Các kiến trúc sư nên có những kĩ năng gì?

Có một cảm giác chắc chắn hiếm gặp rằng tất cả các kiến trúc sư chia sẻ khi họ rời khỏi trường rằng: họ không biết cái mà họ biết. Thiết kế ư? Không hẳn. Các chi tiết kĩ thuật? Bạn sẽ cần một chuyên gia cho việc này. Bạn có thể xây dựng nó từ những va chạm không? Tôi vẫn cần một vài kiểm chứng. Vậy thì, bạn thực sự biết điều gì?

 

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ 6 kĩ năng mà bạn đã học với nghề kiến trúc mà bạn có thể thậm chí còn không biết.

 

kien-truc-su-thiet-ke

 

Khả năng trừu tượng

 

Khi mới bắt đầu một dự án, bạn thậm chí cần có khả năng tưởng tưởng không gian hoàn toàn trừu tượng để có được một ý tưởng rõ ràng về các thành phần ba chiều cần thiết để lấp đầy một không gian trống hoặc một quá trình tu sửa. Bạn có thể thấy cách suy nghĩ này trong bất kỳ thiết kế kiến trúc nào đều chứa một lượng thông tin đáng kể. Đó là một thách thức đối với nhiều người khi nắm bắt suy nghĩ trừu tượng, nhưng đối với các kiến trúc sư, để tạo ra một ý tưởng trừu tượng về không gian vật lý, hãy đặt nó trên giấy và giải thích tất cả trong một ngày làm việc.

 

Hiểu được chất lượng đa chiều của cuộc sống mà một không gian có thể mang lại.

 

Có một sự khác biệt giữa nơi tổ tiên của chúng ta ở và nhà ở ngày nay. Không gian sống sẽ không làm thỏa mãn  tất cả các nhu cầu của chúng ta và với tư cách là kiến trúc sư, chúng ta hiểu chất lượng cuộc sống dưới một sự phân tích đa chiều. Tất cả mọi thứ từ ánh sáng, vị trí, tỷ lệ, thành phần, màu sắc, vật liệu, thông gió, cách ly, kết cấu và bề mặt đều được xem xét. Tương tự đối với quy hoạch đô thị: một quảng trường sẽ không phục vụ chỉ như là một quảng trường, nhưng vì có một số biến số vô hình được xem xét bởi tất cả các bên liên quan để đảm bảo thành công của nó.

 

Có sự phối hợp đa ngành

 

Ý tưởng của các kiến trúc sư toàn năng đã gây cho chúng ta rất nhiều tác hại đến sự chuyên nghiệp. Điều đó thiên về sự tự tin hơn là khả năng: khả năng tích hợp các quy tắc và giai đoạn khác nhau, để hiểu rằng một thiết kế tốt không dừng lại ở việc: bán ý tưởng, lên kế hoạch xây dựng, hiểu thiết kế của bạn và kết hợp với các chuyên gia. Chắc chắn rằng đây là một cách để nâng cao lòng tự trọng của các kiến trúc sư trong quá khứ, nhưng hiện nay chúng ta đều biết rằng nói chuyện kiểu này chẳng đưa bạn đến đâu cả.

 

Những kĩ năng mềm

 

Xã hội sẽ không cho bạn chiếc vé thông hành chỉ vì bạn là một kiến trúc sư. Kiến trúc cũng cần kĩ năng đàm phán và sự tích hợp nhiều như tính sáng tạo. Bạn cần phải trò chuyện với khách hàng, nhà xây dựng và các chuyên gia. Mỗi một người trong số họ đều mang những giá trị quan trọng riêng và đây cũng là lí do mà các kiến trúc sư cần các kĩ năng mềm để trình bày dự án, tích hợp ý tưởng và chấp nhận sửa đổi.

 

Tư duy thiết kế

 

Nếu bạn đã nói chuyện với ai đó từ thế giới kinh doanh gần đây, hẳn bạn đã nghe họ đề cập đến tư duy thiết kế mà không hề biết rằng bạn là một kiến trúc sư. Nó là một khái niệm đến trực tiếp từ công việc của chúng ta. “Có thể nó là cách suy nghĩ và sự kết hợp, cái mà chúng ta gọi “một dự án”, bao gồm một lượng thông tin khổng lồ mà bắt đầu với một tờ giấy trắng. Đây là cái làm cho chúng ta trở thành đối tượng quan sát từ các lĩnh vực khác”, theo lời kiến trúc sư Tây Ban Nha Juan Herreros trong lần tham quan Chile vào năm 2016 trong buổi nói chuyện của ông về “Design Thinking”, một phương pháp có thể được tìm thấy ở khắp mọi mặt của sự đổi mới.

 

Thiết kế

 

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, là thiết kế. Bạn không cần phải là Leonardo DaVinci để đưa ra một thiết kế hoàn hảo, nhưng điều cơ bản là một kiến trúc sư có thể thể hiện các khái niệm (concept) của họ thông qua bố cục, bằng tay hoặc bằng máy tính, tuy nhiên, việc biết cách vẽ mang lại vô số lợi ích, đặc biệt là khi kết hợp với tư duy kĩ thuật. Đây là hai thứ cơ bản trong suốt quá trình thiết kế, từ bản thiết kế đến việc đặt những nền tảng đầu tiên. Ngoài ra, đây luôn là một điểm cộng cho các khách hàng khi nhìn thấy bản vẽ tay. Nó làm cho ý tưởng của bạn trông có vẻ như còn xuất sắc hơn.

Có thể bạn quan tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *