Graham Sutherland – Bậc thầy tranh siêu thực Anh quốc

Ngày sinh: 24 tháng 8 năm 1903 tại Streatham, Luân Đôn, Anh quốc

Ngày mất: 17 tháng 2 năm 1980 tại Kent, Anh quốc

Phong cách: Chủ nghĩa lãng mạn – trừu tượng

Giải thưởng: Order of Merit

Tác phẩm đáng chú ý: Coventry Cathedral

Thành viên War Artists Advisory Committee

 Graham-Sutherland-bac-thay-tranh-sieu-thuc-anh-quoc-1

 

Họa sĩ Graham Sutherland

 

 

Họa sĩ Graham Sutherland sinh ngày 24 tháng 8 năm 1903 tại thủ đô London – Anh, trong một gia đình tư sản danh tiếng. Ông là con trai của một luật sư, người sau này trở thành viên chức trong Land Registry Office và Board of Education. Ông theo học tại trường Homefield Preparatory, Sutton và tốt nghiệp trường Epsom, Surrey vào năm 1919. Lúc đầu, Sutherland có ý định làm kỹ sư nên đã học nghề này ở Epsom và thử việc một năm tại một công ty đường sắt song sau đó vì yêu mỹ thuật, ông đã bỏ nghề, đi học in khắc tại một trường mỹ thuật. Bằng cái nhìn khác người, ngay từ các sáng tác đầu tay, ông đã thể hiện một tài năng thiên bẩm với những nét phác họa trừu tượng về cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ hoặc đồng quê mát rượi và sau này định hình rõ rệt qua nhiều họa phẩm nổi tiếng.

 

Graham-Sutherland-bac-thay-tranh-sieu-thuc-anh-quoc-15

 

Graham-Sutherland-bac-thay-tranh-sieu-thuc-anh-quoc-3

  

Tác phẩm Bird About to Take Flight

 

 

Ông là một người sống nội tâm, rụt rè và điều đó đã ảnh hưởng đến phần lớn các sáng tác giàu trí tưởng tượng của ông. Năm 24 tuổi, ông kết hôn với người bạn học đầu tiên tại Goldsmith’s College là bà Kathleen Barry, một nhà thiết kế thời trang. Hai người sinh được một đứa con trai song chỉ vài ngày sau thì con chết. Vì đau buồn, họ đã đi du lịch nhiều nơi và sau đó không sinh được thêm trẻ nào. Ông bắt đầu sự nghiệp hội họa chính thức từ những năm 30 tuổi, từ sau sự lụi tàn của thị trường in ấn do ảnh hưởng của cuộc Đại khủng hoảng. Những tác phẩm của ông đa phần là vẽ về phong cảnh, đặc điểm này có phần nào giống với các tác phẩm của Paul Nash. Năm 1936, ông tổ chức buổi triển lãm đầu tay International Surrealist Exhibition tại Luân Đôn. Là một họa sĩ siêu thực tài năng bậc nhất của Anh và thế giới thế kỷ 20, Sutherland có những sáng tác về tranh phong cảnh, tĩnh vật và chân dung đến nay vẫn khiến giới phê bình phải đau đầu để tìm ra được lời giải đáp bởi chúng quá giàu trí tưởng tượng và hiện giờ chưa ai sánh nổi. Nhìn chung, họa sĩ G. V. Sutherland đã ổn định phong cách từ sớm và không mấy thay đổi trong suốt sự nghiệp. Đặc biệt, ông dành nhiều thời gian để vẽ xứ Wales và nhiều vùng đất của Anh, với những ngọn đồi tối, những vầng mặt trời đang chết dần, những con đường vắng lặng và sau hàng chục năm xa cách vẫn tìm về Wales như một niềm đam mê, như thể ông chưa từng đi đâu. Ông là bậc thầy về trường phái  tân lãng mạn và là người mở đầu cho trào lưu hình tượng của Anh bao gồm các họa sĩ Bacon, Freud, Auerbach, Andrews và Hockney…

 

 Graham-Sutherland-bac-thay-tranh-sieu-thuc-anh-quoc-11

  

Tác phẩm Tennants Auctioneers

 

 

Graham-Sutherland-bac-thay-tranh-sieu-thuc-anh-quoc-7

  

Tác phẩm Lot 211

 

 

Bên cạnh vẽ tranh phong cảnh trên giấy, Sutherland còn điêu khắc trên thủy tinh, các công trình kiến trúc và các bức bích họa lớn trong những năm 1930 cũng như tham gia giảng dạy ở nhiều học viện nghệ thuật tại thủ đô Luân Đôn. Năm 1934 ông lần đầu đặt chân đến Pembrokeshire và ấn tượng mạnh mẽ với cảnh quan tuyệt đẹp nơi này, sau đó rất nhiều tác phẩm của ông đã tái hiện cảnh sắc sống động ở vùng đất này

 

Graham-Sutherland-bac-thay-tranh-sieu-thuc-anh-quoc-10 

   Tác phẩm bích họa nổi tiếng The large tapestry of Christ in Coventry Cathedral

 

 

Graham-Sutherland-bac-thay-tranh-sieu-thuc-anh-quoc-4

  

Tác phẩm Christ in Glory in the Tetramorph

 

 

 Graham-Sutherland-bac-thay-tranh-sieu-thuc-anh-quoc-5

 

  Tác phẩm Crucifixion

 

 

Graham-Sutherland-bac-thay-tranh-sieu-thuc-anh-quoc-6

 

Từ năm 1949 đến giữa các năm 1950, ông chuyển sang vẽ chân dung trong đó tranh văn hào Anh Somerset Maugham năm 1949 là bức tranh đầu tiên và nổi tiếng nhất. Bức tranh nổi tiếng thứ hai là tranh Thủ tướng Anh Winston Churchill (1954) và họa phẩm đã bị chính phu nhân của vị thủ tướng tìm cách phá hủy. Năm 1960, họa sĩ được trao danh hiệu Cống hiến và năm 1972 là hội viên viện mỹ thuật và ký tự Mỹ. Vào ngày 17 tháng 2 năm 1980, ông đã qua đời tại quê nhà. Để tưởng nhớ người họa sĩ kỳ tài, nhiều trường mỹ thuật trong đó có trường mỹ thuật và thiết kế Coventry – nơi ông từng học đồ họa, đã đặt tên các sảnh, giáo đường là sảnh G.V. Sutherland. Và mới đây người ta đã dựng một vở kịch truyền thanh dựa trên bức tranh chân dung vẽ Winston Churchill của họa sĩ thiên tài này.

 

Graham-Sutherland-bac-thay-tranh-sieu-thuc-anh-quoc-12

 

 Tác phẩm chân dung Study of Sir Winston Churchill (1954)

 

  

Graham-Sutherland-bac-thay-tranh-sieu-thuc-anh-quoc-9

 

 Tác phẩm Winston Churchill

 

 

Graham-Sutherland-bac-thay-tranh-sieu-thuc-anh-quoc-13

  

Tác phẩm Portrait of Lord Beaverbrook (1951)

 

 

Graham-Sutherland-bac-thay-tranh-sieu-thuc-anh-quoc-14 

Tác phẩm Portrait of Helena Rubenstein

Có thể bạn quan tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *