Trong hội họa, các họa sĩ sử dụng phương pháp phúng dụ để truyền tải những ý tưởng phức tạp – như tình yêu, sự sống, cái chết, đức hạnh, hay công lý – thông qua những biểu tượng hay phép ẩn dụ trực quan. Mỗi phép phúng dụ tương tự một ý nghĩa bí ẩn, chờ được khai phá. Một bức họa phúng dụ có thể bao gồm những chi tiết hay nhân vật hiện thân cho những cảm xúc khác biệt ví dụ như sự hờn ghen hay tình yêu. Các biểu tượng tôn giáo thường được miêu tả trong hình dạng của con chim bồ câu, một bông hoa, hoặc các tia sáng.
Trong nghệ thuật biểu trưng, các tác phẩm phúng dụ xuất hiện nhiều vào thời kỳ Phục hưng tới giữa kế kỷ 19. Rất nhiều trong số đó vẫn chưa được cắt nghĩa; bởi không phải ai cũng có thể giải nghĩa những các chi tiết phúng dụ. Và bởi việc giải nghĩa có thể mang tính chất chủ quan, bởi mỗi cá thể lại có một cách cảm nghệ thuật khác nhau.
Năm bức họa bên dưới minh chứng rằng còn nhiều điều để khám phá hơn là những gì được nhìn thấy với mắt thường.
HỌA PHẨM PRIMAVERA CỦA TÁC GIẢ SANDRO BOTTICELLI
Được lưu giữ và trưng bày tại Bảo tàng Uffizi tại Florence, Ý, bức họa Primavera của danh họa Sandro Botticelli vẫn thu hút rất nhiều người tới chiêm ngưỡng bởi nét đẹp cổ điển, thanh lịch, có phần kỳ bí của nó. Hiện lên trong bức tranh là khung cảnh mùa xuân trong một khu rừng huyền bí với hơn 500 loài thực vật bao gồm gần 200 loài hoa khoe sắc. Những bông hoa màu cam tượng trưng cho hôn nhân, tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho rằng vẫn còn rất nhiều chi tiết khác trong bức họa là biểu tượng cho hôn nhân.
Chính giữa họa phẩm là nữ thần Venus (vị thần tượng trưng cho tình yêu và sắc đẹp). Người xuất hiện trong bộ y phục và cách trang điểm phổ biến của thế kỷ 15. Phía trên là con trai nàng – thần Cupid đang giương chiếc cung về phía ba vị thần đại diện cho niềm khoái lạc, trinh tiết, và sắc đẹp).
Phía bên trái là thần Mercury – vị thần tháng Năm của La Mã, đang gạt mây bằng cây đũa thần. Phía bên phải là thần gió miền Tây của Hy Lạp – Zephyr, người đang kéo lấy thần hoa Chloris. Trong thần thoại, nàng dã biến thành Flora, nữ thần của mùa xuân, người xuất hiện trong chiếc đầm hoa. Cũng chính bởi vậy, nhiều người cho rằng thầnPrimavera tượng trưng cho mùa xuân vĩnh cửu.
HỌA PHẨM NÀNG LEDA VÀ BẦY THIÊN NGA CỦA TÁC GIẢ JEAN-LÉON GÉRÔME
Họa sĩ người Pháp Jean-Léon Gérôme thuật lại câu chuyện thần thoại Hy lạp Nàng Leda và bầy Thiên nga trong kiệt tác trên. Trong câu chuyện này, nàng Leda bị quyến rũ bởi thần Zeus. Mặc dù câu chuyện về thần Zeus thường được mô tả theo chiều hướng bạo lực, Gérôme lại lựa chọn một khoảnh khắc thân mật giữa cặp nhân tình. Nàng Leda xuất hiện trong trạng thái lõa thể, nàng giang tay đón những đứa con thiên nga bé bỏng bơi về bờ, được dẫn đường bởi thần Cupid (vị thần của tình yêu). Cả hai nhân vật đều tượng trưng cho dục vọng và sự khoái lạc.
HỌA PHẨM NHÀ GIẢ KIM CỦA TÁC GIẢ PIETER BRUEGHEL THE YOUNGER
Trong kiệt tác Nhà giả kim, danh họa Pieter Brueghel the Younger ngầm cảnh báo người xem về sự nguy hiểm của thói tham lam và dại dột. Bức tranh khắc họa khung cảnh lao động của một nhà giả kim, đang tìm cách phù phép ra vàng. Bên cạnh hắn là người vợ, đang cố moi thêm tiền xu từ chiếc ví. Ngay gần đó là thằng hề đang nhóm lửa.
Ở một khung cảnh khác, gia đình nhà giả kim được mô tả trong cảnh đi ăn xin – hậu quả của sự ngu muội muốn nằm không mà ăn bát vàng. Bức tranh ra đời ở thế kỷ 17 – khi đó, thuật giả kim (biến kim loại từ loại này sang loại khác) đã hoàn toàn bị bác bỏ. Thông qua tác phẩm, họa sĩ muốn nhắc nhở con người tránh xa trò lừa đảo và thói tham lam.
HỌA PHẨM VENUS, CUPID VÀ SỰ ĐỐ KỴ CỦA TÁC GIẢ ANGELO BRONZINO
Venus, Cupid và sự đố kỵ là một phiên bản khác của tác phẩm trước đó của danh họa Bronzino mang tên Venus, Cupid, điều nực cười và thời gian. Cả hai tác phẩm đều khắc họa nữ thần tình yêu Venus và thần Cupid. Trong họa phẩm này, thần Venus đang lấy lòng Cupid, nàng giật lấy chiếc cung của Cupid. Sự khôi hài và bi kịch hiện lên phía dưới chân Venus.
Sự đố kỵ xuất hiện dưới dạng một nhân vật bị ám và một con quỷ phía sau thần Cupid. Zoom gần hơn có thể thấy được con rắn đang trườn ra từ miệng nhân vật này – đồng thời tượng trưng cho sự đố kỵ.
Bông hồng phía trên cùng bên phải là biểu tượng của sắc đẹp, đam mê, và tình yêu.
HỌA PHẨM BÀI HỌC CỦA ACHILLES CỦA TÁC GIẢ AUGUSTE-CLÉMENT CHRÉTIEN
Kiệt tác Tân cổ điển The Education of Achilles của danh họa Auguste-Clément Chrétien kể lại câu chuyện về thần Achilles trong thần thoại Hy Lạp. Tác phẩm khắc họa chiến binh trẻ cùng Chiron the Centaur, người thầy huyền thoại của các vị thần. Chiron đang điều chỉnh tư thế giương cung cho cậu học trò nhỏ của mình. Bức tranh thể hiện rằng bên cạnh sự nghiêm khắc, sự ân cần đôi khi cũng rất cần thiết trong giáo dục.
MAI ANH/DESIGNS.VN