Ashui Pavillion / Thiết kế: MIA Design studio

Do khu vực phố đi bộ hết sức đông đúc nên công trình này đòi hỏi cần được tháo lắp một cách dễ dàng để tránh làm ảnh hưởng đến người dân, cũng như cảnh quan xung quanh.

 

 

Hà Nội – một đô thị phát triển với tốc độ chóng mặt, dường như đang bỏ lại phía sau những giá trị văn hóa kết nối với người dân nơi đây. Bởi lẽ đó, hồ Hoàn Kiếm – một điểm thu hút khách độc đáo và là nơi tạo nên vẻ đẹp của Hà Nội rất cần được gìn giữ và phát triển. Căn cứ vào hai yếu tố đó, các nhà thiết kế đã tiếp cận dự án kiến trúc này với một thái độ thận trọng để tránh làm ảnh hưởng đến các giá trị văn hóa hiện hữu – một nhân tố quan trọng trong việc lấp đầy khoảng cách giữa con người đô thị và nét đẹp văn hóa. Do đó, mục tiêu hàng đầu của thiết kế kiến trúc này là nhằm nhấn mạnh và làm rõ sợi dây kết nối giữa hoạt động thường ngày của người dân đô thị và kiến trúc.

 

 

 

 

 

Để tăng thêm cảm giác gần gũi và quen thuộc cho người thưởng thức, các nhà thiết kế đã lấy các đặc điểm thời tiết, khí hậu của những ngày đầu xuân năm mới tại Hà Nội làm cảm hứng cho tác phẩm của mình, kết hợp thêm vào đó là những chi tiết hiện đại, độc đáo của cảnh quan đô thị. Không gian của triển lãm là sự kết hợp giữa thiên nhiên và cảnh vật di tích của Hà Nội vào những ngày đầu xuân, từ đó có thể kết nối với người nhìn một cách sâu sắc hơn, ý nghĩa hơn. Chỉ bằng những dụng cụ và đồ vật giản đơn như những sợi nilon được tết vào với nhau, các nhà thiết kế từ MIA đã có thể khắc họa chân thực khung cảnh của tiết trời mưa phùn trải đầy trên mặt hồ Gươm vào mùa xuân.

 

 

 

 

Nhìn từ xa, công trình kiến trúc này tựa như một chiếc hộp vô hình chộp lấy những hạt mưa, hòa lẫn vào cảnh quan phố xá mà không gây chút khó dễ nào cho người đi bộ. Bên trong chiếc “hộp” ấy là những con đường, lối đi quanh co mà bao quanh là những “giọt mưa” nhân tạo, âu cũng nhằm khiến cho người đi qua chậm lại để thưởng thức và trải nghiệm cảm giác bao phủ bởi mưa một cách chậm rãi, từ tốn. Kết hợp với những tấm mica trong suốt được đặt dọc đường đi, không gian bên trong như tạo cảm giác bay bổng, lâng lâng. Hơn nữa, đây không chỉ là trải nghiệm về cảm giác, thiết kế kiến trúc này còn mang đến cho người cảm nhận trải nghiệm về xúc giác khi đưa vào bên trong những dải dây được thả xung quanh, qua làn gió sẽ đung đưa và chạm vào da thịt người đi qua, khiến cho khung cảnh trở nên hoàn mỹ và chân thực hơn.

 

 

 

 

Khối kiến trúc này được kết thúc bằng một tầm nhìn thẳng ra phía Tháp Rùa – biểu tượng văn hóa ngàn năm của Hà Nội đặt ở giữa hồ Gươm. Đây như một lời tri ân tới những giá trị văn hóa lịch sử gắn liền với thành phố từ những nhà thiết kế, đồng thời cũng gửi đến chúng ta một lời nhắn nhủ, đó là hãy bảo vệ và gìn giữ cảnh sắc văn hóa đặc trưng của Hà Nội.

 

Có thể bạn quan tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *