Chủ nghĩa Hiện đại: Phong cách Quốc tế bất thành

kien-truc-hien-dai-chu-nghia-cong-nang

Tôi đã dạy lịch sử kiến trúc ở hai trường kiến trúc trong những năm 1980 và 1990. Trước đó, thông thường các sinh viên có một khóa học ba học kỳ đầy đủ bắt đầu với thời Cổ xưa và kết thúc ở Chủ nghĩa Hiện đại, với một cái gật đầu với kiến trúc của thế kỷ XX. Giáo án của tôi cho phần giữa là bí ẩn của Spiro Kostof History of Architecture: Settings and Rituals (tạm dịch: Lịch sử kiến trúc: Những thiết lập và nghi thức). Trong phần ba cuối cùng của khóa học, sinh viên đọc giáo trình như Towards a New Architecture (tạm dịch: Hướng tới một nền kiến trúc mới) của Le Corbusier và Reyner Banham’s Theory and Design in the First Machine Age (tạm dịch: Nguyên lí và thiết kế của Reyner Banham trong kỉ nguyên máy móc đầu tiên). Các đồng nghiệp và tôi cảm thấy rằng chúng tôi đã cung cấp cho sinh viên một bản đánh giá đa dạng và toàn diện về những phát triển chính trong lịch sử của môi trường xây dựng. 

kien-truc-hien-dai-chu-nghia-cong-nang

Ngày nay, mọi thứ có chút khác biệt. Nếu như cả 2 học kì đều dành cho Kiến trúc thế giới, sinh viên nhanh chóng đi vào phần thế kỉ XX và vẫn ở phần đó cho đến hết học phần lịch sử bắt buộc. Họ thu nạp một lượng lớn kiến thức về “Chủ nghĩa hiện đại” trong những quyển sách như Kenneth Frampton’s Modern Architecture: A Critical History (tạm dịch: Kiến trúc hiện đại của Kenneth Frampton: Một lịch sử phản biện). Họ nghĩ rằng trào lưu Hiện đại là một sự phát triển tuyệt vời và không thể tránh khỏi xuất phát từ văn hóa của sự Khai sáng và cuộc Cách mạng Công nghiệp. Sau đó, họ tiếp tục tìm hiểu về nguyên lý và đọc những bài viết của các kiến trúc sư đương thời, với một chút nền tảng cho sự hình thành ý tưởng.

Quá trình lịch sử này đã đặt ra những câu hỏi kéo dài suốt 20 năm qua, nhưng không có gì có thể thay thế được câu chuyện tuyệt vời về Chủ nghĩa Hiện đại như là sự phản chiếu một tư tưởng tiến bộ vượt thời đại. Thực tế, Chủ nghĩa Hiện đại là một thuật ngữ được áp dụng cho bất kì kiến trúc nào được công bố trên tạp chí phát hành với: mái bằng và một vài bức tường kính được đưa vào.

Điều đáng báo động với những người tri thức ở ngoài cuộc là về môi trường xây dựng của chúng ta khi có quá nhiều những người viết về kiến trúc và những kiến trúc sư trẻ tin rằng họ có đầy đủ thông tin về lịch sử kiến trúc thế kỉ XX. Phong trào Hiện đại bắt đầu sau Thế chiến thứ nhất và kết thúc sau Thế chiến thứ hai – nó là sự chiến thắng trong mục đích xua đuổi tất cả phong cách mang tính lịch sử khỏi sự chấp nhận từ những kiến trúc sư, các nhà quy hoạch nghiêm khắc. Kiến trúc từ những năm 1960 trở đi đã thay đổi trên khắp thế giới và phần lớn không nên gắn cái mác “Hiện đại” bởi bất kì một nhà lịch sử nghệ thuật nào.

kien-truc-hien-dai-chu-nghia-cong-nang

Nhà xuất bản Đại học Oxford vừa công bố một đánh giá mới gây tranh cãi về Phong trào Hiện đại mang tên Making Dystopia: The Strange Rise and Survival of Architectural Barbarism (tạm dịch: Phản địa đàng: Sự trỗi dậy kì lạ và sự tồn tại man rợ của kiến trúc) của nhà sử học người Anh James Stevens Curl. Curl đã dành cả sự nghiệp của mình để nghiên cứu kiến trúc ở Quần đảo Anh, với trọng tâm là các di tích, nghĩa trang và nền tảng tự do. Như tiêu đề của nó, cuốn sách này không phù hợp với những câu chuyện được trình bày bởi những chuyên gia sử học, những người đã ghi chép lại sự xuất hiện của kiến trúc Hiện đại ở châu Âu và châu Mĩ trong suốt thế kỉ qua. Tuy vậy, nó lại trình bày một lịch sử với sự tranh luận chặt chẽ và rõ ràng về giai đoạn trước năm 1945, điều này sẽ điều chỉnh lại sự hiểu biết của chúng ta về cái cách mà “Phong cách Quốc tế” (chỉ trào lưu Hiện đại) đã được tạo ra và thần tượng hóa.

Trước tiên, Curl nhấn mạnh sự thật rằng Nikolaus Pevsner, Henry Russell Hitchcock, Sigfried Giedion và Philip Johnson không hề thờ ơ với các học giả nhìn vào kiến trúc của thời đại, nhưng có lý do chính đáng để cải tiến một phong cách xây dựng thế giới theo tư tưởng của một thời đại máy móc, mọi người đã chứng kiến chiến tranh cơ giới phá hủy một nửa châu Âu. Bối cảnh chính trị và văn hóa đã thay đổi hoàn toàn sau Hiệp định đình chiến và các kiến trúc sư ở Pháp, Bỉ và Cộng hòa Weimar, được dự đoán cho một cuộc cách mạng trong xây dựng để phục hồi hiệu quả cho một lượng dân số tị nạn rất lớn.

kien-truc-hien-dai-chu-nghia-cong-nang

Lấy năm 1914 làm điểm khởi đầu, Making Dystopia cho thấy kinh tế và chính trị ảnh hưởng đến sự nghiệp của các kiến trúc sư hàng đầu ở Đức như thế nào, nó cho phép một số người phát triển thịnh vượng và những người khác mờ nhạt dần. Trong đó có một người tên là Erich Mendelsohn, một người Đức gốc Do Thái, bị buộc phải lưu vong sau mười năm xây dựng các công trình rất thành công ở Berlin. Các kiến trúc sư chỉ xuất hiện trong các tạp chí vô danh và lịch sử ở khu vực, vì vậy thật thú vị khi thấy công trình của họ được minh họa ở đây. Không có một cách tiếp cận chủ đạo nào để ưu tiên thiết kế cho thời kỳ Suy thoái, nhưng một cuộc tranh luận rộng rãi về một phong cách phù hợp cho thời đại mới đã diễn ra trên toàn cầu.

Curl đã thực hiện nhiều nghiên cứu từ các nguồn cơ bản để khai quật chủ đề này, nhưng ông không hề tìm kiếm những phản biện đúng đắn, các quan điểm học thuật về cuộc đời của Le Corbusier, Ludwig Mies van der Rohe hay Walter Gropius. Nghiên cứu chuyên sâu gần đây vừa khai quật được một loạt bằng chứng mới cho thấy những số liệu này phức tạp và khó tin hơn nhiều so với bất kỳ tiểu sử nào của thế kỉ XX đã được tiết lộ. Đáng nói hơn, các sử gia đã viết về những người ủng hộ hình thức của phong trào Hiện đại đã đồng lõa trong việc che giấu một số sự thực khó chịu về các kiến trúc sư châu Âu làm việc cho chế độ Phát xít, miễn là họ phù hợp với sự trỗi dậy tiên phong của nghệ thuật và kiến trúc, cái được coi là “Hiện đại”.

Trong khi câu chuyện tuyệt vời về cuộc đời của Ludwig Mies van der Rohe, kể lại cuộc sống lưu vong bất đắc dĩ của mình từ nước Đức để thoát khỏi chế độ Hitler, chúng ta biết rằng trên thực tế, Mies đã tìm kiếm sự hỗ trợ từ Đảng Xã hội quốc gia khi Bauhaus bị đóng cửa và nhận được sự giúp đỡ. Ông đã làm việc dưới thời Đức quốc xã trong nhiều năm mà không một lời phàn nàn trước khi di cư sang Hoa Kỳ vào năm 1937. Tương tự, Le Corbusier đã tìm kiếm sự bảo trợ từ chính phủ Vichy (hợp tác với phe trục chống lại lực lượng Đồng Minh) và viết văn chống Do Thái trong các tạp chí thời kì này. Walter Gropius là một kẻ cơ hội khôn ngoan và vô đạo đức, đã thay đổi lòng trung thành của mình nhiều lần trước khi đến Mĩ để dạy tại Harvard.

kien-truc-hien-dai-chu-nghia-cong-nang

Đáng sợ hơn những tiết lộ về các kiến trúc sư hàng đầu của Phong trào hiện đại là lịch sử của Curl về chiến dịch quảng bá đã được tung ra ở châu Âu và Hoa Kỳ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất để tạo ra một sự việc không thể tránh khỏi cho sự xuất hiện của một kiểu kiến trúc mới với các đặc điểm mái bằng, tường vữa trắng, cửa sổ băng và cột chống (pilotis) thay cho cột (columns).

Mặc dù vào đầu những năm 1930, có một ít kiến trúc hiện đại ở hai bờ Đại Tây Dương phù hợp với định nghĩa được đề xuất bởi Alfred Barr, Philip Johnson và Henry Russell Hitchcock trong danh mục nổi tiếng của họ cho triển lãm Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại đầu tiên về kiến trúc, điều đó đã không ngăn họ đưa ra những tuyên bố ngông cuồng ngược lại. Khán giả của họ không có thông tin về việc tái xây dựng sau chiến tranh tốn bao nhiêu trong các thành ngữ phi truyền thống, vì vậy họ có thể dễ dàng bị thuyết phục về sự lan truyền của cái gọi là “Quốc tế” vào năm 1932. Bởi vì đã đi du lịch nhiều nơi ở Đức trong thập kỉ trước, Johnson có khả năng có đủ các bức ảnh của công trình Weissenhofsiedlung ở Stuttgart và các tòa nhà khác để đề nghị sự chấp nhận rộng rãi phong cách ở châu Âu hơn trên thực tế.

kien-truc-hien-dai-chu-nghia-cong-nang

Curl cho rằng Johnson và Barr đã bỏ qua các mối liên hệ giữa các nghệ sĩ Bauhaus và Đệ Tam đế chế (tức Đức quốc xã) để tiếp tục tuyên bố của họ về sự vượt trội của nghệ thuật hiện đại. Ông chắc chắn đúng khi tuyên bố rằng nếu không có ảnh hưởng của Johnson, chủ nghĩa Hiện đại châu Âu sẽ mất nhiều thời gian hơn để có được chỗ đứng ở Mỹ, đặc biệt là khi Frank Lloyd Wright bị ông ta ngăn lại sau khi bị loại khỏi triển lãm năm 1932 (Wright sau đó được đưa vào một phòng riêng). Một cuộc khảo sát khách quan về các tòa nhà tiên tiến và thú vị nhất trong những năm 1920 và 1930 chắc chắn sẽ có các tòa nhà chọc trời America Art Deco, các nhà máy khổng lồ của Detroit, và Khách sạn Imperial của Wright ở Tokyo. Không có gì kể trên thu hút sự chú ý của Johnson, một nhà phê bình châu Âu của chính quyền Roosevelt với quan điểm chính trị thân Đức rõ rệt. Trong nhiều khía cạnh, ông không đánh giá cao về kiến trúc Mỹ hiện đại trong nhiều thập kỷ bằng cách quảng bá các anh hùng người Đức vào những năm 1930.

Curl đặc biệt khinh bỉ những giải thích sai về kiến trúc Nghệ thuật và Thủ công Anh xuất hiện trong cuốn sách có sức ảnh hưởng của Pevsner, Pioneers of the Modern Movement – 1936(tạm dịch: Những nhà tiên phong của trào lưu Hiện đại), sau đó được phát hành lại với tựa Pioneers of Modern Design (tạm dịch: Những nhà tiên phong của thiết kế Hiện đại). Một sử gia người Đức giờ đang tô điểm những công trình của mình tại Anh là người quảng bá hết mình cho Walter Gropius, người mà ông xác định là người đi đầu cho một phong trào mới ở châu Âu nhờ công việc dạy học của mình ở Bauhaus, Dessau. Kết nối với Bauhaus, thông qua Werkbund (Hội công trình Đức), với những người say mê Ruskin và Morris, là một sự biến dạng phi lý của hiện thực, nhưng là điều mà Pevsner đã hoàn thành với sự tự tin. C.F.A. Voysey đã phát điên với Nikolaus Pevsner vì đã liên hệ ông với một phong cách mà ông không thích. M.H. Baillie Scott và C.R. Mackintosh thì không muốn làm gì với chủ nghĩa hiện đại Đức.

Thách thức này với các câu chuyện thịnh hành không phải là chuyện nhỏ, cũng không phải là bản ghi được trình bày ở Making Dystopia, với các tham khảo lớn và những ghi chú cẩn thận. Một khi lời nói dối được nói ra, sự sinh sôi nảy nở của nó trở thành vấn đề khi trích dẫn. Một sự tham khảo về công việc của một trong tứ trụ của lược sử Chủ nghĩa Hiện đại. Chúng ta không thể biết được sự thật trừ khi có ai đó làm sáng tỏ mạng lưới của sự giả dối đã xuất hiện từ nhiều thập kỉ trước. Cuốn sách của Curl đã làm điều này, và hơn thế nữa, để lập ra bản ghi về cách chủ nghĩa hiện đại thống trị kiến trúc thế giới vào giữa thế kỷ XX. Năm chương đầu tiên của ông rất dày đặc và toàn diện, dù vậy ông không duy trì mức độ điều tra đó trong phần kết luận của cuốn sách, liên quan đến kiến trúc từ năm 1945.

kien-truc-hien-dai-chu-nghia-cong-nang

Thật không may, các nhà phát hành kiến trúc đã cố gắng làm mất uy tín của những nỗ lực của Curl với các đánh giá công kích trong một số ấn phẩm. Các nhà phê bình (chẳng hạn như Stephen Bayley trong The Spectator) đã quan tâm về màu sắc của Curl, đôi khi cường điệu về xu hướng đương đại trong thiết kế như Parametricism và Blobitecture, phớt lờ những ưu điểm học thuật của Curl và thất bại trong việc bác bỏ những khẳng định của ông. Các nhà văn chính thống đã liệt Curl như một người ném đá cáu kỉnh, bảo thủ, trong khi thực tế ông đã dành cả cuộc đời của mình như một nhà nghiên cứu cần mẫn. Chấp nhận rằng ông ấy có thể được bỏ qua cho một vài sự lỏng lẻo trong bản tóm tắt lịch sử gần đây, chẳng hạn như sự trỗi dậy và suy tàn nhanh chóng của Chủ nghĩa Hậu hiện đại, sự quảng bá của Philip Johnson cho Chủ nghĩa Cổ điển và Chủ nghĩa giải phóng Kết cấu và sự ảnh hưởng của CIAM vào sự phát triển của Anh quốc trong những năm 1960.

Giống như rất nhiều thứ đã bị câm lặng trong nền giáo dục đương đại, lịch sử kiến trúc đã không được đối xử tốt dưới con mắt cảnh giác của NCARB và ACSA. Đó không phải là lý do cho sự phổ biến của các “lịch sử sai lầm” bảo vệ cho các vị trí không thể kiểm soát và cho các ý tưởng sai lầm bởi vì có nhiều nhà sử học tốt nhận thức rõ về các khiếm khuyết trong các văn bản tiêu chuẩn. Cũng giống như việc chúng ta cần hiểu về vụ phá sản và hôn nhân tan vỡ của Frank Lloyd Wright, hoặc việc lạm dụng tình dục nhân viên từ lâu của Richard Meier, sự nhận định hoàn toàn về lịch sử phức tạp của Chủ nghĩa hiện đại đòi hỏi một cái nhìn thấu đáo, một cuộc kiểm tra đối chiếu, một vài điều không thể tìm thấy trong Lịch sử phê phán của Frampton hoặc văn bản được đánh giá cao của William Curtis về kiến trúc thế kỷ XX.

Nếu chúng ta bỏ qua những cuốn sách như Curl xông, các thành phố và phong cảnh của chúng ta sẽ tiếp tục có được những thiết kế trừu tượng ngớ ngẩn mà chúng ta đã sống trong nhiều thập kỷ và nghề nghiệp của chúng ta sẽ không được trau dồi để đối mặt với những thách thức của thế kỷ đầy rắc rối này. Đặt mái bằng trên một tòa nhà ở Bangladesh hoặc miền trung châu Phi để nhận được danh tiếng từ các nhà phê bình ở New York hoặc London cũng ngớ ngẩn như mặc váy cỏ để đi xem cá voi ở Nome, nhưng nhiều kiến trúc sư trẻ sẽ làm điều đó với cái mác Modernism, ít nhất là cho đến khi họ hiểu thuật ngữ đó thực sự có nghĩa là gì.

kien-truc-hien-dai-chu-nghia-cong-nang

Mark Alan Hewitt là một kiến trúc sư, tác giả, nhà bảo tồn và nhà sử học hành nghề ở khu vực New York. Ông hiện đang viết một cuốn sách về khoa học thần kinh và thiết kế kiến trúc.

Có thể bạn quan tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *