán Cu Ba), Biệt thự số 77 Nguyễn Thái Học của nha sĩ Nghiêm Mỹ. Các biệt thự khác ở 14 Phạm Đình Hổ, 74 Ngô Thì Nhậm, cụm biệt thự ở 16-18-20-24 Phan Huy Chú
Năm 20 tuổi, ông thi đỗ vào khóa III Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Sau một năm học khoa mỹ thuật, ông chuyển sang học khoa kiến trúc, cùng học với Hoàng Như Tiếp. Năm 1933, ông đỗ đầu khóa và được gửi sang Pháp tu nghiệp một năm tại Xưởng thiết kế của Le Corbusier và Auguste Perret.
Là một kiến trúc sư bậc thầy trong sử dụng bê tông, các công trình của Auguste Perret đã để lại dấu ấn sâu sắc trong quan điểm sáng tạo của Nguyễn Cao Luyện.
Năm 1933, sau khi về nước, ông mở phòng kiến trúc tư ở 42 Tràng Thi – Hà Nội, đây là văn phòng kiến trúc đầu tiên của kiến trúc sư người Việt ở Việt Nam. Những công trình đầu tay của ông ở Hà Nội là như Bệnh viện 167 Phùng Hưng, Trường tư thục Thăng Long ở Ngõ Trạm, các biệt thự 77 Nguyễn Thái Học, 65 Lý Thường Kiệt (nay là Đại sứ quán Cộng hòa Cuba). Kiến trúc sư Nguyễn Cao Luyện còn tham gia giảng dạy ở Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, một trong số các học trò của ông là kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát.
Cuối năm 1935, cùng kiến trúc sư Hoàng Như Tiếp từ Huế ra, hai ông đã thực hiện kiểu “Nhà ánh sáng” khá giản dị, thiết kế toàn từ những vật liệu rẻ tiền, nhưng tạo nên nơi ăn chốn ở văn minh, hợp vệ sinh cho nhiều người dân nghèo ở bãi Phúc Xá, Hà Nội.
Năm 1939, hai ông cùng với kiến trúc sư Nguyễn Gia Đức thành lập Văn phòng Kiến trúc Luyện – Tiếp – Đức. Bộ ba Luyện – Tiếp – Đức chính là những người tiên phong khởi xướng ra các ý tưởng về không gian và hình dáng của kiến trúc Việt Nam, tiếp thu ảnh hưởng của văn hóa và kiến trúc Pháp, đồng thời khai thác nét văn hóa truyền thống của dân tộc, đã để lại hàng chục công trình có giá trị thẩm mỹ cao, ghi dấu ấn trong nền kiến trúc Việt Nam trước Cách mạng tháng 8. Những công trình đáng chú ý như toà nhà tại đường Nguyễn Thái Học (nay là trụ sở Liên hiệp Hợp tác xã Việt Nam), biệt thự số 7 Thiền Quang (nay là trụ sở Cảnh sát Hình sự PC45 Hà Nội), 215 Đội Cấn và 38 Bà Triệu (Nhà in Tạp chí Cộng sản).
Sự đam mê của Nguyễn Cao Luyện là kiến trúc, song ông cũng tiếp tục làm việc cho Chính phủ trong nhiều tổ chức. Ông là tia lửa hun đúc sự nhiệt tình cho trường Đại học Kiến trúc Việt Nam và là người sáng tạo nên một phong cách thiết kế mang bản sắc Việt. Việc tái thiết sau chiến tranh gồm có quy hoạch đô thị và các dự án xây dựng đất nước trong nhiều Ủy ban và Bộ ngành, suốt cả cuộc đời Ông đã cống hiến tài năng nghệ thuật cho việc tái thiết đất nước.
Năm 1972, ông về hưu ở tuổi 65. Ông sống những năm cuối đời tại 6A Quang Trung, và vẫn tiếp tục thiết kế những đồ án thú vị. Ông mất vào 20h30 ngày 10/10 (con số vượng 10/10 theo tín ngưỡng khổng giáo) năm 1987, hưởng thọ 80 tuổi.
Tài sản của ông chính là niềm tin vào công trình, thích ứng với khí hậu, thiên nhiên và con người Việt Nam, là sự cần thiết tôn trọng và gây nguồn cảm hứng từ kiến trúc của ông cha ta để lại.
Một số tác phẩm của Họa sĩ Nguyễn Cao Luyện
TỔNG HỢP/VIET MY/DESIGNS.VN