Suốt từ đầu thế kỷ 20 cho tới nay, xu hướng thiết kế văn phòng đã không ngừng thay đổi. Từ không gian khép kín cho từng cá nhân cho đến những không gian mở hơn cho các nhóm làm việc. Nhưng có một điều xuyên suốt, là những nhà thiết kế luôn muốn tìm phương án tốt nhất để kích thích sự sáng tạo, tăng khả năng tập trung, hạn chế sự cô lập và tăng cơ hội tương tác giữa các nhân viên sao cho có thể xây dựng được những đội nhóm mạnh, có khả năng hoàn thành nhiệm vụ với hiệu suất cao.
Ngày nay, đối tượng lao động đã được đa dạng hóa rất nhiều so với trước kia, cả về giới tính, tuổi tác, trình độ lẫn văn hóa. Sự đa dạng đến phức tạp này đặt ra một thách thức lớn cho những người làm công tác quản lý: Phải làm sao tạo ra được một không gian làm việc phù hợp cho tất cả nhân viên của họ, để ai cũng có thể phát huy hết tiềm năng của mình. Thật vậy, không gian làm việc là một yếu tố rất quan trọng giúp tạo động lực cho nhân viên. Cho đến nay, cuộc tranh luận xem không gian làm việc như thế nào thì đem lại lợi ích nhất cho doanh nghiệp vẫn chưa đến hồi kết.
Nếu để ý một chút thì chúng ta có thể thấy có một mối tương quan rất gần giữa thiết kế của một văn phòng với thiết kế của một trường mầm non, nơi chúng ta trải qua những năm tháng đầu đời đầy hứng khởi và chủ động. Trước đây, văn phòng được thiết kế chủ yếu thông qua việc sử dụng những tiêu chuẩn về nội thất được đưa ra dựa trên vị trí và cấp bậc của mỗi nhân viên. Các nhà thiết kế hoàn toàn không quan tâm đến tính chất công việc, chức năng hay cách mà các nhân viên sử dụng không gian đó. Đây chính là điểm mà chúng ta nên tham khảo thiết kế của các trường mầm non: không gian và mọi thứ được sắp xếp trong không gian đó đều có kết nối trực tiếp đến các hoạt động của trẻ.
Kết nối để sáng tạo
Hãy quan sát các trường mầm non để thấy: Giáo viên và tất cả học sinh đều sinh hoạt chung trong một phòng. Bàn ghế được kê gọn gàng thành dãy ở một góc phòng và mỗi em có một chỗ ngồi riêng. Tuy nhiên, tùy từng hoạt động hoặc hứng thú của từng em mà bàn ghế có thể được đảo thứ tự hoặc sắp xếp lại thành từng nhóm nhỏ. Các hoạt động diễn ra rất linh hoạt và cởi mở. Khi chơi theo nhóm, các em lau sàn rồi tất cả cùng túm tụm quanh một “món đồ chơi oách nhất” để khám phá. Điều này cũng tương tự như ở văn phòng làm việc. Các nhân viên cần không gian để ngồi thoải mái và trao đổi ý tưởng với nhau. Trong quá trình đó thì những món “đồ chơi công nghệ” như màn hình trình chiếu đời mới hay smart board sẽ là những công cụ hỗ trợ tuyệt vời cho việc truyền tải ý tưởng và tạo động lực sáng tạo cho nhân viên.
Không gian riêng tư
Không gian giải trí – Tô điểm thêm hay thực sự cần thiết?
Nhớ lại kỉ niệm khi còn học mầm non, chắc không ai trong chúng ta quên những khi mình cùng các bạn ngồi quây quần bên nhau, cùng ăn nhẹ, cùng cười và cùng chuyện trò. Ở văn phòng làm việc, đây là nơi mà các nhân viên có dịp chuyện trò để tìm hiểu nhau và để tạm thoát khỏi danh sách việc-cần-làm dài dằng dặc đang chờ phía trước. Những nơi như thế này tạo cơ hội cho nhân viên chăm sóc cả thể chất lẫn tâm hồn của mình.