Đôi nét về lịch sử nghệ thuật trang trí, khi thiết kế đi đôi với chức năng

Ngày nay, khi nói về ‘nghệ thuật’, người ta thường chỉ nhắc tới những bộ môn như mỹ thuật, hội họa hay điêu khắc. Tuy nhiên, bên cạnh những bộ môn phổ biến trên, lịch sử nghệ thuật còn xuất hiện một bộ môn vô cùng quan trọng khác, đó chính là: nghệ thuật trang trí. Đây là một loại hình nghệ thuật tập trung vào yếu tố thiết kế và công dụng của sản phẩm. 

Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về lịch sử hình thành và phát triển của nghệ thuật trang trí. Tuy vậy, trước hết, chúng ta cần phải trả lời câu hỏi: Điểm khác biệt giữa mỹ thuật và nghệ thuật trang trí là gì?

lich-su-nghe-thuat-trang-tri
 Viện Bảo tàng Calouste Gulbenkian
Phân biệt nghệ thuật trang trí với mỹ thuật

Có thể nói, cả hai bộ môn nghệ thuật, mỹ thuật và trang trí đều hướng tới một giá trị chung là mỹ học. Ngoài ra, các sản phẩm, dù của mỹ thuật hay trang trí, đều được chau chuốt kỹ lưỡng về ngoại hình. Tuy vậy, nếu như mỹ thuật thường chỉ lưu tâm tới giá trị mỹ học của sản phẩm thì nghệ thuật trang trí còn quan tâm tới một yếu tố khác đó chính là: chức năng sản phẩm.

“Sứ mệnh của nghệ thuật trang chí chính là tô điểm cho vạn vật: một vật thể, căn phòng hay một tòa nhà, vvv.”, Viện Bảo tàng Nghệ thuật Quốc gia London giải thích. Như vậy, không quá ngạc nhiên khi nói nghệ thuật trang trí bao gồm vô vàn loại hình riêng biệt. Tuy vậy, một vài loại hình nghệ thuật trang trí nổi bật nhất phải nhắc tới là: gốm sứ, đồ trang sức, vũ khí, vải dệt, đồ thủy tinh và đồ nội thất.

Ý tưởng ghép đôi hình dáng với công dụng đã xuất hiện hàng nghìn năm trước từ những giai đoạn sơ khai của nghệ thuật trang trí.

lich-su-nghe-thuat-trang-tri
Triển lãm nghệ thuật trang trí
Lịch sử hình thành và phát triển

Nghệ thuật trang trí xuất hiện từ buổi bình minh của lịch sử nhân loại khi con người có trí khôn. Tại Nhật Bản, các nghệ nhân tiền sử bắt đầu làm gốm sứ cách đây 14000 năm TCN, giai đoạn đầu thời kỳ Jōmon. Những sản phẩm đất sét đầu tiên có kích cỡ nhỏ, đáy tròn với hoa văn trang trí và hình dạng như chiếc vạc dùng để nấu thức ăn. Ngày nay, người ta cho rằng đây chính là tích bản cổ xưa nhất của gốm sứ về sau.

lich-su-nghe-thuat-trang-tri
“Jar with cord marks”, 1000 TCN

Vào thời kỳ Celtics (hay còn gọi là Xen-tơ), những kim loại như vàng hay đồng thường là chất liệu thiết kế đồ trang sức và vũ khí. Ngành nghề này có nguồn gốc từ thời tiền sử của Ai-len (3500-1100 TCN) và đạt đỉnh cao trong khoảng từ 400 năm TCN đến năm 100 CN, đánh dấu những kiệt tác như ‘Broighter Collar’, chiếc kiềng vàng, và ‘Gundestrup Cauldron’, chiếc chậu bạc Pagan.

lich-su-nghe-thuat-trang-tri
“Gundestrup Cauldron”, 200 TCN và 300 CN

Vào thời kỳ Trung cổ tại châu Âu, nghệ thuật dệt may phát triển một cách rực rỡ. Tấm thảm ‘Lady and the Unicorn’ của Pháp và tấm thảm thêu ‘Bayeux’ của người Norman là những tác phẩm tiêu biểu nhất giai đoạn đó. Ngoài ra, thời Trung cổ còn xuất hiện một số loại hình nghệ thuật trang trí khác như kỹ thuật sơn son thiếp vàng cho bản thảo, nghệ thuật nhuộm màu thủy tinh và nghệ thuật khắc khảm.

lich-su-nghe-thuat-trang-tri
“The Lady and the Unicorn”, c. 1500

Vào triều đại nhà Minh (1368-1644), nghệ thuật làm đồ gốm đã được cải tiến. Kỹ thuật nung cho phép nghệ nhân sử dụng những gam màu sáng, kết hợp trang trí với nhiều họa tiết phức tạp hơn và cho ra sản phẩm với những hình dáng đa dạng. Phát kiến vĩ đại nhất của thời kỳ này, dù vậy, lại là kỹ thuật tráng men, sử dụng thuốc nhuộm cô ban, mang tới sản phẩm độc nhất vô nhị của triều đại này: bình sứ với họa tiết xanh trắng.

lich-su-nghe-thuat-trang-tri
Bình hoa triều đại nhà Minh, ca. 1640-1650

Tại Pháp, vào thế kỷ 18, nghệ thuật trang hoàng Rococo đã chế ngự các loại hình trang trí khác. Những món đồ nội thất của giai đoạn này, từ cột đèn lộng lẫy cho tới chiếc tủ tráng men tinh xảo đều thể hiện nguồn cảm hứng chủ đạo của Rococo từ sự bất cân xứng và phong cách kịch hóa tự nhiên.

lich-su-nghe-thuat-trang-tri
Đèn treo tường, 1745–1749

Tương tự Rococo, tại Nga xuất hiện một loại hình trang trí mỹ phẩm riêm dúa mang tên ‘Fabergé eggs’ – đồ trang sức mô phỏng những quả trứng. Dựa trên sản phẩm mẫu năm 1885, ‘Fabergé eggs’ được đặc biệt chế tác dành cho hoàng tộc, những con người bị lóa mắt bởi thứ kho báu ẩn chứa trong chiếc vỏ trứng được trang trí lộng lẫy.

lich-su-nghe-thuat-trang-tri
Ảnh chụp của Andrey Mihaylov/Shutterstock

Sau thời kỳ đó, nghệ nhân châu Âu và châu Mỹ đã quay trở lại với phong cách tối giản. Hàng loạt trào lưu nghệ thuật tối giản hóa được sản sinh bao gồm trào lưu nghệ thuật thủ công (Arts and crafts), trường phái tân nghệ thuật (Art Nouveau) và trường phái nghệ thuật mang tính chiết trung (Art Deco). Xét về mặt thị giác, mỗi trường phái đều mang đặc điểm riêng biệt: Trào lưu nghệ thuật thủ công chịu ảnh hưởng từ nghệ thuật Trung cổ; Trường phái tân nghệ thuật phản ánh tự nhiên qua tác phẩm; còn trường phái nghệ thuật mang tính chiết trung thì tập trung vào hình khối hình học, được sắp xếp hợp lý. Tuy vậy, mỗi loại hình nghệ thuật tối giản hóa trên đều coi trọng một yếu tố, đó chính là sự khéo léo – đặc điểm tối quan trọng trong nghệ thuật trang trí.

lich-su-nghe-thuat-trang-tri
“Strawberry Thief,”  thiết kế năm 1883, in năm 1934
Nghệ thuật trang trí đương đại

Ngày nay, hầu hết các sản phẩm trang trí đều được sản xuất hàng loạt. Tuy nhiên, rất nhiều nghệ nhân đương đại đều mong muốn gìn giữ và phát triển nghệ thuật thủ công. Điều này đặc biệt đúng với nghệ sĩ dệt may bởi chính họ là những người đã tái sinh ngành nghề thủ công như khâu vá và thêu dệu.

Để có thể truyền tải giá trị nghệ thuật thủ công qua lăng kính thế kỷ 21, hàng loạt nghệ sĩ đã tìm cách kết hợp kỹ thuật và phong cách đương đại vào sản xuất. Một ví dụ điển hình là  Ulla Stina-Wikander, người đã phối hợp kỹ thuật thêu chéo và kỹ thuật hiện đại, cô chia sẻ: “Tôi yêu thích việc tái chế, là một người theo chủ nghĩa nam nữ bình quyền, tôi thường thiết kế những vật dụng đặc biệt dành các bà nội trợ”. Để giới thiệu và truyền bá rộng rãi loại hình nghệ thuật này, Stina-Wikander tái sinh kỹ thuật thêu chữ thập, mang tới cho nó một diện mạo khác.

lich-su-nghe-thuat-trang-tri
Đèn ngủ bảy sắc cầu vồng, Magikarpet Linear

MAI ANH/DESIGNS.VN

 

Có thể bạn quan tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *