Chiêm ngưỡng công viên nổi đáng kinh ngạc ở Đan Mạch


 

Thủ đô của Đan Mạch thường xuyên đứng thứ hạng cao trong danh sách các thành phố hạnh phúc và lành mạnh nhất thế giới. Và trong khi có nhiều lý do cho điều này, chẳng hạn như mức sống cao và sự cân bằng tuyệt vời giữa công việc và cuộc sống, công bằng mà nói, quy hoạch và thiết kế đô thị bền vững cũng đóng một vai trò quan trọng trong đó; cho dù mạng lưới rộng lớn của thành phố với các tuyến đường xe đạp, các tuyến đường thủy đô thị đủ sạch để tắm hay thực tế là 83% dân số sống trong phạm vi 300m của một không gian xanh.

 

Các công viên nằm trong thành phố trên toàn thế giới thường là nơi tuyệt vời để người dân hòa mình vào không gian xanh, trong khi vẫn tận hưởng được cuộc sống đô thị. Tuy nhiên, ở Copenhagen, các kiến trúc sư và nhà thiết kế đang tìm cách tận dụng không gian còn trống của thành phố theo một cách khác.

 

 

Và sẽ sớm có một cách mới để người dân địa phương gắn kết với thành phố của họ nhờ vào dự án Quần đảo Copenhagen. Được thiết kế bởi kiến trúc sư người Úc Marshall Blecher và studio thiết kế Đan Mạch, Studio Fokstrot, là một dự án phi lợi nhuận, quần đảo về cơ bản là một mạng lưới các công viên nổi nhỏ được làm từ các vật liệu tái chế và có nguồn gốc bền vững sẽ được đưa vào các bến cảng của thành phố.

 

Quần đảo Copenhagen ( Đan Mạch) là một công viên thành phố được tạo thành từ những hòn đảo nổi, có thể di chuyển được. Một lý do khác dẫn đến việc thiết kế những hòn đảo này là tạo ra các khu vực giải trí cho người dân tận hưởng, có thể thích ứng với mực nước biển dâng, một trong những thách thức mà Đan Mạch phải đối mặt trong những năm tới. Rõ ràng là, công trình thiết kế sáng tạo này đã dường như thay đổi phương thức vui chơi, giải trí của mọi người tại các công viên.

 

 

Sử dụng kỹ thuật đóng thuyền gỗ truyền thống, các hòn đảo sẽ được xây dựng bằng tay trong các bãi đóng thuyền của thành phố và trồng các loại cây và cỏ đặc hữu. Và để phù hợp với đặc tính bền vững, các hòn đảo sẽ được di chuyển theo mùa giữa "các khu vực chưa được sử dụng và phát triển mới của bến cảng" để không lấn át một số khu vực nhất định và mang sự sống sang các điểm khác khi cần thiết.

 

Những hòn đảo đầu tiên, được đặt tên là CPH-Ø1, trông hơi giống một bến tàu nổi, rộng 215 foot vuông với một cây bồ đề được trồng ở giữa. CPH-Ø1 đã được ra mắt vào năm 2018 và thành công rực rỡ, mang đến một không gian độc đáo cho công chúng tận hưởng không gian ngoài trời. Hai hòn đảo nữa được lên kế hoạch ra mắt vào mùa xuân năm 2021.

 

 

 

 Các hòn đảo sẽ cho phép tàu thuyền vào bờ.

 

 

"Bằng cách đặt hòn đảo trên mặt nước, nó luôn gây ra sự ngạc nhiên ngay lập tức cho những người đi ngang qua. Đây là trải nghiệm đầu tiên của một loại hình không gian công cộng hoàn toàn mới đến với Copenhagen. Một loại không gian công cộng có thể di chuyển, nổi, và miễn phí cho việc khám phá và chinh phục" – được viết trên trang web của Quần đảo Copenhagen.

 

 

Những hòn đảo được quy hoạch này không chỉ là một cách để tận dụng những phần chưa sử dụng của bến cảng Copenhagen, chúng còn có khả năng thích ứng cao dựa trên nhu cầu của người dân. Các hòn đảo có thể nằm rải rác trong các khu vực được chỉ định trong mùa hè cho những người có mục đích chèo thuyền kayak và bơi lội.

 

 

Trong mùa đông và cho các sự kiện hoặc lễ hội đặc biệt, các hòn đảo có thể được tập hợp lại thành một siêu lục địa, ghép vào tạo nên một thế giới thu nhỏ, vì vậy nó dễ dàng tiếp cận hơn từ phía bến cảng.

 

Trang web của Quần đảo Copenhagen cho biết: “Các hòn đảo sẽ được di chuyển đến các vị trí thích hợp xung quanh cảng trong, nhưng cũng sẽ được đặt tại những góc thường bị lãng quên và không được sử dụng nhiều hơn của bến cảng, thúc đẩy cuộc sống và hoạt động xung quanh,”

 

 

Theo Blecher, những không gian xanh này được thiết kế cẩn thận để chào đón động vật hoang dã mới. Phần ngập nước của các hòn đảo sẽ trở thành môi trường sống cho rong biển và các sinh vật biển nhỏ neo đậu, điều này sẽ thu hút các loài động vật khác tụ tập gần mỗi đảo. Khu đất bất ngờ ở giữa bến cảng cũng sẽ hoạt động như một khu vực nghỉ ngơi của các loài chim địa phương.

 

 

Và theo truyền thống của Đan Mạch, với việc danh sách các địa điểm công cộng xanh và bền vững ngày càng tăng, chẳng hạn như lối đi bộ xoắn ốc trên đỉnh cây ở Gisselfeld Klosters Skove, CPH-Ø1 và các hòn đảo được quy hoạch khác, đều được xây dựng bằng vật liệu bền vững.

 

Khi nói về một dự án đảo nhân tạo riêng biệt, quy hoạch đảo Copenhagen là một trong những khu kinh doanh lớn nhất, xanh nhất và sáng tạo nhất ở Bắc Âu. Trong nỗ lực mang lại nhiều năng lượng sạch hơn cho thành phố Copenhagen, chính phủ Đan Mạch đã công bố kế hoạch xây dựng 9 hòn đảo nhân tạo mới như một phần của dự án cải tạo đất lớn nhất và tham vọng nhất ở Scandinavia. Được bắt đầu xây dựng vào năm 2022, dự án được đặt tên là Holmene (Đảo nhỏ), sẽ bao gồm 3 triệu mét vuông đất và nằm cách Copenhagen chỉ 10 km về phía Nam. Bên cạnh đó, không phải tất cả các công viên sẽ giống như CPH-Ø1, mỗi hòn đảo có kế hoạch để tạo không gian cho các hoạt động khác nhau, chẳng hạn như bơi lội, vườn nổi, phòng tắm hơi nổi, quán cà phê và thậm chí cả trang trại nuôi vẹm. Thêm vào đó, những hòn đảo này cũng có thể được khai trương ở các thành phố cảng khác, vì chúng được tạo ra để linh hoạt với môi trường địa phương, theo trang web của dự án.

 

Không ngạc nhiên khi Quần đảo Copenhagen hoàn toàn xứng đáng khi được trao giải thưởng thiết kế quốc tế Đài Bắc cho không gian công cộng và giải thưởng thiết kế xã hội, Nó đã lọt vào vòng chung kết của giải thiết kế Beazley tại Bảo tàng Thiết kế London và vừa được công bố là lọt vào chung kết trong Giải Thiết kế Đan Mạch.

Có thể bạn quan tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *