Không thể phủ nhân là ngành dệt may đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống chúng ta. Ngày nay ngành dệt may không chỉ bó gọn trong lĩnh vực thời trang may mặc mà còn “lấn sân” sang các ngành nghề khác tiêu biểu như nội thất công trình (bọc ghế, giường, may bọc sofa…), hay nội thất ô tô (bọc ghế da)… Với ứng dụng rộng rãi như vậy, bạn đọc yêu thích công nghệ chắc hẳn sẽ tò mò về ứng dụng của tự động hóa trong lĩnh vực này.
Ngoài nguyên liệu thì khâu Cắt và May là các công đoạn quyết định chất lượng cũng như giá thành của sản phẩm. Tự động hóa giúp nâng cao năng suất cũng như chất lượng bằng cách giảm thiểu sự can thiệp của con người và ngăn ngừa các sai sót trong quá trình sản xuất.
Máy cắt vải tự động là một trong những loại máy móc thiết bị quan trọng trong ngành may mặc, có nhiều loại máy sử dụng công nghệ khác nhau như dùng tia nước, tia Plasma, laser, sóng siêu âm và dao cắt. Trong nội dung bài viết này chỉ đề cấp tới hai dạng công nghệ được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là dùng dao cắt (CNC) và dùng tia laser.
1. Dao cắt CNC
Máy cắt vải CNC thích hợp để cắt nhiều lớp vật liệu nặng, đã và đang được các nhà sản xuất sản phẩm dệt áp dụng rộng rãi nhất. Đầu cắt dao vô cùng đa dạng để phục vụ nhiều mục đích cắt và đánh dấu khác nhau. Do dao cắt chuyển động trong quá trình cắt nhiều lớp nên bề mặt của bàn cắt thường được làm bằng lông và thường là bàn phẳng tĩnh. Cấu hình cắt tĩnh này đảm bảo độ chính xác cắt cao hơn bề mặt băng tải.
2. Tia Laser
Máy cắt laser là phương pháp cắt được sử dụng phổ biến thứ hai, thường được áp dụng để cắt một lớp. Tia laser có thể tạo ra các cạnh chống sờn trên sợi nhân tạo bao gồm polyester và nylon. Có thể đạt được các hiệu ứng thông qua cường độ laser. Cắt laser một lớp cho phép cắt liên tục từ một cuộn, do đó bàn cắt băng tải được sử dụng để tăng năng suất.
Máy cắt vải tia laser Tia lazer thực hiện được những đường cắt phức tạp
3. Công nghệ hỗ trợ
Ngày nay máy cắt tự động có rất nhiều công cụ hỗ trợ, điển hình là hệ thống camera tích hợp ghi lại và nhận dạng vật liệu cần cắt. Hình ảnh chụp bề mặt vải được xử lý để tính toán tọa độ cắt. Công nghệ này cho phép máy cắt một lớp có thể thực hiện trên mẫu vải in hình sẵn hoặc thiết kế riêng . Công nghệ này còn rất đắc lực trong ngành may da thuộc vì nó có thể xác định được đường viền, chất lượng từng vùng da kết hợp với các điểm đánh dấu trực tiếp và sắp xếp một sơ đồ cắt hợp lý dựa trên từng miếng da cụ thể.
Cắt lazer trên vải in sẵn Tạo sơ đồ cắt trên tấm da thật
Trong các thiết bị cắt hiện đại, bàn cắt được trang bị hệ thống hút chân không để giữ vật liệu xuống và nâng cao độ chính xác trong quá trình cắt. Các vật liệu xốp nhiều lỗ khí như vải dệt phải được phủ bằng một lớp nhựa nylon để giúp quá trình hút chân không hiệu quả. Quạt hút thường là thành phần tiêu tốn nhiều điện năng nhất trong các hoạt động cắt.
Cùng tìm hiểu về công nghệ này qua một số video dưới đây.