Henri Mattise- Điển hình của cá nhân đi ngược với số đông và tạo nên điều kỳ diệu

 

Chân dung họa sĩ Henri Mattise

 

Henri Matisse (31 tháng 12 năm 1869 – 3 tháng 11 năm 1954) là một nghệ sĩ người Pháp, nổi tiếng với khả năng sử dụng màu sắc và chất lỏng cũng như khả năng hội họa tuyệt vời và nguyên sơ. Khi còn là một thanh niên, gia đình Matisse muốn ông trở thành luật sư nên ông đã theo học luật. Nhưng với niềm say mê hội hoạ nên năm 1891, Matisse bỏ trường luật theo học hội hoạ. Thời kì đầu dấn thân vào lĩnh vực của đường nét và màu sắc, ông chọn lựa chủ đề tĩnh vật và phong cảnh. Lúc này, ông theo phương pháp sắc màu của phái ấn tượng, nổi bật là tác phẩm “Phồn thực, yên tĩnh và khoái lạc”. Những năm đầu thế kỷ 19, ông thích vẽ các mảng màu bệt và những sắc màu chói lọi như các bức “Camelia” -1903, hay 2 bức “Cái nhìn về nhà thờ Đức bà” 1900-1902. Các tác phẩm của ông mạnh mẽ về màu sắc, rực rỡ đến độ căng cao nhất của cường độ để đi tới mắt nhìn, nó được ví như cung bậc của dây đàn, gợi cảm, xúc động lòng người. Đặc biệt ông sử dụng nhiều yếu tố phương đông với ngôn ngữ tạo hình giản dị, mộc mạc nhưng trong sáng và hồn nhiên. Tranh của Matisse khiến người xem luôn thấy sự thư giãn, thoải mái và đầy xúc cảm. Cái tên “Dã thú” ra đời từ đây, mở đầu cho một xu hướng nghệ thuật chống lại trường phái ấn tượng, chống lại sự mất mát không gian do dùng quá nhiều ánh sáng, do sự phân tích tỉ mỉ, không theo quy luật nào, vì thế chỉ là sự ngẫu nhiên và không có suy tính trước. Trường phái Dã thú nhấn vào màu sắc, chứ không phải vẽ như thấy thực tế, mà là phải sáng tạo sắc độ. Bức tranh là một bố cục nhiều màu, không phải là sự sao chép thiên nhiên; là sự liên tục tạo hình sống động, không là cảnh sắc vặt vụn, là một sự bố cục màu sắc mạnh bạo, không phải là sự tình cờ đẹp mắt.

Qua các bài giảng với tư cách là một giáo viên nghệ thuật, trong các bài phỏng vấn, thư tay gửi gia đình, hàng chục tài liệu nghiên cứu nghệ thuật và "những đứa con tinh thần" của Matisse, chúng ta có thể thấy rõ được 4 chủ đề dưới đây được lặp đi lặp lại trong các tác phẩm của ông. 

 

henri-mattise-dien-hinh-cua-ca-nhan-di-nguoc-voi-so-dong-va-tao-nen-dieu-ky-dieu-2

 

Bức self portrait của Henri Mattise

 

Nắm vững các khái niệm cơ bản sau đó mới diễn đạt theo ý của mình

Nói một cách đơn giản, Matisse nhấn mạnh đến việc làm thế nào có thể bộc lộ hết khả năng sáng tạo của mình, thần chú nghệ thuật của ông được tóm tắt bằng một câu là "expression is everything". Mattise luôn tìm cách thể hiện trí tuệ sáng tạo nghệ thuật chứ không phải các hiện tượng vật lý thông thường. Với ông, sáng tạo luôn tồn tại trong đầu mỗi nghệ sĩ chỉ là khi nào thì nó được bộc lộ. Mặc dù Mattise có thể thể hiện rõ được những xúc cảm cá nhân của chính mình vào tranh ngay lập tức nhưng ông tin rằng, thế là chưa đủ, những nghệ sĩ khác trước khi trở thành bậc thầy đều phải học thành thạo những điều căn bản nhất tạo nên một tác phẩm nghệ thuật- thành phần, dòng, bố cục,….

Khi còn là một sinh viên, ông được hướng dẫn bởi Gustave Moreau và thường xuyên đến bảo tàng Louvre để sao chép các tác phẩm của các nghệ sĩ như Raphael, Nicolas Poussin, và Annibale Carracci. Mattise có viết vào năm 1935 "Thật sai lầm khi nghĩ rằng, các họa sĩ hiện nay đang phá vỡ tính liên tục của dòng chảy nghệ thuật. Trong giới nghệ thuật truyền thống tự do, phóng túng thì các nghệ sĩ nhanh chóng đạt được thành công nhưng cũng nhanh chóng bị chìm vào quên lãng".

 

henri-mattise-dien-hinh-cua-ca-nhan-di-nguoc-voi-so-dong-va-tao-nen-dieu-ky-dieu-3

 

“The Dinner Table” -1897 – là kiệt tác đầu tiên của Matisse, ông dành toàn bộ mùa đông để hoàn thành

 

 

henri-mattise-dien-hinh-cua-ca-nhan-di-nguoc-voi-so-4-dong-va-tao-nen-dieu-ky-dieu

 

Woman with the Hat, 1905 là chân dung của bà vợ Amélie được thực hiện tại Paris vào tháng 9

 

Bắt đầu đứng lớp năm 1908, giai đoạn đỉnh cao của trường phái Dã thú, ông dạy các sinh viên của mình làm sao có thể biến được suy nghĩ của mình thành những bức vẽ thực tế thay vì theo cách thức mà những sinh viên nghệ thuật lúc ấy theo đuổi khiến cho rất nhiều người theo học ông mất niềm tin với ông. Mattise so sánh con đường nghệ thuật của người họa sĩ giống như phần biểu diễn của một nghệ sĩ nhào lộn "anh ta thực hiện các động tác một cách dễ dàng và có cơ sở thực tế là để làm được điều này anh ta phải có một quá trình chuẩn bị lâu dài, quá trình này cũng giống như cách mà họa sĩ chúng tôi tạo ra các tác phẩm". 

 

henri-mattise-dien-hinh-cua-ca-nhan-di-nguoc-voi-so-dong-va-tao-nen-dieu-ky-dieu-5



Hình dáng các vũ công mỗi người mỗi vẻ trong các tư thế điển hình,

nổi bật trên nền xanh lam của bầu trời hay của biển cả mênh mông trong "Vũ khúc"

 

 

henri-mattise-dien-hinh-cua-ca-nhan-di-nguoc-voi-so-dong-va-tao-nen-dieu-ky-dieu-6

 

"Phong cảnh Collioure", Sơn dầu, 1905 

 

 
Tạo ra các quy tắc nghệ thuật của riêng mình

Mattise chính là điển hình của kẻ chuyên đi ngược lại những quy tắc truyền thống của xã hội. Đầu tiên, ông dũng cảm rời bỏ trường luật năm 1892 mặc sự phản đối của gia đình để bắt đầu học vẽ. Nhưng ngay sau đó, ông lại chán học trong trường, nơi mà theo ông thì được "cai trị" bởi những nghệ sĩ luôn bắt ông đi theo lối mòn cổ điển. Năm 1898, sau khi được giới thiệu về trường phái Ấn tượng, Mattise đã dành cả một năm để vẽ ra bức tranh mà ông muốn. "Tôi chỉ làm việc vì bản thân mình. Tôi tìm thấy hứng thú với các loại vật liệu và lợi ích của chúng đem lại. Tôi nghĩ mình đã được cứu. Tình yêu với màu sắc đang nhen nhóm dần trong tôi". Chính "niềm đam mê màu sắc" của ông là cơ sở hình thành trường phái Dã thú. Cùng với André Derain, Maurice de Vlaminck, và các nghệ sĩ khác, Matisse lo sợ áp dụng các sắc tố tươi sáng cho các bức tranh phong cảnh và chân dung sẽ gây ra những phản ứng tiêu cực từ giới nghệ thuật trong các buổi triển lãm đầu tiên của ông tại Salon d’Automne, Paris năm 1905, và The Armory Show ở New York và Chicago năm 1913, thậm chí một tờ báo Mỹ đã viết một tờ báo với tiêu đề mỉa mai “Henry Hair Mattress đã tìm thấy tội lỗi của mọi tội lỗi nghệ thuật" Mặc dù bị chỉ trích dữ dội nhưng Mattise vẫn giữ vững lập trường. Năm 1912, khi bị hỏi lý do tại sao lại vẽ màu cà chua xanh vào bức tranh sơn dầu, ông đáp "vì tôi nhìn thấy thế, nếu tôi không lột tả chân thực chúng ra thì chẳng ai làm điều đó cả, họ sẽ làm biến mất bản chất của màu đó". 

Phải nói rằng, cuộc đời nghệ thuật của Mattise chưa bao giờ thiếu tính độc đáo, sáng tạo. Ví dụ, ông thường sử dụng màu đen trong sơn dầu, khác xa so với phong cách của đồng nghiệp hoặc là thế hệ sau.
Trong "Jazz"- Cuốn minh họa hay nhất của ông năm 1947, gồm 20 bức tranh màu in lụa chụp từ những tranh phấn màu nhỏ hồi mới vào nghề của ông và cắt giấy, ông đã kêu gọi xóa bỏ mọi rào cản nghệ thuật " Một bức tranh phải là duy nhất, người họa sĩ phải tập trung hết sức lực, năng lượng, sự chân thành, khiêm tốn phá vỡ những quy tắc sáo rỗng trong khi làm việc". 

 

henri-mattise-dien-hinh-cua-ca-nhan-di-nguoc-voi-so-dong-va-tao-nen-dieu-ky-dieu-7

 

Luxe,-Calme,-et-Volupte-(1904-05)

 

 

henri-mattise-dien-hinh-cua-ca-nhan-di-nguoc-voi-so-dong-va-tao-nen-dieu-ky-dieu-8

 

Joy of Live, bức thứ hai trong những tác phẩm tưởng tượng quan trọng của Mattise

 

Bạn hãy luôn đặt mình vài giữa những thứ mình yêu thích, chúng sẽ truyền cảm hứng cho bạn bất cứ lúc nào

Bước vào không gian làm việc của Mattise giống như lạc vào thế giới khác với ngập tràn niềm vui. "Here and there" là tác phẩm của nhà sử học Georges Salles năm 1952, mô tả về studio của Mattise tại Nice " Nơi làm việc của ông ấy có sự phản xạ của đá cẩm thạch, gỗ mạ vàng, đồ sứ hay thậm chí là trang phục phương Đông- giống như ta đang lạc vào một cửa hàng đồ cổ với đầy rẫy sự lôi cuốn hay nói hoa mỹ hơn nữa thì là ta đang đứng trong phòng thí nghiệm với đầy đủ dụng cụ tạo thuật giả kim". 

Thật vậy, ở cả Nice hay thị trấn Vence, nơi ông đặt tên cho căn Villa của mình là "The Dream", ông đều thiết kế nội thất với rất nhiều đồ gốm sứ, vải dệt, mô hình tượng, cây cối, chim muông và rất nhiều thứ khác mà ông đam mê. Không đơn giản chỉ để trang trí, những đồ vật này cũng chính là chủ đề trong những bức tranh của ông, đây cũng là một lý do khiến ông không bao giờ rơi vào thế "bí" ý tưởng trong suốt 5 thập niên sự nghiệp. "Vật thể cũng giống như diễn viên. Một diễn viên tài năng có thể đóng 10 vở kịch khác nhau, vậy thì một vật thể cũng sẽ đóng những vai trò khác nhau trong 10 bức tranh khác nhau". Ông yêu thích chiếc bình thủy tinh màu ngọc lam từ Tây Ban Nha, chiếc ly thiếc được chạm khắc tinh tế và nồi đun socola từ Pháp, rèm và màn che của Bắc Phi có tên haitis, gợi nhớ cho ông về tuổi thơ lớn lên trong một thị trấn dệt của Pháp. Loài cây nhiệt đới Monstera deliciosa có lá phát triển thành hình tròn khi cây trưởng thành xuất hiện trong một số bức tranh của Matisse bắt đầu từ những năm 1930. Sự xuất hiện độc đáo của loài cây này dường như đã trực tiếp truyền cảm hứng cho một số tác phẩm sau này của ông, như là La Perruche et la Sirène (1952) và La Gerbe (1953).

 

henri-mattise-dien-hinh-cua-ca-nhan-di-nguoc-voi-so-dong-va-tao-nen-dieu-ky-dieu-9

 

Bathers-by-a-River-(1917), một trong những tác phẩm quan trọng và khó hiểu nhất trong sự nghiệp của ông

 

 

henri-mattise-dien-hinh-cua-ca-nhan-di-nguoc-voi-so-dong-va-tao-nen-dieu-ky-dieu-10

 

Blue-Nude-I, một trong bốn bức blue nudes vào năm 1952

 

Đừng để bất cứ điều gì ngăn cản và mài mòn sự sáng tạo nghệ thuật của bạn

Vào 1/1941, Mattise lúc ấy đã bước vào giai đoạn cuối của đời người và được chẩn đoán mắc ung thư tá tràng. Mặc dù phẫu thuật đã cứu sống ông nhưng những năm tháng cuối ông phải sống chung với những biến chứng trên giường bệnh và xe lăn.

Nhưng thay vì chán nản bởi bệnh tật giày vò và đánh dấu kết thúc sự nghiệp làm nghệ thuật của mình thì Matisse lại coi đây là cơ hội cho sự khởi đầu mới. Ông sắp xếp lại phòng ngủ của mình để mọi thứ ông cần để vẽ đều nằm trong tầm tay: bàn cạnh giường có ngăn kéo đựng đồ vẽ; một tủ sách xoay chứa các cuốn sách kinh điển và từ điển, và một tấm ván gỗ đặt trên đầu gối của ông, dùng làm bàn kê để ông có thể vẽ phác thảo. Đối với các bức tranh lớn hơn, Matisse sẽ gắn cọ hoặc một miếng than củi vào một cái que dài để ông có thể với tới giá vẽ ở phía cuối giường. 

 

henri-mattise-dien-hinh-cua-ca-nhan-di-nguoc-voi-so-dong-va-tao-nen-dieu-ky-dieu-11

 

henri-mattise-dien-hinh-cua-ca-nhan-di-nguoc-voi-so-dong-va-tao-nen-dieu-ky-dieu-12

 

henri-mattise-dien-hinh-cua-ca-nhan-di-nguoc-voi-so-dong-va-tao-nen-dieu-ky-dieu-13

 

Henri mattise cuối đời đều làm việc trên giường bệnh

 

Thậm chí khi bệnh tật chuyển biến xấu khiến ông phải thực sự rời bỏ đời cầm cọ thì ông lại chuyển sang kỹ thuật cắt dán giấy mà ông đã khám phá ra trong những thập niên trước. Ông có trợ lý hỗ trợ trong việc nhúng những mảnh giấy với màu theo tông mà ông yêu cầu, sau đó ông có thể tự cắt dán chúng lên trên một tờ giấy khác theo ý của mình. Điều này cho phép ông tạo ra những bức tranh có độ hoành tráng hơn bao giờ hết mặc dù hạn chế về di chuyển. Ví dụ như tác phẩm Swimming Pool có độ lớn lên đến 54 feet.

Trong thư gửi con trai ông có viết: "Cha vẫn ở đây, cha chỉ tập trung vào một điều- công việc của cha, đó là lý do mà cha chiến đấu để sống. Cha tự thấy rằng, những gì mà cha làm trên giường bệnh là điều phi thường. Hội họa đã cân bằng cảm xúc cho cha trong lúc bệnh tật. Nó vẫn khơi gợi sự sáng tạo trong cha. Hội họa đã đem đến cuộc sống thứ 2 cho cha".

Henri Mattise không chỉ là một họa sĩ có ảnh hưởng nhất thế kỷ 20 nhờ tài năng hội họa hơn người mà ông còn là điển hình của sự dũng cảm dám phá bỏ các quy tắc truyền thống, đi ngược với số đông và đặc biệt là tinh thần đam mê với nghệ thuật ngay cả khi bệnh tật, tuổi già bủa vây.

Có thể bạn quan tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *