Họa sĩ Lê Huy Miến

Năm sinh: 1873 tại Nghệ An
Năm mất: 1943
Phong cách nghệ thuật: Tranh sơn dầu
Các tác phẩm chính: Chân dung cụ Tú Mền, Chân dung cụ Nguyễn văn Mại, Bình văn, Chân dung ông bà Lê Năng-Nghiêm, Chân dung cụ Lê văn Hy, Chân dung ông bà Nguyễn-Khoa Luận, Chân dung cụ Đào Tấn, Chân dung cụ Hoàng Cao-Khải, Chân dung vua Thành-Thái, Chân dung vua Thành-Thái,  Chân dung ông bà Hồ Đắc-Trung, Chân dung ông Menderès,  Điện Ngọc-trai, Chân dung con trai ông Carlotty

Ông được Triều đình Huế gửi sang học tại trường Thuộc địa Paris vào năm 1889. Từ năm 1890 tới 1894, trong khi là học sinh trường Thuộc địa, ông được nhận vào học vẽ tại xưởng của danh họa Pháp Jean-Leson Gérôme – Giáo sư trường Mỹ thuật Paris (École des Beaux-Arts de Paris). Ông được Jean-Léon Gérôme và trường Mỹ thuật Paris đề nghi Bộ Giáo dục công, Mỹ thuật và Tín ngưỡng cho phép tham gia thi giành Giải thưởng La Mã (Prix de Rome), nhưng không được chấp thuận vì không có quốc tịch Pháp.

Theo geringerart.com nhận định về cụ Lê Huy Miến giới hội họa thế giới ghi nhận: “Văn Miến được nhớ đến như là nghệ sĩ Việt Nam đầu tiên, là bậc thầy về kỹ thuật vẽ tranh sơn dầu châu Âu”. Sinh bất phùng thời, ảnh hưởng của Lê Huy Miến không mạnh, do môi trường mỹ thuật trong nước lúc ấy chưa thích người bạn thân, đầu năm 1907 Lê Huy Miến mới vào Huế nhận chức giáo sư hội họa và Pháp văn tại trường Quốc Học. Giai đoạn này, ông Miến làm nghề giáo có nhiều học trò thành danh, trong đó phải kể tới Nguyễn Tất Thành (Chủ tịch Hồ Chí Minh).

Năm 1895, Lê Miến về nước, làm việc tại nhà in Schneider tại Hà Nội, sau đó dạy học ở Vinh. Năm 1913, ông được bổ nhiệm làm trợ giáo và được phong hàm “Hàn lâm viện thị giảng” trường Hậu Bổ, đến cuối năm 1914 được thăng chức Phó đốc giáo (Hiệu phó) và năm 1919 được làm Đốc giáo (Hiệu trưởng). Năm 1923, ông chuyển sang phụ trách trường Quốc Tử Giám (Học viện cao cấp quốc gia), trở thành Tế tửu (hiệu trưởng), kiêm dạy cả vẽ và Pháp văn. Năm 1929, ông về hưu vào tuổi 56, vì mắt bị mờ.

Theo các nhà nghiên cứu: “Suốt cuộc đời, ông Lê Huy Miến sống trọn vẹn danh giá của một nhà nho yêu nước, một nhà giáo mẫu mực khẳng khái. Tài năng của ông xứng đáng là người họa sĩ đầu tiên đưa nền mỹ thuật Việt Nam từ lúc còn mang đậm chất mỹ nghệ, dân gian và chịu ảnh hưởng tranh Tàu, sang giai đoạn mới với sự hội nhập văn hóa Âu Tây”. Vì thế, Lê Huy Miến xứng danh là họa sĩ vẽ chân dung bậc thầy Việt Nam.

Hiện nay số tác phẩm được xác định là do Lê Văn Miến sáng tác còn rất ít. Đó là 2 bức sơn dầu, bị hư hỏng nặng, vẽ chân dung cụ Tú Mền và chân dung cụ Lê Hy, và hai bức màu nước vẽ chân dung cụ ông và cụ bà Nguyễn Khoa Luận. Một bức sơn dầu khác, có tên “Bình văn”, hiện được bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam và cũng bị hư hỏng nặng, được cho là một tác phẩm vẽ chưa xong của Lê Văn Miến.

Một số tác phẩm của Họa sĩ Lê Huy Miến
“Chân dung cụ Tú Mền” sơn dầu trên vải thô dầy, căng trên khung gỗ. 54×63cm, 1898.
Bình văn” tranh sơn dầu, 68×97cm
“Chân dung cụ bà Nguyễn Khoa Luân”
“Chân dung Viên Giác Đại sư”
Một số hình ảnh của Họa sĩ Lê Huy Miến
Chân dung Lê Huy Miến

TỔNG HỢP/VIET MY/DESIGNS.VN

Có thể bạn quan tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *