Năm sinh: 1910 tại Đống Đa, Hà Nội
Năm mất: 1983
Phong cách nghệ thuật: Tranh sơn dầu, đề tài chủ yếu về nông thôn, miền núi
Các tác phẩm chính: Cảnh Việt Bắc, Đường đi bản Muốn, Nông thôn thanh bình, Du kích Tủa Chùa, Nhà sàn Thuận Châu
Ông tốt nghiệp Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương khóa 1931 – 1936, cùng thời với các danh họa Trần Văn Cẩn, Nguyễn Đỗ Cung. Ông giỏi về tranh sơn dầu, đề tài chủ yếu là miền núi, nông thôn, có nhiều tác phẩm được trưng bày và lưu giữ ở Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, tiểu biểu là các bức tranh: ”Cảnh Việt Bắc”, “Đường đi bản Muốn” 1936, “Nông thôn thanh bình” 1958 (sơn dầu), “Du kích Tủa Chùa” 1956, “Nhà sàn Thuận Châu” 1959 (màu nước)…
Họa sĩ Lưu Văn Sìn thường nói: ‘Vẽ cho thỏa cõi lòng, cho sướng con mắt”. Qua nhiều thập kỷ cho tới bây giờ, tranh của ông không chỉ cho ông thỏa niềm vui thích, cho sướng con mắt mà biết bao người yêu mến hội họa cũng được dịp mát lòng, mãn nhãn. Nhắc tới ông, người ta lại nhớ tới “Tập văn họa kỷ niệm Nguyễn Du” gồm 11 bức tranh màu in trên giấy Dó góp mặt bởi các họa sĩ Việt Nam hàng đầu của trường Mỹ thuật Đông Dương như Tô Ngọc Vân, Trần Văn Cẩn, Nguyễn Gia Trí, Lê Văn Đệ, Nguyễn Đỗ Cung và trong số đó Lưu Văn Sìn góp mặt với tác phẩm đề câu thơ “long lanh đáy nước in trời/ Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng”. Cuốn Truyện Kiều này rất hiếm và giới hội họa đánh giá bộ sách này có giá trị rất lớn. Cùng với đó, ông cũng sáng tác bộ tem “Quả Việt Nam” và được phát hành vào năm 1964.
Họa sĩ Lưu Văn Sìn mất năm 1983.
Một số tác phẩm của Họa sĩ Lưu Văn Sìn
TỔNG HỢP/VIET MY/DESIGNS.VN