[Hà lan] Rembrandt Harmenszoon – Niềm tự hào của hội họa Hà Lan

Ngay từ khi còn trẻ Rembrandt đã đạt được thành công lớn với các bức tranh chân dung, tuy những năm sau đó ông gặp nhiều bi kịch cá nhân hay những khó khăn về tài chính, Rembrandt vẫn được coi là một trong những người Hà Lan nổi tiếng nhất thời đó và ông là thầy dạy cho gần như tất cả các họa sĩ Hà Lan hàng đầu của thế kỉ 17. Trong một lá thư gửi cho Huyghens, Rembrandt đã tiết lộ điều ông tìm kiếm trong nghệ thuật, đó là "chuyển động (hay cảm xúc) tự nhiên nhất và tuyệt vời nhất" ("die meeste ende di naetuereelste beweechgelickheijt" – từ "beweechgelickhijt" vừa có nghĩa là "cảm xúc", vừa có nghĩa là "chuyển động"). Với giới nghệ thuật và tôn giáo đương thời, ông được coi là bậc thầy trong việc miêu tả cảm xúc và các chi tiết của các bức tranh minh họa Kinh Thánh. Phong cách vẽ của ông chuyển từ những nét mềm mại, trơn nhẵn ở giai đoạn đầu sang những nét thô ráp để mô tả đạt hơn cảm xúc của mẫu vật.

 

Những kĩ năng thiên bẩm hết sức đặc biệt của ông đã được thể hiện ngay trên các bức vẽ. Margaret S. Livingstone, giáo sư bộ môn sinh học thần kinh tại Đại học Y Harvard, trong một bài báo xuất bản năm 2004 đã đưa ra giả thuyết về việc thị giác của Rembrandt bị mắc chứng không phân biệt được hình khối (stereo blindness – mù lập thể). Kết luận này được đưa ra sau quá trình phân tích 36 bức chân dung tự họa của Rembrandt. Vì không thể dùng dùng hai mắt để tạo ra thị trường chung (binocular vision) một cách bình thường, bộ não của họa sĩ đã tự động chuyển phần lớn việc quan sát cho một mắt. Sự vô hiệu hóa một mắt đã giúp họa sĩ làm phẳng các hình ảnh ông nhìn thấy và dễ dàng chuyển nó thành các hình ảnh hai chiều trên tranh. Theo Livingstone, có lẽ sự khiếm khuyết này lại là một món quà cho những họa sĩ lớn như Rembrandt: "Các giảng viên nghệ thuật thường yêu cầu sinh viên nhắm một mắt để làm phẳng những gì họ nhìn thấy. Vì vậy việc bị mù lập thể không những không phải là một khuyết tật, trái lại nó lại là một món quà cho các nghệ sĩ.". Tuy nhiên cần phải thấy rằng trong các bức tranh, Rembrandt dựng lại rất tốt hình khối của các vật thể, đặc biệt là các khuôn mặt, để cảm thụ được độ sâu của mẫu như vậy người họa sĩ rõ ràng phải có khả năng nhìn vật thể ba chiều một cách bình thường.

 

Các tác phẩm của họa sĩ người Hà Lan thường được chia làm ba mảng: tranh chân dung, tranh phong cảnh và tranh minh họa. Đặc sản của Rembrandt trong tranh chân dung có lẽ chính là viền ngoài khuôn mặt được làm mờ, từ đó chuyển trọng tâm của tranh vào đôi mắt được vẽ chi tiết, có biểu cảm. Bề sâu cảm xúc và phạm vi sáng tác của Rembrandt cũng tương xứng với trình độ thành thạo về kỹ thuật diễn đạt của ông. Bên cạnh sự phát triển về kĩ thuật hội họa, Rembrandt cũng có những bước tiến trong kĩ thuật khắc bản in và in ấn. Trong các bản khắc giai đoạn sau, đặc biệt là từ những năm 1640 trở đi, sự tự do và phóng khoáng được thể hiện rõ rệt. Dưới con mắt xanh của họa sĩ vĩ đại nhất của phong trào lãng mạn Pháp Eugène Delacroix thì “ Một ngày nào đó Rembrandt có thể được coi trọng hơn Raphael”. Lời tiên đoán đã thành sự thật. Tranh của Rembrandt được các bảo tàng lớn ở Pháp, Anh, Đức, Nga, Mỹ sưu tầm.

 

Mặc dù cuộc sống phải trải qua nhiều bi kịch và khó khăn tài chính nhưng ông vẫn mải mê sáng tác và được coi là một trong những nghệ sĩ vĩ đại nhất của xứ sở hoa tuy- líp. Theo con số thống kê không chính thức, trong suốt sự nghiệp của mình, họa sĩ người Hà Lan đã sáng tác khoảng 600 bức tranh hoàn chỉnh, 400 bản khắc và khoảng 2.000 bức vẽ. Năm 2004, trong Danh sách những người Hà Lan vĩ đại nhất trong lịch sử do đài KRO tổ chức, Rembrandt là nghệ sĩ có vị trí cao nhất trong danh sách (thứ 9).

 

Tên đầy đủ: Rembrandt Harmenszoon van Rijn

Tên gọi khác: Rembrandt hay Rembrandt van Rijn

Ngày sinh: 15 tháng 7 năm 1606

Ngày mất: 4 tháng 10 năm 1669

Tác phẩm tiêu biểu: The Stoning of Saint Stephen (1625), Jacob de Gheyn III (1632), Andromeda Chained to the Rocks (1631), Anatomy Lesson of Dr. Nicolaes Tulp (1631), Artemisia (1634), Descent from the Cross (1634), The Girl in a Picture Frame, (1641), Belshazzar’s Feast (1635) The Prodigal Son in the Tavern (c. 1635) Danaë(1636), The Night Watch (1642), Christ Healing the Sick (1643), The Mill (1645/48), Susanna and the Elders (1647, Aristotle contemplating a bust of Homer(1653, Bathsheba at Her Bath (1654), Selfportrait (1658) , The Three Crosses (1660) , Conspiracy of Claudius Civilis (1661)

 

Một số tác phẩm chính của Rembrandt Harmenszoon

 

Rembrandt-Harmenszoon-1

 

Chân dung tự họa, 1658, được coi là bức chân dung tự họa xuất sắc nhất của Rembrandt 

 

 

Rembrandt-Harmenszoon-2

 

Chân dung tự họa năm 1630, bản khắc

 

 

Rembrandt-Harmenszoon-3

 

Chân dung tự họa, 1661

 

 

Rembrandt-Harmenszoon-4

 

Chúa trong cơn bão ở Hồ Galilee, sơn dầu trên vải bạt, 1633



 

Rembrandt-Harmenszoon-4

 

Cô gái trong chiếc khung tranh, 1641

 

 

Rembrandt-Harmenszoon-5

 

Chân dung Saskia van Uylenburg, khoảng năm 1635 

 

 

Rembrandt-Harmenszoon-18

 

Tiên tri Bileam và con lừa cái, sơn dầu vẽ trên gỗ, 1626

 

 

Rembrandt-Harmenszoon-20

 

Nữ thần Flora, 1634

 

 

Rembrandt-Harmenszoon-6

 

 Chú bé cải trang

 

 

Rembrandt-Harmenszoon-7

 

Cô bé bên ô cửa sổ

 

 

Rembrandt-Harmenszoon-8

 

Cụ ông râu bạc

 

 

Rembrandt-Harmenszoon-9

 

Phiên gác đêm

 

 

Rembrandt-Harmenszoon-11

 

Một cụ bà

 

 

Và một số tác phẩm khác:

 

Rembrandt-Harmenszoon-10

 

Rembrandt-Harmenszoon-21

 

Rembrandt-Harmenszoon-25

 

Rembrandt-Harmenszoon-23

 

Rembrandt-Harmenszoon-22

 

Rembrandt-Harmenszoon-12

 

Rembrandt-Harmenszoon-13

 

Rembrandt-Harmenszoon-13

 

Bộ tem Hà Lan kỷ niệm 350 năm sinh Rembrandt phát hành năm 1956

Có thể bạn quan tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *